ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1855/QĐ-UBND
|
Phú Thọ, ngày 19
tháng 9 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC Y TẾ THUỘC
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN TỈNH PHÚ THỌ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định
1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát,
đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai
đoạn 2022-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Y tế tại Tờ trình số 2593/TTr-SYT ngày 11/9/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công
bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Y tế thuộc thẩm
quyền giải quyết của các cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ (Chi tiết tại Phụ lục kèm
theo).
Điều 2. Tổ
chức thực hiện.
1. Sở Y tế:
- Phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông cập nhật, đăng tải công khai thủ tục hành chính nội bộ được công bố
tại Điều 1 Quyết định này trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan tổ chức rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa thủ tục chính nội
bộ được công bố tại Điều 1 Quyết định này; hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch UBND
tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền hoặc gửi cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tổng
hợp, hoàn thiện phương án theo quy định.
2. Văn phòng UBND tỉnh thực hiện
cập nhật, công khai thủ tục hành chính nội bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của
các cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành
chính theo quy định.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện,
thành, thị; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC Y TẾ THUỘC THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT CỦA CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN TỈNH PHÚ THỌ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1855/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2024 của
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
1
|
Đề nghị cấp có thẩm quyền
công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A
|
Y tế dự phòng
|
UBND cấp tỉnh
|
2
|
Công bố dịch bệnh truyền nhiễm
thuộc nhóm B, C thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh
|
Y tế dự phòng
|
Chủ tịch UBND cấp tỉnh
|
3
|
Đề nghị cấp có thẩm quyền
công bố hết dịch truyền nhiễm nhóm A trên địa bàn tỉnh
|
Y tế dự phòng
|
UBND cấp tỉnh
|
4
|
Công bố hết dịch truyền nhiễm
thuộc nhóm B, C trên địa bàn tỉnh
|
Y tế dự phòng
|
UBND cấp tỉnh
|
5
|
Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch
cấp tỉnh
|
Y tế dự phòng
|
UBND cấp tỉnh
|
6
|
Duyệt dự trù nhu cầu sử dụng
thuốc Methadone cho các cơ sở điều trị thay thế trên địa bàn quản lý từ nguồn
thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế
|
Y tế dự phòng
|
Sở Y tế
|
7
|
Bổ nhiệm giám định viên pháp
y và pháp y tâm thần thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh
|
Tổ chức cán bộ
|
UBND cấp tỉnh
|
8
|
Miễn nhiệm giám định viên
pháp y và pháp y tâm thần thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh
|
Tổ chức cán bộ
|
UBND cấp tỉnh
|
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Thủ tục
đề nghị cấp có thẩm quyền công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Ngay sau khi nhận được
thông tin về người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, cơ quan được Bộ Y tế
chỉ định thực hiện việc điều tra xác minh (sau đây gọi tắt là cơ quan xác minh
dịch).
Bước 2. Trong thời hạn 12 giờ,
kể từ khi xác định có người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, cơ quan xác
minh dịch có trách nhiệm thông báo cho Sở Y tế nơi có dịch xảy ra đồng thời báo
cáo Bộ Y tế.
Bước 3. Trong thời hạn 12 giờ,
kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan xác minh dịch, Sở Y tế nơi có dịch xảy
ra có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Bước 4. Trong thời hạn 12 giờ,
kể từ khi nhận được báo cáo của Sở Y tế nơi có dịch xảy ra, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh có trách nhiệm đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch.
b) Cách thức thực hiện: Không
quy định.
c). Thành phần, số lượng hồ
sơ: không quy định
d) Thời hạn giải quyết: 36
giờ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Sở Y tế.
g) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: UBND cấp tỉnh
h) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Đề nghị công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A.
i) Phí, lệ phí (nếu có): Không
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
(nếu có và đính kèm ngay sau thủ tục): Không
l) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có ít nhất một người bệnh được chẩn đoán
xác định mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Quyết định 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính
phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm;
2. Thủ tục
công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, C thuộc thẩm quyền của Chủ tịch
UBND tỉnh
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Ngay sau khi nhận được
thông tin người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh truyền nhiễm, Sở Y tế tại nơi người
mắc bệnh truyền nhiễm cư trú trong thời gian ủ bệnh quy định tại Phụ lục ban
hành kèm theo Quyết định này có trách nhiệm tổ chức điều tra xác minh dịch.
