Quyết định 19/2002/QĐ-UB về việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Trì giai đoạn 2001 - 2010 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 19/2002/QĐ-UB
Ngày ban hành 21/02/2002
Ngày có hiệu lực 08/03/2002
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Phan Văn Vượng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 19/2002/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2002 

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ VIỆC QUI HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND;
Căn cứ Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010;
Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận, huyện của Thành phố về kết quả thẩm định qui hoạch kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì giai đoạn 2001 - 2010 tại thông báo số 325/TB-KH&ĐT ngày 19/9/2001.
Xét đề nghị của Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì tại tờ trình số 1278/TTr-UB ngày 24/12/2001;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 142/TTr-KH&ĐT ngày 08 tháng 2 năm 2002.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì giai đoạn 2001 - 2010 với những nội dung chủ yếu sau đây :

1. Mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế - xã hội quận Thanh Xuân giai đoạn 2001 - 2010.

Phân đấu đến năm 2010 Thanh Trì trở thành Huyện phát triển toàn diện về kinh tế, văn hoá xã hội, xứng đáng là cửa ngõ phía nam của Thành phố, có cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, hình thành các khu công nghiệp tập trung và dịch vụ hiện đại. Phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng đô thị, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn liền với giữ gìn tôn tạo cảnh quan môi trường sinh thái, khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ gắn với việc phát huy truyền thống lịch sử văn hoá địa phương, từng bước nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của các tầng lớp dân cư trong Huyện.

2. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010 :

- Giá trị sản xuất trên địa bàn tăng bình quân thời kỳ 2001 - 2010 từ 10,7% - 11,8%/năm, riêng phần huyện trực tiếp quản lý tăng bình quân hàng năm từ 9,1% - 10,4%/năm.

- Qui mô giá trị sản xuất năm 2010 tăng gấp 2,8 - 3,0 lần năm 2000, riêng phần huyện trực tiếp quản lý tăng từ 2,4 đến 2,7 lần so với năm 2000.

- Cơ cấu kinh tế trên địa bàn có sự chuyển dịch theo hướng : Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp.

+ Tỷ trọng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2010 là : Công nghiệp khoảng 72%, dịch vụ khoảng 23%, nông nghiệp khoảng 5%.

+ Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành kinh tế do huyện trực tiếp quản lý năm 2010 là : Công nghiệp khoảng 40,5%, nông nghiệp khoảng 34,5%, dịch vụ khoảng 25%.

- Đến năm 2010 có 70% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến lớp, trong đó trẻ 5 tuổi đến lớp đạt 100%.

- Đến năm 2005 hoàn thành thách cấp tiểu học và trung học cơ sở, hoàn thành xoá phòng học cấp 4. Phấn đấu đến năm 2005 có 6 - 8 trường đạt chuẩn quốc gia và đến năm 2010 có 30 - 35% số trường đạt chuẩn quốc gia, phổ cấp phổ thông trung học và tương đương đạt 100%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50 - 60, mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 4000 lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn dưới 5%.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến 2005 còn 1,1% và đến 2010 còn 0,95%. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 5% vào năm 2005 và dưới 10% vào năm 2010.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1% vào năm 2010.

- Phát triển mạnh phong trào luyện tập thể dục thể thao trong nhân dân, đến năm 2010 có 20 - 22% số người tập thể thao thường xuyên, 18% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao.

- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Hình thành hệ thống giao thông đô thị cửa ngõ phía Nam Thành phố theo đúng qui hoạch chi tiết đã được phê duyệt, bảo đảm 100% đường liên thôn được bê tông hoá hoặc dải nhựa; 100% dân cư được cung cấp nước sạch với tiêu chuẩn 150 lít/ người/ngày - đêm, tỷ lệ thất thoát nước sạch còn dưới 25%; đảm bảo 100% số hộ dân được cung cấp điện lưới ổn định, đủ cho nhu cầu sản xuất bvà sinh hoạt.

3. Nhiệm vụ và định hướng phát triển của ngành, lĩnh vực chủ yếu :

3.1. Phát triển kinh tế :

a. Nông nghiệp :

- Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững để góp phần tạo cảnh quan và môi trường sinh thái của Thủ đô. Phấn đấu giữ nhịp độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn 2001 - 2010 đạt 4,24% - 4,74%. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 chiếm khoảng 5% trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn, chiếm khoảng 34,5% trong cơ cấu kinh tế do Huyện quản lý. Tổng thu từ nông nghiệp bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 55,0 triệu năm 2005 và 70 triệu năm 2010.

- Phát triển toàn diện nông nghiệp cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản. Trong trồng trọt, phát triển sản xuất rau qủa, hoa và các cây có giá tị kinh tế cao. Trong chăn nuôi đẩy mạnh chăn nuôi thuỷ sản, lợn, gia cầm. Đưa tỷ trọng giá trị sản xuất căn nuôi và thuỷ sản trong nông nghiệp lên khoảng 54% - 56% năm 2005 và 59% - 64% vào năm 2010.

- Đầu tư chiều sâu để phát triển các loại nông sản thực phẩm sạch có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường thủ đô Hà Nội và vươn tới mở rộng sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

- Đảm bảo 100% diện tích trồng trọt được tưới tiêu chủ động; 100% diện tích nuôi thả cá được thay đổi thường xuyên; 100% hệ thống kênh mương tại các vùng sản xuất nông nghiệp ổn định được cứng hoá; các trạm bơm được nâng cấp cải tạo và xây dựng mới đảm bảo chủ động điều hoà nguồn nước cho các vùng sản xuất trên địa bàn Huyện.

[...]