QUY CHẾ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO
ĐỘNG TẬP THỂ, ĐÌNH CÔNG KHÔNG ĐÚNG TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 187/QĐ-UBND ngày 07 tháng 02 năm 2012 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.
Quy chế này quy định về giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công tự
phát tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế không theo trình tự, thủ
tục pháp luật quy định xảy ra trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
2.
Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình giải
quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công không theo đúng trình tự, thủ tục
pháp luật quy định trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Điều 2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tập thể,
đình công không đúng trình tự pháp luật
1.
Việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công trên cơ sở do các bên
tranh chấp tự dàn xếp thoả thuận, thương lượng trực tiếp với nhau hoặc tiến
hành hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công. Các bên tranh
chấp lao động phải nghiêm chỉnh chấp hành những thoả thuận đã đạt được.
2.
Tiếng nói, chữ viết dùng trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động là tiếng
Việt. Các bên tranh chấp có quyền thông qua người phiên dịch để biểu hiện tiếng
nói chữ viết của dân tộc mình hoặc có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người đại
diện của mình để tham gia quá trình giải quyết tranh chấp lao động và chịu
trách nhiệm về sự uỷ quyền đó theo quy định của pháp luật.
3.
Việc hỗ trợ giải quyết các vụ tranh chấp, đình công không đúng quy định của
pháp luật giữa các cơ quan nhà nước được tiến hành công khai, thống nhất và
đúng quy định của pháp luật.
Chương II
PHÒNG NGỪA
TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VÀ ĐÌNH CÔNG KHÔNG ĐÚNG PHÁP LUẬT
Điều 3. Nhiệm vụ của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
các huyện, thành phố
1.
Tuyên truyền phổ biến sâu rộng các văn bản pháp luật về lao động, đặc biệt là
các văn bản hướng dẫn về tiền lương đến với người lao động và người sử dụng lao
động.
2. Hướng dẫn cho các
doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, tập trung vào
các nội dung: Xây dựng nội quy lao động, giao kết hợp đồng lao động, thương lượng
và ký kết thoả ước lao động tập thể, xây dựng thang lương, bảng lương, quy chế
trả lương, trả thưởng và thực hiện chính sách đối với người lao động. Yêu cầu
người sử dụng lao động phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính
sách, pháp luật lao động cho người lao động của doanh nghiệp mình.
3.
Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các cam kết của người lao động và người sử dụng
lao động đã thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội
quy lao động và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác.
4.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động tại
doanh nghiệp.
5.
Củng cố tổ chức, hoạt động của Hội đồng Trọng tài lao động tỉnh, hoà giải viên
lao động cấp huyện để chủ động giải quyết những khiếu nại, thắc mắc của người
lao động trong quan hệ lao động khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm.
Điều 4. Đề nghị Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh
1.
Có giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
tổ chức công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp.
2.
Tăng cường tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật lao động cho người lao động;
chỉ đạo công đoàn các cấp giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật
lao động ở doanh nghiệp; nắm thông tin từ công đoàn cơ sở để kịp thời giải quyết
những thắc mắc của người lao động.
3.
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng cấp để giải quyết
khi có tranh chấp lao động xảy ra trên địa bàn.
Điều 5. Giám đốc Công an tỉnh
Chỉ
đạo lực lượng công an các cấp nắm chắc tình hình và có kế hoạch phòng ngừa,
phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm những phần tử xấu lợi dụng kích động, xúi giục
người lao động tham gia đình công trái pháp luật và có hành vi manh động, gây mất
an ninh trật tự.
Điều 6. Giám đốc Sở Tư pháp
1.
Chỉ đạo Phòng Tư pháp các huyện, thành phố phối hợp với các đoàn thể tăng cường
công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về lao động cho người
lao động tại địa phương.
2.
Phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng các chuyên mục, chuyên đề thường
xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trên Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh.
Điều 7. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Trưởng Ban Quản
lý các khu công nghiệp (đối với doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp)
Phối
hợp cùng Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và các ngành có liên quan tổ
chức định kỳ có các cuộc trao đổi, đối thoại với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp
sử dụng nhiều lao động để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quá
trình hoạt động và trong thực hiện chính sách pháp luật hiện hành.
