ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
19/2010/QĐ-UBND
|
Cà
Mau, ngày 22 tháng 9 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ
PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ ban hành Quy định
về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi
trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh;
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Quy chế quản lý rừng;
Căn cứ Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận
khoán rừng và đất lâm nghiệp;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 80/2003/TTLT-BNN-BTC ngày 03/9/2003 của liên Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định
số 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số
275/TTr-SNN ngày 20/8/2010 và Báo cáo thẩm định số 152/BC-STP ngày 12/8/2010 của
Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thực hiện một
số chính sách bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ
ngày ký và thay thế Quyết định số 24/2002/QĐ-UBND ngày 12/9/2002 của UBND tỉnh
Cà Mau về việc ban hành Đề án đổi mới tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp tỉnh
Cà Mau.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và Chủ
tịch UBND các huyện có rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ NN và PTNT (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh (b/c);
- Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau;
- CT, PCT.UBND tỉnh; (đã ký)
- Chánh, PVP.UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Như Điều 3;
- Báo Cà Mau, Website tỉnh Cà Mau;
- Lưu: VT, L34/09.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Thành Tươi
|
QUY ĐỊNH
VỀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 19/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm
2010 của UBND tỉnh Cà Mau)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh.
Quy định này cụ thể hóa việc tổ
chức sản xuất kết hợp và quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân được Nhà nước giao, giao khoán rừng và đất rừng thuộc khu vực rừng
sản xuất, rừng phòng hộ xung yếu và rừng phòng hộ rất xung yếu để bảo vệ,
khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng; khuyến khích các thành phần kinh tế tích cực
tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Rừng đặc dụng, rừng và đất rừng
cho thuê không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng.
Quy định này áp dụng với các đối
tượng sau:
1. Tổ chức được Nhà nước giao rừng
và đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, sản xuất kinh doanh rừng.
2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà
nước giao rừng và đất rừng theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10
năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
3. Hộ gia đình, cá nhân được các
tổ chức nhà nước (là chủ rừng) giao khoán bảo vệ, chăm sóc, trồng rừng sản xuất
và rừng phòng hộ xung yếu theo quy định hiện hành.
Điều 3.
Nguyên tắc xác định quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được
Nhà nước giao, giao khoán rừng và đất rừng.
Nguyên tắc xác định quyền lợi và
nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, giao khoán rừng
và đất rừng được thực hiện theo Điều 3 Chương I của Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg
ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ
của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
Chương II
QUY ĐỊNH VIỆC TỔ CHỨC SẢN
XUẤT KẾT HỢP
Điều 4. Rừng
phòng hộ rất xung yếu.
Rừng phòng hộ rất xung yếu được
xác lập theo Quyết định số 961/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2009 của UBND tỉnh
Cà Mau về việc phê duyệt quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Cà Mau. Chủ rừng là các
Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ được Nhà nước giao rừng
và đất rừng để trực tiếp quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Việc tổ chức sản xuất
nông - ngư kết hợp trong rừng phòng hộ rất xung yếu do các chủ rừng thực hiện
khi hoạt động đó không ảnh hưởng xấu đến chức năng phòng hộ của rừng và phải
theo đúng phương án sản xuất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 5. Rừng
phòng hộ xung yếu.
Việc sản xuất nông - ngư kết hợp
trong rừng phòng hộ xung yếu được thực hiện như sau:
1. Chủ rừng là tổ chức được sử dụng
diện tích đất không có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp theo
quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.
2. Hộ gia đình, cá nhân là chủ rừng
và hộ gia đình, cá nhân được nhận khoán bảo vệ, chăm sóc, trồng rừng phòng hộ
được sử dụng không quá 40% diện tích đất không có rừng trong diện tích đất được
giao, được nhận khoán để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; diện tích đất
còn lại phải trồng, quản lý bảo vệ rừng theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 6. Rừng
sản xuất khu vực rừng ngập mặn.
1. Chủ rừng là tổ chức được sản
xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp trên diện tích rừng và đất rừng được giao
theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.
2. Chủ rừng là hộ gia đình, cá
nhân được giao rừng và đất rừng theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP; hộ gia đình,
cá nhân nhận khoán rừng và đất rừng của các ban quản lý rừng phòng hộ, công ty
lâm nghiệp được sử dụng không quá 40% diện tích đất không có rừng trong diện
tích đất được giao, được nhận khoán để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp;
diện tích đất còn lại phải trồng, quản lý bảo vệ rừng theo quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 7. Rừng
sản xuất khu vực rừng tràm.
1. Chủ rừng là tổ chức được sản
xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp trên diện tích rừng và đất rừng được giao
theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.
