ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
|
Số:
1930/QĐ-UBND
|
Điện
Biên Phủ, ngày 11 tháng 12 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG KIẾN TRÚC - QUY HOẠCH TỈNH ĐIỆN
BIÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về quản lý kiến
trúc đô thị;
Căn cứ Thông tư số 08/2008/TT-BXD ngày 10/4/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn tổ
chức và hoạt động của Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch cấp tỉnh, thành phố;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 604/SXD-TTr ngày 13/8/2008,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Thành lập Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch tỉnh Điện Biên gồm
các thành viên sau:
1. Chủ tịch Hội đồng: Ông Hoàng Văn
Minh - Kỹ sư xây dựng - Giám đốc Sở Xây dựng.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng: Ông Nguyễn
Sỹ Cương - Kiến trúc sư - Phó Giám đốc Sở Xây dựng.
3. Các thành viên chính thức:
- Ông Vũ Ngọc Vương - Kỹ sư xây dựng
- Phó Giám đốc Sở Xây dựng
- Ông Nguyễn Đăng Quang - Đại học
văn hóa - Phó Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch.
- Ông Nguyễn Ngọc Thanh - Kỹ sư đô
thị - Trưởng phòng Quy hoạch Sở Xây dựng.
- Ông Phạm Mai Luân - Kiến trúc sư
- Phó trưởng phòng thẩm định Sở Xây dựng.
- Ông Phạm Thanh Lâm - Đại học quản
lý đất đai - Phó trưởng phòng Quy hoạch kế hoạch Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Ông Đỗ Văn Chung - Kỹ sư cầu đường
bộ - Trưởng phòng Kế hoạch Sở Giao thông vận tải.
- Ông Nguyễn Văn Định - Kỹ sư thủy
lợi - Chi cục phó Chi cục Thủy lợi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bà Trần Thị Hà - Kỹ sư xây dựng -
Phó trưởng phòng Đầu tư Sở Tài chính.
- Ông Nguyễn Văn Năm - Đại học
thương mại - Trưởng phòng nghiệp vụ Du lịch Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Ông Nguyễn Văn Hùng - Kỹ sư khí
tượng - Quyền giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh.
- Ông Đặng Quốc Việt - Kiến trúc sư
- Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng tỉnh Điện Biên.
- Ông Lê Quý Trường - Kỹ sư cầu đường
bộ - Phó Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông tỉnh Điện Biên.
- Ông Vũ Xuân Dinh - Kỹ sư thủy lợi
- Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi tỉnh Điện Biên.
- Ông Đặng Văn Giới - Kỹ sư điện -
Trưởng phòng quản lý điện Sở Công Thương.
4. Thư ký Hội đồng:
- Ông Vũ Văn Hùng - Chuyên viên
phòng Quy hoạch Sở Xây dựng.
- Ông Chu Đình Hà - Chuyên viên
phòng Quy hoạch Sở Xây dựng.
Tùy theo tính chất của từng đồ án
quy hoạch, công trình Chủ tịch Hội đồng quyết định mời các thành viên không
chính thức tham gia Hội đồng. Các thành viên không chính thức của Hội đồng là
các chuyên gia, phản biện có năng lực, kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực kiến
trúc, quy hoạch ở trong hoặc ngoài tỉnh; là 2 đến 3 đại diện có chuyên môn hoặc
là lãnh đạo của địa phương nơi có dự án công trình và nội dung liên quan. Các
thành viên không chính thức có quyền và trách nhiệm như thành viên chính thức tại
phiên họp được mời.
Điều 2.
Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch tỉnh Điện Biên hoạt động
theo quy chế hoạt động ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao
thông vận tải, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Công Thương; Thủ trưởng các cơ quan liên quan và các cá nhân
có tên ở Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh, TT UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu VT, CN.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Đinh Tiến Dũng
|
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI ĐỒNG KIẾN TRÚC - QUY HOẠCH TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Quyết định số 1930/QĐ-UBND ngày 11/12/2008 của UBND tỉnh)
Chương 1.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 1.
Tên gọi, trụ sở làm việc của Hội đồng.
1. Tên gọi của Hội đồng: Hội đồng
Kiến trúc - Quy hoạch tỉnh Điện Biên (sau đây gọi tắt là Hội đồng).
2. Trụ sở làm việc của Hội đồng tại
trụ sở Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên, số 898 đường 7-5, tổ dân phố 9, phường Mường
Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Điều 2.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.