Chương III
QUY
TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ, ĐÌNH CÔNG KHÔNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT
Điều 8. Thành lập Đoàn công tác giải quyết tranh chấp lao động
tập thể, đình công không đúng pháp luật
1.
Khi có tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại doanh nghiệp trên địa bàn quản lý
thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố nơi đó chịu trách nhiệm chủ trì
và chỉ đạo thành lập Đoàn công tác gồm đại diện Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội, Liên đoàn Lao động cấp huyện và các phòng, ban có liên quan để giải quyết
tranh chấp.
2.
Khi có đình công không đúng quy định của pháp luật xảy ra tại doanh nghiệp trên
địa bàn quản lý thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố nơi đó chịu trách
nhiệm chỉ đạo tổ chức Đoàn công tác tương tự như Đoàn công tác giải quyết tranh
chấp lao động tập thể, đồng thời chỉ đạo cơ quan công an cùng cấp cử lực lượng
phối hợp cùng với Đoàn công tác để giải quyết đình công.
3.
Trường hợp tranh chấp lao động tập thể hoặc đình công không đúng quy định của
pháp luật xảy ra tại doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp thì Ban Quản lý các
khu công nghiệp cùng Công đoàn các khu công nghiệp cử ngay đại diện tham gia phối
hợp chặt chẽ với Đoàn công tác cấp huyện trong suốt quá trình giải quyết tranh
chấp lao động, đình công.
4.
Trường hợp cùng lúc trên địa bàn xảy ra nhiều vụ tranh chấp lao động tập thể,
đình công thì những người có thẩm quyền nêu trên tổ chức nhiều Đoàn
công tác để thực hiện giải quyết các vụ tranh chấp
lao động, đình công. Tuỳ theo tính chất và quy mô của vụ tranh chấp lao động,
đình công, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện,
thành phố quyết định số lượng thành viên tham gia giải quyết.
Điều 9. Trình tự giải quyết khi có xảy ra tranh chấp lao động
tập thể, đình công không đúng quy định của pháp luật
1.
Cử Đoàn công tác đến hiện trường:
Khi
nhận được thông tin có xảy ra tranh chấp lao động tập thể, đình công không đúng
pháp luật, những người có thẩm quyền quy định tại Điều 8 của Quy chế này tổ chức
và cử Đoàn công tác đến ngay hiện trường để ổn định tình hình an ninh trật tự
và ngăn chặn kịp thời những trường hợp quá khích, không để gây rối, làm thiệt hại
đến tài sản doanh nghiệp, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp
lao động tập thể hoặc đình công để đưa ra phương án giải quyết.
2.
Phân công nhiệm vụ:
Trưởng
Đoàn công tác liên ngành phân công thành viên tiếp cận với chủ doanh nghiệp và
người lao động để nắm thông tin, chứng cứ có liên quan; tham gia ổn định trật tự;
phát hiện, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện quá khích; có biện pháp xử lý
nhanh, đạt hiệu quả, không để lan toả vụ tranh chấp lao động hoặc đình công
sang khu vực lân cận; ghi nhận các kiến nghị, yêu cầu của tập thể lao động; làm
việc với chủ doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân và quá trình giải quyết kiến
nghị, yêu cầu tại cơ sở.
3.
Xem xét nội dung tranh chấp và đưa ra phương án giải quyết:
Đoàn
công tác thống nhất đánh giá việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp
liên quan đến nội dung tranh chấp, yêu cầu doanh nghiệp khắc phục ngay vi phạm
(nếu có) và giải quyết các kiến nghị chính đáng, hợp pháp của tập thể lao động
(kiến nghị về quyền). Đối với các yêu cầu của tập thể lao động cao hơn mức quy
định của pháp luật hiện hành (yêu cầu về lợi ích), Đoàn công tác thống nhất
phương án giải quyết để đưa ra trong cuộc họp giữa các bên tranh chấp.
4.
Tổ chức cuộc họp giữa các bên tranh chấp:
Đoàn
công tác tổ chức cuộc họp và yêu cầu Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc tập thể
lao động cử đại diện tham dự cuộc họp để cùng trao đổi, thương lượng với người
sử dụng lao động về hướng giải quyết từng nội dung kiến nghị, yêu cầu theo
phương án giải quyết của các ngành chức năng. Kết quả trao đổi, thương lượng đều
phải được lập thành biên bản gửi cho các thành viên tham gia dự họp theo dõi. Nếu
một trong các bên tranh chấp không đồng ý theo phương án giải quyết của liên
ngành và trong quá trình thương lượng cũng không thoả thuận được thì Đoàn công
tác hướng dẫn cho bên không đồng ý thực hiện đúng quy định của pháp luật về
tranh chấp lao động tập thể và đình công.
