Quyết định 1904/QĐ-UBND năm 2020 về "Kế hoạch tái đàn lợn gắn với tái cơ cấu chăn nuôi sau dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2025"

Số hiệu 1904/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/07/2020
Ngày có hiệu lực 29/07/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1904/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 7 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH “KẾ HOẠCH TÁI ĐÀN LỢN GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU CHĂN NUÔI SAU DỊCH BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2020-2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19/11/2018;

Căn cứ Hướng dẫn số 4249/HD-BNN-TY ngày 18/6/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm soát vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;

Căn cứ Công văn số 5329/BNN-CN ngày 25/7/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;

Căn cứ Công văn số 13/BCĐDTLCP ngày 19/12/2019 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi về tái đàn trong chăn nuôi lợn;

Căn cứ Kế hoạch số 871/KH-BNN-CN ngày 06/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện Nghị quyết số 100/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, lĩnh vực chăn nuôi;

Căn cứ Công văn số 1964/BNN-TY ngày 18/3/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn đảm bảo an toàn sinh học;

Căn cứ Công văn số 1965/BNN-TY ngày 18/3/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức hướng dẫn tái đàn, tăng đàn lợn đảm bảo an toàn sinh học;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch tái đàn lợn gắn với tái cơ cấu chăn nuôi sau dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2025”.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng ỤBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Chăn nuôi;
- Cục Thú y;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
- VP: LĐ và các CV: KH, TH, TC, YT, CT;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH


Nguyễn Văn Phương

 

KẾ HOẠCH

TÁI ĐÀN LỢN GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU CHĂN NUÔI SAU DỊCH BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Kèm theo Quyết định số 1904/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Thống kê những năm gần đây, toàn tỉnh có khoảng 100.000 hộ chăn nuôi. Trong đó, có khoảng 22.000 hộ chăn nuôi lợn với số lượng chiếm từ 70-75% tổng đàn. Chăn nuôi nông hộ thường theo phương thức truyền thống, quy mô nhỏ xen lẫn trong khu dân cư là chủ yếu. Do đó, gặp khó khăn trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, dịch vụ hỗ trợ và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; đồng thời dễ gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (sau đây viết tắt là bệnh DTLCP) đã xảy ra tại 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tại Thừa Thiên Huế bệnh DTLCP đã xảy ra tại 124 xã, phường, thị trấn (viết tắt là cấp xã) thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố Huế (viết tắt là cấp huyện); gần 13.330 hộ có lợn mắc bệnh và đã tiêu hủy gần 75.550 con với tổng trọng lượng tiêu hủy gần 4.600 tấn đã làm giảm đáng kể tổng đàn lợn trong tỉnh; ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm của người chăn nuôi; làm mất cân đối cung - cầu sản phẩm thịt lợn, đẩy giá tăng cao, ảnh hưởng đến tiêu dùng của người dân.

Nhờ chủ động, kịp thời chỉ đạo trong công tác phòng, chống và nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương nên đến nay, dịch bệnh trong tỉnh đã được khống chế và cần có chủ trương hỗ trợ tái đàn, tăng đàn lợn kịp thời nhằm tăng nguồn cung cấp sản phẩm để bình ổn giá thịt lợn, cơ bản phục vụ đủ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, khôi phục công ăn việc làm cho người dân. Tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo theo tinh thần Công văn số 2260/UBND-NN ngày 21/3/2020 của UBND tỉnh để tổ chức hướng dẫn tái đàn, tăng đàn lợn bảo đảm ATSH, giảm thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra; hạn chế ô nhiễm môi trường; tiến tới chấm dứt tình trạng chăn nuôi trong khu vực dân cư, bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Tái đàn lợn gắn với tái cơ cấu chăn nuôi sau dịch bệnh DTLCP giai đoạn 2020-2025, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

[...]