1. Chức năng: Hội đồng Kiến trúc -
Quy hoạch tỉnh Điện Biên là tổ chức tư vấn, phản biện chuyên ngành cho UBND tỉnh
trước khi đưa ra quyết định cuối cùng đối với các vấn đề quan trọng liên quan đến
các lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, phát triển đô thị
và nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2. Nhiệm vụ:
- Tham gia góp ý định hướng, chương
trình, dự án về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và phát triển
đô thị, nông thôn.
- Tham gia góp ý các vào nội dung
các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của ngành Xây dựng và của
địa phương về quản lý kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và phát
triển đô thị, nông thôn.
- Tư vấn, góp ý phương án, chọn giải
pháp tối ưu cho các công trình kiến trúc (kể cả công trình kiến trúc phải qua
thi tuyển) khi Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, gồm các công trình:
+ Công trình mang ý nghĩa đặc biệt,
quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường.
+ Công trình mang tính đặc thù về
chiều cao, quy mô, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật;
+ Công trình đặt tại vị trí nhạy cảm,
ảnh hưởng lớn tới kiến trúc cảnh quan khu vực.
+ Các công trình đặc biệt chưa có
trong quy hoạch xây dựng được phê duyệt hoặc nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng
chưa được điều chỉnh;
- Cử thành viên tham gia Hội đồng
thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và phát triển đô thị,
nông thôn có ý nghĩa quan trọng, liên quan lớn tới cộng đồng dân cư.
- Cử thành viên tham gia Hội đồng
tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc các công trình thuộc diện phải được thi
tuyển theo quy định.
- Tư vấn, phản biện các vấn đề quan
trọng khác về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và phát triển đô
thị, nông thôn khi Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu.
3. Quyền hạn: Kết luận của Hội đồng
Kiến trúc - Quy hoạch là cơ sở để UBND tỉnh quyết định các vấn đề quan trọng.
Trong trường hợp Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh khác với kết luận của Hội đồng
Kiến trúc - Quy hoạch thì Hội đồng phải có văn bản bảo lưu ý kiến, đồng thời Chủ
tịch Hội đồng có thông báo, giải thích kịp thời tới các thành viên.
Chương 2.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
Điều 3.
Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng
- Điều hành, chủ trì các phiên họp
Hội đồng;
- Quyết định hình thức phiên họp, số
lượng và thành phần tham gia Hội đồng;
- Quyết định việc mời các thành
viên không chính thức dự họp.
- Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết
định việc điều chỉnh, bổ sung các thành viên Hội đồng.
- Thông báo, giải thích kịp thời
các nội dung có liên quan tới các thành viên trong trường hợp Quyết định của Chủ
tịch UBND tỉnh khác với kết luận của Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch.
Điều 4.
Trách nhiệm của Phó Chủ tịch Hội đồng
- Giúp Chủ tịch Hội đồng trong hoạt
động của Hội đồng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về những phần công
tác được phân công phụ trách.
- Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều
hành và giải quyết công việc của Hội đồng khi Chủ tịch vắng mặt.
Điều 5.
Trách nhiệm của thành viên Hội đồng
- Tham gia thảo luận các vấn đề được
xem xét tại Hội đồng, đồng thời phải chịu trách nhiệm về nội dung, ý kiến của
mình, đảm bảo khách quan, trung thực và được bảo lưu ý kiến tại các cuộc họp.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin
liên quan đến hoạt động của Hội đồng song không được sử dụng hồ sơ, tài liệu,
tiết lộ các thông tin hoạt động của Hội đồng vào mục đích cá nhân.
- Có trách nhiệm gửi “Phiếu góp ý”
tới Hội đồng khi vắng mặt.
Điều 6.
Trách nhiệm của Thư ký Hội đồng
- Chuẩn bị nội dung, tổ chức các
phiên họp; lập biên bản, tập hợp các ý kiến đóng góp bằng “Phiếu góp ý”; tổng hợp
tình hình hoạt động của Hội đồng và lưu trữ hồ sơ tài liệu.
- Là đầu mối liên hệ với các thành
viên Hội đồng; có trách nhiệm gửi tài liệu, “Phiếu góp ý” cuộc họp tới các
thành viên, chuyên gia, phản biện trước khi Hội đồng họp;
- Theo dõi, tổng hợp việc tiếp thu
các ý kiến, kết luận của Hội đồng và thông tin tới các thành viên Hội đồng.
Chương 3.
HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI ĐỒNG
Điều 7.
Cơ chế hoạt động của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo chế độ tập
thể, biểu quyết theo đa số. Kết luận của Hội đồng phải được trên 50% tổng số
thành viên dự họp đồng ý.