Bước 2. Trong thời hạn 24 giờ,
kể từ khi xác định có dịch, Sở Y tế nơi có dịch xảy ra có trách nhiệm báo cáo
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Bước 3. Trong thời hạn 24 giờ,
kể từ khi nhận được báo cáo của Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nơi xảy
ra dịch có trách nhiệm xem xét, quyết định việc công bố dịch nhóm B và nhóm C
theo thẩm quyền.
b) Cách thức thực hiện: Không
quy định.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ: không quy định
d) Thời hạn giải quyết (nếu
có): 48 giờ
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Sở Y tế
g) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
h) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và C.
i) Phí, lệ phí (nếu có): Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
(nếu có và đính kèm ngay sau thủ tục): Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Một xã, phường, thị trấn được
coi là có dịch khi có số người mắc bệnh vượt quá số mắc trung bình của tháng
cùng kỳ 03 năm gần nhất;
- Một huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh được coi là có dịch khi có từ 2 xã có dịch trở lên;
- Một tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương được coi là có dịch khi có từ 2 huyện có dịch trở lên
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Quyết định 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính
phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.
3. Thủ tục
đề nghị cấp có thẩm quyền công bố hết dịch truyền nhiễm nhóm A trên địa bàn tỉnh
a) Trình tự thực hiện: Sau
khoảng thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới theo quy định tại
Quyết định 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều
kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm và đã thực hiện các biện
pháp chống dịch theo quy định, Sở Y tế báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét quyết định đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định công bố hết dịch
đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
b) Cách thức thực hiện: Không
quy định.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ: không quy định
d) Thời hạn giải quyết (nếu
có): Không quy định.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Sở Y tế
g) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
h) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Đề nghị Công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
i) Phí, lệ phí (nếu có): Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
(nếu có và đính kèm ngay sau thủ tục): Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có): Ngoài việc đáp ứng điều kiện quy định tại
Điểm b Khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, việc công bố hết dịch
bệnh truyền nhiễm phải đáp ứng điều kiện: Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh
mới sau khoảng thời gian nhất định cho từng bệnh quy định tại Phụ lục ban hành
kèm theo Quyết định này.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Quyết định 02/2016/QĐ-TTg
ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố
hết dịch bệnh truyền nhiễm;
- Quyết định 26/2023/QĐ-TTg
ngày 19/10/2023 Sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời
gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố
hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg.
4. Thủ tục
công bố hết dịch truyền nhiễm thuộc nhóm B, C trên địa bàn tỉnh
a) Trình tự thực hiện: Sau
khoảng thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới theo quy định tại
Quyết định 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều
kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm; Quyết định
26/2023/QĐ-TTg ngày 19/10/2023 Sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung
bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn
cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số
02/2016/QĐ-TTg và đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định, Sở Y tế
báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định công bố hết dịch bệnh
truyền nhiễm thuộc nhóm thuộc nhóm B và nhóm C.
b) Cách thức thực hiện: Không
quy định.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ: Không quy định
d) Thời hạn giải quyết (nếu
có): Không quy định.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Sở Y tế
g) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
h) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C.
i) Phí, lệ phí (nếu có): Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
(nếu có và đính kèm ngay sau thủ tục): Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh
mới sau khoảng thời gian nhất định và đáp ứng các điều kiện khác đối với từng bệnh
dịch theo quy định.
Đã thực hiện các biện pháp chống
dịch quy định.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Quyết định 02/2016/QĐ-TTg
ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố
hết dịch bệnh truyền nhiễm;
- Quyết định 26/2023/QĐ-TTg
ngày 19/10/2023 Sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời
gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố
hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg.
5. Thủ tục
thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh
a) Trình tự thực hiện: Trong
vòng 24 giờ, kể từ khi có công bố dịch của người có thẩm quyền quy định tại khoản
2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp
phải được thành lập.
b) Cách thức thực hiện: Gửi
trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ: không quy định
d) Thời hạn giải quyết (nếu
có): 24 giờ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Sở Y tế.
g) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: UBND cấp tỉnh.
h) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp tỉnh.
i) Phí, lệ phí (nếu có): Không
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
(nếu có và đính kèm ngay sau thủ tục): Không.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính (nếu có): Kể từ khi có công bố dịch bệnh truyền nhiễm
trên địa bàn tỉnh của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật
Phòng, chống.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Phòng, chống bệnh truyền
nhiễm;
- Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg
ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền thành lập, tổ
chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp.
6. Thủ tục
duyệt dự trù nhu cầu sử dụng thuốc Methadone cho các cơ sở điều trị thay thế
trên địa bàn quản lý từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ sở điều trị nghiện
chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (sau đây gọi tắt là cơ sở điều trị
thay thế) lập dự trù nhu cầu sử dụng thuốc Methadone theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư số
26/2023/TT-BYT ngày 29/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Thông
tư số 26/2023/TT-BYT), bao gồm cả nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh tại các
cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế thuộc thẩm quyền quản lý của cơ sở điều
trị thay thế (theo mẫu số 12 ban
hành kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BYT) và gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
tỉnh.
Bước 2: Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật tỉnh tổng hợp dự trù nhu cầu sử dụng thuốc Methadone từ các cơ sở điều trị
thay thế trên địa bàn quản lý theo mẫu số
13 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BYT và gửi Sở Y tế để phê duyệt.
