Quyết định 185-QĐ/NH5 năm 1994 về Quy chế dịch vụ cầm cố do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu 185-QĐ/NH5
Ngày ban hành 06/09/1994
Ngày có hiệu lực 06/09/1994
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Cao Sĩ Kiêm
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 185-QĐ/NH5

Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 1994

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY CHẾ DỊCH VỤ CẦM CỐ"

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính công bố tại lệnh của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước số 37-LCT/HĐNN8 và số 38-LCT/HĐNN8 ngày 24-5-1990;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ các định chế tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành theo Quyết định này "Quy chế về dịch vụ cầm cố".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng Thống đốc. Vụ trưởng Vụ các định chế tài chính, các Thủ trưởng Vụ có liên quan của Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Tổng Giám đốc Tổng Công ty vàng bạc đá quý, Tổng Giám đốc tổ chức tín dụng quốc doanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân, Chủ nhiệm Hợp tác xã tín dụng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy chế ban hành theo Quyết định này.

 

 

Cao Sĩ Kiêm

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

VỀ DỊCH VỤ CẦM CỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 185/QĐ/NH5 ngày 6-9-1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1:

QUY ĐINH CHUNG

Điều 1. Trong quy chế này các cụm từ được hiểu như sau:

1.1. Dịch vụ cầm cố là một hình thức cho vay bằng biện pháp cầm cố mà bên nhận cầm cố buộc người có tài sản cầm cố (hoặc người bảo lãnh) phải giao vật cầm cố là tài sản của mình cho bên nhận cầm cố quản lý, để làm vật bảo đảm trả nợ một khoản tiền cầm cố khi người có tài sản cầm cố hoặc người bảo lãnh không trả được nợ.

1.2. Vật cầm cố là động sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người có tài sản cầm cố hoặc của người bảo lãnh, có giá trị và giá trị sử dụng, có thể bán hoặc chuyển nhượng được.

1.3. Mức tiền cầm cố là số tiền trong mỗi dịch vụ cầm cố, bao gồm tiền gốc và tiền lãi mà người có tài sản cầm cố được nhận và phải trả cho bên nhận cầm cố khi đến hạn theo hợp đồng cầm cố.

1.4. Người có tài sản cầm cố:

1.4.1. Là pháp nhân.

1.4.2. Là thể nhân, gồm: Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi; người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên cư trú tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1.5. Bên nhận cầm cố: là các Ngân hàng quốc doanh, Tổng công ty vàng bác đá quý, Ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty tài chính cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Hợp tác xã tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 2. Người có tài sản cầm cố và bên nhận cầm cố có trách nhiệm thực hiện đúng việc sử dụng vốn và bảo quản tài sản cầm cố đã cam kết trong hợp đồng cầm cố.

Chương 2:

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục I: TÀI SẢN ĐƯỢC CHẤP NHẬN CẦM CỐ

Điều 3. Bên nhận cầm cố chỉ được nhận những vật cầm cố sau đây:

[...]