2. Chủ rừng là hộ gia đình, cá
nhân được giao rừng và đất rừng theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP; hộ gia đình,
cá nhân nhận khoán rừng và đất rừng của công ty lâm nghiệp được sử dụng không
quá 30% diện tích đất không có rừng trong diện tích đất được giao, được nhận
khoán để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; diện tích đất còn lại phải
trồng, quản lý bảo vệ rừng theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Chương III
CHÍNH SÁCH HƯỞNG LỢI VÀ
NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG VÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN NHẬN KHOÁN RỪNG VÀ ĐẤT RỪNG
Điều 8. Rừng
sản xuất và rừng phòng hộ xung yếu do chủ rừng là tổ chức trồng và giao khoán
cho hộ gia đình, cá nhân trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
Rừng trồng từ ngày 31 tháng 12
năm 2008 trở về trước, chủ rừng là các tổ chức (công ty lâm nghiệp, ban quản lý
rừng phòng hộ) đã giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân, chính sách hưởng lợi của
bên nhận khoán đối với lợi nhuận sau thuế khi tỉa thưa, khai thác rừng như sau:
1. Đối với rừng trồng được giao
khoán trước ngày 31 tháng 12 năm 2002, đến kỳ tỉa thưa, khai thác rừng, tỷ lệ
phân chia lợi nhuận sau thuế giai đoạn từ khi giao đến 31/12/2002 được tính
theo tỷ lệ ghi trong hợp đồng giữa 2 bên (tỷ lệ này được tính bình quân hàng
năm theo chu kỳ cây trồng và số năm nhận khoán). Giai đoạn từ năm 2003 đến kỳ tỉa
thưa, khai thác rừng, lợi nhuận sau thuế bên nhận khoán được hưởng mỗi năm 6% đối
với khu vực rừng ngập mặn; 8% đối với khu vực rừng tràm nhưng bên nhận khoán được
hưởng tối đa không quá 95%.
2. Đối với rừng được trồng từ
ngày 01 tháng 01 năm 2003 đến kỳ tỉa thưa, khai thác rừng, lợi nhuận sau thuế
bên nhận khoán được hưởng mỗi năm 6% đối với khu vực rừng ngập mặn; 8% đối với
khu vực rừng tràm nhưng bên nhận khoán được hưởng tối đa không quá 95%.
Điều 9. Rừng
trồng từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 trở về sau.
1. Rừng sản xuất:
a) Trường hợp rừng do bên giao
khoán và bên nhận khoán cùng bỏ vốn đầu tư trồng rừng, sau đó giao cho bên nhận
khoán chăm sóc, quản lý bảo vệ đến kỳ tỉa thưa, khai thác rừng, tỷ lệ phân chia
lợi nhuận sau thuế được tính theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên.
b) Trường hợp rừng do chủ rừng
nhận vốn hỗ trợ trồng rừng từ các chương trình, dự án, sau đó giao cho bên nhận
khoán chăm sóc, quản lý bảo vệ đến kỳ tỉa thưa, khai thác rừng, tỷ lệ phân chia
lợi nhuận sau thuế được tính theo quy định của chương trình, dự án đó; nếu
chương trình, dự án không quy định thì phân chia theo tỷ lệ góp vốn của mỗi
bên.
c) Trường hợp rừng do bên nhận
khoán tự bỏ vốn để trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng đến kỳ tỉa thưa, khai
thác rừng thì được hưởng 90% lợi nhuận sau thuế, phần còn lại của chủ rừng.
2. Rừng phòng hộ xung yếu:
a) Bên nhận khoán được tận thu
cây gỗ chết khô, cây sâu bệnh khi được cấp thẩm quyền cho phép.
b) Khi cây trồng chính đạt tuổi
khai thác và có thiết kế khai thác được cấp thẩm quyền phê duyệt, cấp giấy
phép; lợi nhuận sau thuế được phân chia như sau:
- Trường hợp rừng do chủ rừng là
tổ chức đầu tư vốn trồng rừng sau đó giao cho bên nhận khoán chăm sóc, quản lý
bảo vệ, lợi nhuận sau thuế bên nhận khoán hưởng 70%, phần còn lại của chủ rừng.
- Trường hợp rừng do bên nhận
khoán tự đầu tư trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, lợi nhuận sau thuế bên nhận
khoán hưởng 95%, phần còn lại của chủ rừng.
Điều 10. Chủ
rừng là hộ gia đình, cá nhân được giao rừng và đất rừng theo Nghị định số
181/2004/NĐ-CP.
1. Rừng sản xuất:
a) Chủ rừng nhận hỗ trợ vốn trồng
rừng từ các chương trình, dự án; đến kỳ tỉa thưa, khai thác rừng, tỷ lệ phân
chia lợi nhuận sau thuế được tính theo quy định của chương trình, dự án đó; nếu
chương trình, dự án không quy định thì lợi nhuận sau thuế chủ rừng hưởng 80%,
phần còn lại nộp vào ngân sách xã.
b) Chủ rừng tự đầu tư vốn trồng
rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, đến kỳ tỉa thưa, khai thác rừng, lợi nhuận
sau thuế chủ rừng hưởng toàn bộ.