Bước 3: Sở Y tế duyệt dự trù
nhu cầu sử dụng thuốc Methadone cho các cơ sở điều trị thay thế trên địa bàn quản
lý đối với nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế.
Duyệt dự trù được lập thành 03
bản và được gửi như sau: 01 bản gửi đơn vị phân phối, 01 bản gửi Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh và 01 bản lưu tại Sở Y tế.
b) Cách thức thực hiện: Không
quy định.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ: Báo cáo tình hình sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc
Methadone (kèm theo mẫu số 13, mẫu số 11 ban hành theo Thông tư số
26/2023/TT-BYT).
d) Thời hạn giải quyết (nếu
có): 30 ngày
e) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
g) Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Sở Y tế tỉnh Phú Thọ.
h) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Phê duyệt dự trù nhu cầu sử dụng thuốc Methadone của Sở Y tế.
i) Phí, lệ phí (nếu có): Không
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
(nếu có và đính kèm ngay sau thủ tục): Mẫu số 11, mẫu số 12, mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư
số 26/2023/TT-BYT).
l) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính: Thông tư số 26/2023/TT-BYT ngày 29/12/2023 của Bộ trưởng Bộ trưởng
Bộ Y tế Hướng dẫn quản lý thuốc Methadone.
Mẫu số 11. Báo cáo tình hình
sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone
CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ
THAY THẾ
................................
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BÁO
CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, TỒN KHO VÀ DỰ TRÙ NHU CẦU SỬ DỤNG THUỐC METHADONE
(từ
ngày ... tháng ..... đến ngày .... tháng ................)
Tên cơ sở
|
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng
|
Đơn vị tính
|
Số lượng tồn kho kỳ trước chuyển sang
|
Số lượng nhập trong kỳ
|
Tổng số
|
Số lượng xuất trong kỳ
|
Số lượng hao hụt
|
Số lượng dư thừa
|
Tồn kho cuối kỳ
|
Tổng số người bệnh đang tham gia điều trị
|
Số lượng người bệnh dự kiến tăng thêm trong kỳ tới
|
Số lượng dự trù cho kỳ tới
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
(13)
|
.........
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
- .........
- .........
Người lập báo cáo
(ký và ghi rõ họ tên)
|
Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Mẫu số 12. Báo cáo tình hình
sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone dành cho cơ sở cấp
phát thuốc
CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ
THAY THẾ.......
CƠ SỞ CẤP PHÁT THUỐC ........
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BÁO
CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, TỒN KHO VÀ DỰ TRÙ NHU CẦU SỬ DỤNG THUỐC METHADONE
(Từ
ngày ... tháng ......đến ngày .... tháng ......... năm ......)
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng
|
Đơn vị tính
|
Số lượng tồn kho kỳ báo cáo trước chuyển sang
|
Số lượng nhập trong kỳ
|
Số lượng xuất trong kỳ
|
Số lượng hao hụt
|
Số lượng dư thừa
|
Tồn kho cuối kỳ
|
Tổng số người bệnh đang tham gia điều trị
|
Tổng số người bệnh dự kiến trong kỳ tới
|
Số lượng dự trù
|
Ghi chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
.........
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
-
.........
Người lập báo cáo
(ký và ghi rõ họ tên)
|
.........., ngày ..... tháng ..... năm
20.......
Lãnh đạo Cơ sở cấp phát thuốc
(ký và ghi rõ họ tên)
|
DUYỆT DỰ TRÙ CỦA CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ THAY THẾ
Số lượng duyệt:.......................................
............, ngày ... tháng ..... năm 20.....
Lãnh đạo Cơ sở điều trị thay thế
(ký và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 13. Báo cáo tình hình
sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone
TÊN ĐƠN VỊ 1
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BÁO
CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, TỒN KHO VÀ DỰ TRÙ NHU CẦU
SỬ DỤNG THUỐC METHADONE
(từ
ngày ... tháng ...... đến ngày .... tháng ...........)
Tên đơn vị
|
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng
|
Đơn vị tính
|
Số lượng tồn kho kỳ trước chuyển sang
|
Số lượng nhập trong kỳ
|
Tổng số
|
Số lượng xuất trong kỳ
|
Số lượng hao hụt
|
Số lượng dư thừa
|
Tồn kho cuối kỳ
|
Tổng số người bệnh đang tham gia điều trị
|
Số lượng người bệnh dự kiến tăng thêm trong kỳ tới
|
Số lượng dự trù cho kỳ tới
|
Số lượng duyệt dự trù
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
(13)
|
(14)
|
........
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
- .............
- .............
