Quyết định 1918/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch giảm quá tải tại bệnh viện công lập của tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 1918/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/06/2017
Ngày có hiệu lực 06/06/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Phạm Đăng Quyền
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1918/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 06 tháng 6 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH GIẢM QUÁ TẢI TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP CỦA TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2017-2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giám quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020;

Căn cứ Thông tư Liên tịch s 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/06/2007 của Liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hưng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước; Thông tư số 18/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ trưởng BY tế về việc phê duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưi nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 719/TTr-SYT ngày 20/4/2017 về việc ban hành Kế hoạch giảm quá tải tại các bệnh viện công lập của tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch giảm quá tải tại các bệnh viện công lập của tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Y tế (để b/c);
- TTr Tỉnh ủy; TTr HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Chán
h VP UBND tỉnh (để th/dõi);
- Các Sở Y tế; KHĐT; TC; XD; TNMT (để th/h);
- Kho bạc NN t
nh Thanh Hóa (để phối hợp);
- BHXH tỉnh Thanh Hóa (để phối hợp);
- UBND các huy
n, thxã, thành phố (để phối hp)
- L
ưu: VT, VXsln.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

KẾ HOẠCH

GIẢM QUÁ TẢI TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP GIAI ĐOẠN 2017-2020 CỦA TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1918/QĐ-UBND ngày 06/6/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Phần I:

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BỆNH VIỆN CÔNG LẬP VÀ TÌNH TRẠNG QUÁ TẢI

1. Mạng lưới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Trên địa bàn tỉnh hiện có 12 bệnh viện tuyến tỉnh, gồm 03 bệnh viện đa khoa và 09 bệnh viện chuyên khoa, trong đó có 05 bệnh viện được xếp hạng I và 07 bệnh viện xếp hạng II với tổng cộng 3.470 giường bệnh; Ở tuyến huyện có 25 bệnh viện đa khoa và 12 phòng khám đa khoa khu vực, trong đó, có 21 bệnh viện xếp hạng II, 4 bệnh viện xếp hạng III; với tổng cộng 3.080 giường bệnh kế hoạch và 635 trạm y tế xã, phường, thị trấn.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có 02 bệnh viện Trung ương trực thuộc Bộ Y tế có quy mô 720 giường bệnh, Bệnh viện Công an tỉnh có quy mô 60 giường bệnh và các cơ sở y tế trực thuộc bộ, ngành khác quản lý. Hệ thống y tế ngoài công lập có 10 bệnh viện quy mô 1.178 giường bệnh; 49 phòng khám đa khoa; 347 phòng khám chuyên khoa; 240 phòng chẩn trị y học cổ truyền cùng tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh.

Thời gian qua cơ sở vật chất các bệnh viện được quan tâm đầu tư tcác nguồn vốn khác nhau đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, tuy nhiên tỷ lệ giường bệnh/vạn dân vẫn còn thấp so với các tỉnh lân cận và chỉ tiêu chung của toàn quốc, năng lực xử lý chuyên môn ở tuyến cơ sở còn hạn chế nên tình trạng quá tải vẫn diễn ra ở hầu hết các bệnh viện.

2. Thực trạng các bệnh viện công lập tỉnh Thanh Hóa

Về nhân lực, đến hết năm 2016 có 9.038 người đang làm việc tại các bệnh viện công lập trong tỉnh, trong đó: biên chế thực hiện: 5.789 người; hợp đồng chuyên môn nghiệp vụ: 2.809 người; hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP: 440 người. So với nhu cầu thực tế hiện nay số lượng người làm việc còn thiếu tại các bệnh viện công lập tỉnh khoảng: 6.850 người, nhân lực đặc biệt thiếu tại một số chuyên khoa sâu của tuyến tỉnh như ung bướu, tim mạch, thần kinh, sọ não..., tại tuyến huyện thiếu các chuyên khoa ngoại, sản, nhi...

Giai đoạn 2011-2016 điều kiện cơ sở vật chất của các bệnh viện công lập đã được đầu tư, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu triển khai các hoạt động chuyên môn, tuy nhiên, do nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày một tăng cao, nhiều cơ sở khám chữa bệnh chật hẹp, xuống cấp, trang thiết bị thiếu, lạc hậu.. chất lượng các dịch vụ y tế chưa cao và tình trạng quá tải vẫn không được giải quyết thm chí có xu hướng ngày càng trầm trọng, đặc biệt tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện.

Trước những đòi hỏi về nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân và áp lực của tình trạng quá tải kéo dài, ngành y tế đã có nhiều giải pháp như: thông qua các hoạt động của Đề án 1816, Đề án bệnh viện vệ tinh chủ động phối hợp với các bệnh viện tuyến Trung ương triển khai các kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu. Nhiều tiến bộ y học, các kỹ thuật mới được nghiên cứu, ứng dụng triển khai thành công tại các bệnh viện tuyến tỉnh, phục vụ công tác khám chữa bệnh, như: Thụ tinh trong ống nghiệm; điều trị dị tật bẩm sinh; phẫu thuật sọ não, lồng ngực, cột sống, vi phẫu; phẫu thuật nội soi tiết niệu; phẫu thuật tim hở, can thiệp tim mạch; đặt máy tạo nhịp tim ngoài cơ thể... Tinh thần thái độ phục vụ người bệnh được chú trọng, các bệnh viện đã thực hiện tốt Chỉ thị số 24/CT-UBND ngày 20/12/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về nâng cao y đức và chất lượng phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

3. Tình trạng quá tải tại các bệnh viện

[...]