2. Phiên họp Hội đồng chỉ có giá trị
khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng được triệu tập có mặt.
3. Kết quả việc lựa chọn phương án
kiến trúc công trình được áp dụng theo hình thức bỏ phiếu. Đối với nội dung về
quy hoạch xây dựng và các vấn đề liên quan khác, kết luận phải căn cứ vào “Phiếu
góp ý” hoặc ý kiến của đa số thành viên Hội đồng.
4. Các phiên họp của Hội đồng đều
được lập biên bản theo quy định. Kết luận của Hội đồng được thể hiện bằng văn bản
các ý kiến của đa số thành viên Hội đồng, đồng thời phản ánh đầy đủ, trung thực
các ý kiến của thiểu số thành viên tham dự và được lưu trong hồ sơ lưu trữ cùng
hồ sơ tài liệu có chữ ký của Chủ tịch, thư ký Hội đồng.
5. Các thành viên của Hội đồng và
thư ký Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
6. Hội đồng được sử dụng con dấu của
Sở Xây dựng để hoạt động.
Điều 8.
Hình thức tổ chức họp
1. Tùy theo yêu cầu nội dung cuộc họp,
Chủ tịch Hội đồng quyết định họp theo một trong các hình thức:
- Họp toàn thể Hội đồng;
- Họp theo nội dung chuyên ngành;
- Họp Thường trực Hội đồng.
2. Chủ trì phiên họp Hội đồng do Chủ
tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
3. Các thành viên Hội đồng được triệu
tập tham gia tùy theo tính chất, yêu cầu, nội dung của cuộc họp
- Trong cuộc họp về nội dung quy hoạch
xây dựng, hạ tầng, kỹ thuật và phát triển đô thị, nông thôn, yêu cầu thành phần
tham dự là kiến trúc sư và kỹ sư chuyên ngành liên quan khác phải chiếm tỷ lệ từ
60% trở lên.
- Trong cuộc họp về nội dung kiến
trúc - cảnh quan đô thị, yêu cầu thành phần tham dự là kiến trúc sư phải chiếm
tỷ lệ từ 70% trở lên.
4. Tại phiên họp Hội đồng, tất cả
các thành viên Hội đồng, đại biểu tham dự đều được quyền phát biểu ý kiến, bỏ
phiếu hoặc được ghi vào “Phiếu góp ý”.
Điều 9.
Kinh phí hoạt động của Hội đồng
1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng
được trích từ nguồn kinh phí của các dự án, công trình theo quy định. Trường hợp
kinh phí trên chưa được xác định trong nguồn kinh phí của các công trình, dự án
thì Sở Xây dựng có trách nhiệm lập dự toán và thống nhất với Sở Tài chính để
trình UBND tỉnh quyết định từ nguồn ngân sách của địa phương theo quy định.
2. Kinh phí hoạt động của Hội đồng
được chi cho các nội dung: Chi cho hội họp, hành chính, văn phòng; chi cho việc
tư vấn, phản biện theo quy định trong các dự án; chi cho các nhiệm vụ khác thì
được phép sử dụng nguồn thu hợp pháp theo quy định của luật pháp để thực hiện.
Mức chi cho các hoạt động của Hội đồng được thực hiện theo chế độ hiện hành.
3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng
do Sở Xây dựng quản lý và chịu trách nhiệm thanh quyết toán theo quy định hiện
hành.
Điều 10.
Nhiệm kỳ của Hội đồng
1. Nhiệm kỳ của Hội đồng là 5 năm,
một tháng trước khi Hội đồng đương nhiệm kết thúc, Hội đồng nhiệm kỳ kế tiếp phải
được thành lập.
2. Việc bổ sung, thay đổi thành
viên Hội đồng do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng.
Điều 11.
Chế độ thông tin, báo cáo của Hội đồng
1. Kết luận của Hội đồng được báo
cáo cho lãnh đạo UBND tỉnh ngay sau khi có kết quả cuộc họp.
2. Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Chủ tịch
Hội đồng quyết định việc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng của địa phương về kết quả các cuộc họp tuyển chọn, góp ý, phản biện
phương án kiến trúc, quy hoạch xây dựng mang ý nghĩa đặc biệt, quan trọng ảnh
hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường.
Chương 5.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12.
Các Thành viên Hội đồng có trách nhiệm hoạt động
theo các nội dung quy định tại quy chế này. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu
có vướng mắc phát sinh cần sửa đổi quy chế, Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm
tổng hợp, đề xuất sửa đổi, bổ sung các nội dung cho phù hợp và trình UBND tỉnh
xem xét, quyết định.