Người lập báo
cáo
(ký và ghi rõ họ tên)
|
Lãnh đạo Cơ quan đầu mối về HIV/AIDS
tuyến tỉnh
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Lãnh đạo Sở Y tế
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
7. Thủ tục
bổ nhiệm giám định viên pháp y và pháp y tâm thần thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân tỉnh
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Công an tỉnh, Trung tâm
pháp y tỉnh, các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế lựa chọn người
có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư 11/2022/TT- BYT, hướng dẫn cá
nhân hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm
thần theo quy định tại Điều 4 Thông tư 11/2022/TT-BYT, gửi đến Sở Y tế tỉnh.
Bước 2: Sở Y tế có trách nhiệm
tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì
trong thời hạn 05 ngày Sở Y tế có văn bản hướng dẫn đơn vị hoặc cá nhân hoàn chỉnh
hồ sơ;
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp thẩm
định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần,
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định bổ nhiệm giám định
viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần.
Trường hợp không bổ nhiệm thì Sở
Y tế phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực hiện: Không
quy định.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ:
- Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám
định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền và danh sách trích ngang theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư
số 11/2022/TT-BYT.
- Bản sao chứng thực các văn bằng,
chứng chỉ theo tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y
tâm thần quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 11/2022/TT-BYT.
Đối với các văn bằng do cơ sở
giáo dục nước ngoài cấp phải được công nhận sử dụng tại Việt Nam theo hiệp định,
thỏa thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc
theo Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã ký kết.
- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật
theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2
ban hành kèm theo Thông tư số 11/2022/TT-BYT, có dán ảnh màu chân dung 4cm x
6cm chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng, đóng dấu giáp lai và xác
nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Giấy xác nhận về thời gian thực
tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đào tạo hoặc Giấy xác nhận thời gian trực
tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, giám định
pháp y tâm thần phù hợp với trình độ chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo của cơ
quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư
số 11/2022/TT-BYT.
- Bản sao chứng chỉ đào tạo
nghiệp vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư Thông tư số 11/2022/TT-BYT.
- Hai ảnh màu chân dung cỡ 2cm
x 3cm chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng (để làm ảnh thẻ giám định
viên).
Số lượng hồ sơ: 01 Bộ
d) Thời hạn giải quyết: 20
ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
e) Đối tượng thực hiện tục
hành chính: Các tổ chức quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 5 Thông tư số
11/2022/TT-BYT.
g) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Sở Y tế, Sở Tư pháp, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
h) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định bổ nhiệm.
i) Phí, lệ phí (nếu có): Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
(nếu có và đính kèm ngay sau thủ tục): Không có.
l) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Đối tượng thực hiện phải đảm bảo
quy định tại Điều 3 Thông tư số 11/2022/TT-BYT ngày 01/11/2022 của Bộ Y tế.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Giám định tư pháp ngày 20
tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư
pháp ngày 10 tháng 6 năm 2020;
- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP
ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật
Giám định tư pháp;
- Nghị định số 157/2020/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 85/2013/NĐ-CP;
- Thông tư số 11/2022/TT-BYT
ngày 01/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ
nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên pháp y và giám định
viên pháp y tâm thần.
8. Thủ tục
miễn nhiệm giám định viên pháp y và pháp y tâm thần thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân tỉnh
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ quan đề nghị miễn
nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần lập hồ sơ đề nghị
miễn nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 11/2022/TT-BYT gửi đến
Sở Y tế. Sở Y tế phối hợp với Sở Tư pháp rà soát hồ sơ.
Bước 2: Sở Y tế có trách nhiệm
tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ Sở Y
tế có văn bản hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ;
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp thẩm
định hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm
thần, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định.
Trường hợp không miễn nhiệm thì
Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực hiện: Không
quy định.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ:
1. Văn bản đề nghị miễn nhiệm
giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức đã đề nghị bổ nhiệm người đó;
2. Văn bản, giấy tờ chứng minh
giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
10 Luật Giám định tư pháp.
Số lượng hồ sơ: 01 Bộ
d) Thời hạn giải quyết: 10
ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện tục
hành chính: Tổ chức.
g) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Sở Y tế, Sở Tư pháp, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
h) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên
pháp y tâm thần.
i) Phí, lệ phí (nếu có): Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
(nếu có và đính kèm ngay sau thủ tục): Không có.
l) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Các trường hợp miễn nhiệm, hồ
sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần thực
hiện theo quy định tại Điều 10 Luật Giám định tư pháp và khoản 6 Điều 1 Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Giám định tư pháp ngày
20 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư
pháp ngày 10 tháng 6 năm 2020;
- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP
ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật
Giám định tư pháp;
- Nghị định số 157/2020/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
số 85/2013/NĐ-CP;
- Thông tư số 11/2022/TT-BYT
ngày 01/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ
nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên pháp y và giám định
viên pháp y tâm thần.