Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2020 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1956/QĐ-TTg
Ngày ban hành 30/11/2020
Ngày có hiệu lực 30/11/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Vũ Đức Đam
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1956/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT ĐỀN THỜ NGUYỄN BỈNH KHIÊM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 203/TTr-BVHTTDL ngày 30 tháng 10 năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, với các nội dung cụ thể sau đây:

1. Phạm vi, quy mô và ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch

a) Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch: Toàn bộ diện tích thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, khoảng 125 ha.

b) Quy mô và ranh giới quy hoạch: Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm (theo Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ) làm một cụm bao gồm các điểm di tích sau đây:

- Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, có diện tích 9,15 ha (trong đó Khu vực bảo vệ I là 0,317 ha và Khu vực bảo vệ II là 8,833 ha) và Khu vực phát huy giá trị di tích có diện tích đề xuất bổ sung vào Khu vực bảo vệ II sau khi khảo sát, nghiên cứu, lập quy hoạch chính thức (gồm: đất bãi bồi ven sông và phần đất phía trước cánh đồng Mả Dứa), nhằm hoàn thiện khu vực hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan và khu trung tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội.

Ranh giới được xác định như sau: Phía Bắc giáp đường đê sông Thái Bình và xứ đồng Gốc Cọ; phía Nam giáp khu dân cư thôn Trung Am; phía Đông giáp đường trục Thôn 6, xã Lý Học và phía Tây giáp sông Lý Am.

- Quán Trung Tân, có diện tích 0,36 ha (trong đó Khu vực bảo vệ I là 0,017 ha và Khu vực bảo vệ II là 0,074 ha) và diện tích đề xuất bổ sung vào Khu vực bảo vệ II làm khu vực phát huy giá trị di tích là 0,269 ha.

Ranh giới xác định như sau: Phía Bắc giáp sông Thái Bình; phía Nam và phía Đông giáp đường đê sông Thái Bình; phía Tây giáp khu đông ngoài đê sông Thái Bình.

- Tháp bút Kình Thiên, có diện tích 0,449 ha (trong đó Khu vực bảo vệ I là 0,038 ha và Khu vực bảo vệ II là 0,046 ha) và diện tích đề xuất bổ sung vào Khu vực bảo vệ II làm khu vực phát huy giá trị di tích là 0,365 ha.

Ranh giới xác định như sau: Phía Bắc giáp trường Trung học cơ sở Lý Học; phía Nam và phía Đông giáp khu cánh đồng thuốc lào Vĩnh Bảo; phía Tây giáp đường vào thôn Trung Am và Nghĩa trang liệt sỹ xã Lý Học.

2. Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch

a) Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm: Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quán Trung Tân và Tháp bút Kình Thiên; các không gian lịch sử, các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với di tích.

b) Không gian cảnh quan, môi trường xung quanh cụm di tích và khu vực phát huy giá trị di tích. Mối liên hệ với các di tích, công trình, địa điểm du lịch và di sản văn hóa trong khu vực để kết nối, phát triển du lịch.

c) Các yếu tố về kinh tế - xã hội, dân cư, đô thị; các thể chế chính sách liên quan; hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, tình hình sử dụng đất của cụm di tích.

d) Công tác quản lý, bảo tồn và đầu tư xây dựng tại cụm di tích.

3. Mục tiêu lập quy hoạch

a) Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm và giá trị các di sản văn hóa phi vật thể gắn với cụm di tích, góp phần giáo dục truyền thống hiếu học và hình thành điểm du lịch lịch sử - văn hóa của thành phố Hải Phòng.

b) Định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật của cụm di tích, bảo đảm kết nối hài hòa, đồng bộ với cảnh quan, môi trường xung quanh và các điểm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố.

[...]