2. Rừng phòng hộ xung yếu:
a) Chủ rừng nhận hỗ trợ vốn trồng
rừng từ các chương trình, dự án; đến kỳ tỉa thưa, khai thác rừng, hộ gia đình,
cá nhân được hưởng lợi theo quy định của chương trình, dự án đó; nếu chương
trình, dự án không quy định thì lợi nhuận sau thuế chủ rừng được hưởng 90%, phần
còn lại nộp vào ngân sách xã.
b) Chủ rừng tự đầu tư vốn trồng
rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, đến kỳ tỉa thưa, khai thác rừng, lợi nhuận
sau thuế chủ rừng được hưởng toàn bộ.
Điều 11.
Nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao rừng và đất
rừng theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng,
chăm sóc, bảo vệ rừng.
1. Chủ rừng và hộ gia đình, cá
nhân nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phải tuân thủ nghiêm pháp luật về
bảo vệ và phát triển rừng.
2. Không được
sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp vượt quá tỷ lệ cho phép quy định tại các Điều
5, 6, 7 Chương II của Quy định này. Phải thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Thực hiện nghĩa vụ thuế và
các khoản phải nộp khác theo qui định hiện hành của Nhà nước.
4. Thực hiện nghiêm việc bảo vệ
môi trường trong quá trình tác động vào rừng và đất rừng.
5. Đối với hộ
gia đình, cá nhân nhận khoán rừng và đất rừng, nếu sản lượng khai thác vượt mức
khoán theo hợp đồng thì bên nhận khoán được hưởng 100% giá trị lâm sản vượt
khoán. Nếu hụt sản lượng theo hợp đồng không phải do nguyên nhân bất khả kháng
(như thiên tai, dịch bệnh...) được cơ quan thẩm quyền xác nhận, thì bên nhận
khoán phải bồi hoàn phần sản lượng bị hao hụt cho bên giao khoán.
Chương IV
CÁC CHÍNH SÁCH KHÁC
Điều 12.
Chính sách đầu tư và tín dụng.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của
Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, được vay vốn ưu đãi và các nguồn vốn tín dụng
khác theo qui định của pháp luật.
2. Chủ rừng được sử dụng giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp được giao để làm tài sản thế chấp vay vốn tại
các ngân hàng theo qui định của pháp luật hiện hành, được kêu gọi đầu tư từ các
thành phần kinh tế để phát triển vốn rừng.
3. Hộ gia đình, cá nhân nhận
khoán rừng và đất rừng của chủ rừng là tổ chức, được thế chấp sổ hợp đồng nhận
khoán để vay vốn tại các ngân hàng thông qua xác nhận của chủ rừng và chấp thuận
của ngân hàng.
4. Khuyến khích tất cả các thành
phần kinh tế đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng nhà máy chế biến sản
phẩm từ rừng, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, nghiên cứu tìm hiểu thị trường
và thị hiếu người tiêu dùng để sản xuất những sản phẩm thích hợp với thị trường,
có lợi nhuận cao cho người sản xuất.
Điều 13.
Chính sách thuế.
Việc sử dụng đất theo mục đích
nào thì nộp thuế theo mục đích đó và phù hợp với pháp luật thuế hiện hành.
1. Các tổ chức, hộ gia đình và
cá nhân được giao rừng và đất rừng để sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm
nghiệp theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP là đối tượng phải nộp thuế theo quy định.
2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân nhận khoán rừng và đất rừng của chủ rừng là tổ chức không phải là đối tượng
nộp thuế trực tiếp, nhưng có trách nhiệm về thuế khi khai thác rừng thông qua hợp
đồng giao khoán với chủ rừng.
3. Chủ rừng là các tổ chức, hộ
gia đình và cá nhân được miễn thuế đối với sản phẩm cây rừng thu được từ việc tỉa
thưa làm giàu rừng (sản phẩm trung gian).
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Tổ
chức thực hiện.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài
nguyên và Môi trường, các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện có rừng triển
khai thực hiện Quy định này.
2. UBND các huyện có rừng phối hợp
với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo UBND các xã có rừng và các
đơn vị trực tiếp quản lý rừng, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ nhằm thực hiện tốt
trách nhiệm quản lý nhà nước các cấp về rừng và đất rừng trên từng địa bàn.
3. Các ngành, các cấp quán triệt
và tổ chức triển khai sâu rộng Quy định này trong cán bộ, đảng viên, nhân dân,
nhất là cán bộ công nhân viên, hộ gia đình, cá nhân được giao, nhận khoán rừng
và đất lâm nghiệp để thực hiện nghiêm, góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng
cao đời sống người dân trong lâm phần, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng
sinh học và phát triển rừng bền vững./.