5.
Thông báo kết quả giải quyết cho người lao động:
Đoàn
công tác tổ chức thông báo kết quả đã thương lượng, thời gian và hướng giải quyết
nêu trên; giải thích rõ những kiến nghị, yêu cầu không phù hợp với chính sách,
pháp luật để các bên tranh chấp cùng thực hiện.
6.
Báo cáo kết quả giải quyết:
a)
Đoàn công tác từ lúc bắt đầu thực hiện nhiệm vụ cho đến khi kết thúc nhiệm vụ
thường xuyên thông tin nhanh về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và
Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để theo dõi.
b)
Khi vụ việc phức tạp kéo dài, vượt quá khả năng giải quyết thì Đoàn công tác
báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố để báo về Thường trực Ban Chỉ
đạo tỉnh cử Đoàn công tác liên ngành cấp tỉnh gồm đại diện Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Công an tỉnh và các sở, ngành có liên
quan đến hỗ trợ giải quyết.
c)
Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố tổng hợp kết quả giải quyết vụ tranh chấp lao
động, lập báo cáo theo mẫu gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh
và Liên đoàn Lao động tỉnh sau khi đã có kết quả giải quyết, đồng thời tiếp tục
theo dõi doanh nghiệp tổ chức thực hiện những nội dung đã thống nhất trong biên
bản giải quyết của các ngành.
Điều 10. Trách nhiệm của các ngành có liên quan sau khi giải
quyết tranh chấp lao động và đình công không đúng pháp luật
1.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp cùng Trưởng Ban Quản lý
các khu công nghiệp (nếu vụ việc xảy ra tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp)
chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, bộ phận quản lý lao động tổ chức
kiểm tra việc chấp hành những cam kết trong biên bản đã được giải quyết. Trường
hợp doanh nghiệp vẫn vi phạm pháp luật lao động làm ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của người lao động thì báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội để tổ chức thanh tra và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
2.
Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Công an tiếp tục theo dõi các hành vi của
những phần tử xấu kích động, xúi giục người lao động đình công để xử lý, ngăn
chặn kịp thời.
3.
Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo Công đoàn các cấp phổ biến cho người
lao động hiểu rõ các chính sách lao động, động viên họ thực hiện tốt quyền và
nghĩa vụ của mình, xây dựng mối quan hệ lao động tốt trong doanh nghiệp.
Điều 11. Trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường,
thị trấn nơi xảy ra tranh chấp lao động và đình công không đúng pháp luật
1.
Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình và báo cáo kịp thời các vụ việc tranh chấp
lao động, đình công tại địa phương về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp
huyện.
2.
Theo yêu cầu của Đoàn công tác cử lực lượng tham gia hỗ trợ giữ gìn an ninh, trật
tự, bảo vệ người và tài sản tại nơi xảy ra đình công.
Điều 12. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1.
Người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động có trách nhiệm
cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trung thực, khách quan; hợp tác với Đoàn
công tác cùng tổ chức tiến hành giải quyết bước đầu các vụ tranh chấp.
2.
Cùng với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thực hiện những thoả thuận hai bên đã đạt
được trong quá trình hoà giải, giải quyết của Đoàn công tác.
Điều 13. Trách nhiệm của người lao động
1.
Chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự và an toàn công cộng.
2.
Chấp hành sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
3.
Tuân thủ nội quy lao động của đơn vị.
4.
Cung cấp các thông tin trung thực, khách quan, các tài liệu mà mình biết được;
hợp tác với Đoàn công tác cùng tổ chức tiến hành giải quyết bước đầu các vụ
tranh chấp dẫn đến đình công không đúng trình tự pháp luật lao động.
5.
Thực hiện đầy đủ các cam kết mà hai bên thoả thuận được.
Chương IV
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế
này trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Giám
đốc Sở Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn việc đảm bảo kinh phí phục vụ cho
hoạt động của Đoàn công tác cấp tỉnh và cấp huyện.
Điều 15. Việc sửa đổi,
bổ sung Quy chế này do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh./.