ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
185/2006/QĐ-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 12 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC
CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 93/2001/NĐ-CP, ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về
phân cấp một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP, ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về
quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP, ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP, ngày
29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 16/2005/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 752/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 109/2005/QĐ-UBND, ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban nhân
dân thành phố ban hành Quy định về công tác quản lý các dự án đầu tư trong nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông - Công chính tại Công văn số
335/SGTCC-ĐT, ngày 25 tháng 5 năm 2006 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại
Công văn số 127/STP-VB, ngày 12 tháng 01 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, bảo
vệ công trình thoát nước công cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ
ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn
phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Giao
thông - Công chính, Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các quận - huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Tín
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 185/2006/QĐ-UBND,ngày 29 tháng 12 năm 2006
của Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích
Quy định này nhằm mục đích đảm bảo
sự an toàn, khả năng tiêu thoát nước tốt nhất của hệ thống thoát nước; tạo điều
kiện cho tất cả tổ chức, cá nhân được sử dụng tiện lợi, hiệu quả dịch vụ thoát
nước đô thị; ngăn chặn, xử lý tình trạng xâm hại đến các công trình thoát nước
trên địa bàn thành phố.
Điều 2. Đối
tượng và phạm vi áp dụng
1. Quy định này áp dụng đối với tất
cả cá nhân và tổ chức thực hiện một trong các công việc sau đây:
a) Đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc
xây dựng mới công trình thoát nước công cộng.
b) Đấu nối đường ống thoát nước
của hộ gia đình, của tổ chức, của khu dân cư vào công trình thoát nước công cộng.
c) Xây dựng các công trình ngầm
như đường ống cấp nước, đường cáp điện, cáp viễn thông, ống dẫn khí đốt và các
công trình ngầm khác có giao cắt với công trình thoát nước, hoặc xây dựng công
trình trong phạm vi bảo vệ công trình thoát nước.
d) Xả nước, chất thải vào hệ thống
thoát nước công cộng.
2. Quy định này không áp dụng đối
với hệ thống sông, kênh rạch phục vụ cho giao thông, thủy lợi (đã có quy định
riêng).
Điều 3.
Trách nhiệm quản lý
1. Sở Giao thông - Công chính là
cơ quan chuyên môn, có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước các công trình thoát nước công cộng trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phân công quản lý:
a) Các Khu Quản lý giao thông đô
thị quản lý công trình thoát nước cấp 1, cấp 2 và công trình thoát nước trên
các tuyến đường do chính các Khu Quản lý giao thông đô thị quản lý.
b) Ủy ban nhân dân quận - huyện
quản lý công trình thoát nước còn lại theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành
phố.
c) Ngoại trừ các công trình giao
thông công chính đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân quận - huyện quyết định đầu
tư, ủy quyền cho Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố kiêm Giám đốc Sở Giao thông
- Công chính xem xét ban hành quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định phân
công quản lý các công trình hạ tầng giao thông công chính còn lại cho quận -
huyện (trên cơ sở có sự thống nhất tiếp nhận quản lý công trình của Ủy ban nhân
dân các địa phương), các Khu Quản lý giao thông đô thị. Các đơn vị được phân
công quản lý có nhiệm vụ thường xuyên rà soát, cập nhật các công trình này và
báo cáo để Sở Giao thông - Công chính có quyết định điều chỉnh việc phân công
quản lý kịp thời.
Điều 4. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy định này, một số từ ngữ
được hiểu như sau:
1. Công trình thoát nước công cộng
là các công trình thoát nước bao gồm hầm ga, cống ngầm, cửa xả, hệ thống kênh,
mương, rạch, trạm bơm và trạm xử lý nước thải nằm bên ngoài tường rào khu dân
cư, trường học, bệnh viện, cơ sở sản xuất…
2. Công trình thoát nước cấp 1
là kênh, rạch thoát nước.
3. Công trình thoát nước cấp 2
là cống chính thoát nước có cửa xả thoát trực tiếp ra kênh rạch.
4. Cống chung là đường cống
thoát nước mưa có cho phép nước thải trong sinh hoạt của các khu dân cư được đổ
vào.
5. Lằn phui là rãnh đào dưới lòng đường, lề đường, vỉa hè để lắp đặt công
trình ngầm.
6. Tái lập mặt đường là khôi phục
lại kết cấu của lòng đường, lề đường, vỉa hè đạt tiêu chuẩn thiết kế, chất lượng
đường theo đúng quy định hiện hành.
7. Công trình ngầm: Bao gồm các
công trình đường cáp điện, đường cáp viễn thông, đường ống cấp nước, đường cống
thoát nước, đường ống dẫn khí đốt, hào kỹ thuật, đường hầm... đặt dưới lòng đường,
lề đường, vỉa hè.
8. Phạm vi bảo vệ công trình: Phạm
vi giới hạn không được xây dựng các công trình khác.
9. Chất thải rắn là chất thải ở
dạng rắn, được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các
hoạt động khác bao gồm rác, đất, cát, đá, sỏi, bùn,...
10. Nước thải là chất thải ở thể
lỏng, được thải ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc các hoạt động
khác.
11. Giao cắt là sự giao nhau giữa
các công trình ngầm, mà hình chiếu của chúng trên mặt phẳng nằm ngang sẽ có điểm
trùng nhau.
12. Giao cắt trực tiếp là công
trình ngầm này đâm xuyên qua thân của công trình ngầm khác.
13. Đấu nối là nối kết giữa công
trình thoát nước đang được cải tạo hoặc xây mới vào công trình thoát nước công
cộng đã có sẵn hoặc cùng xây dựng mới.
Chương 2
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO
VỆ CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC CÔNG CỘNG
Điều 5. Quy
định về nâng cấp cải tạo, xây dựng mới công trình thoát nước
1. Các công trình thoát nước
công cộng, khi được cải tạo nâng cấp, hoặc xây dựng mới, phải phù hợp với quy
hoạch thoát nước và phải lập thiết kế cơ sở. Thiết kế cơ sở này phải được cơ
quan có thẩm quyền (quy định tại khoản 2 Điều 9 của Quy định này) thẩm định thì
chủ đầu tư mới được triển khai các bước tiếp theo.
2. Đối với các dự án sử dụng cống
chung cho nước mưa và nước thải, chủ đầu tư phải xây dựng hệ thống cống thu gom
nước thải sinh hoạt để đấu nối vào hệ thống cống chung. Không được đấu nối trực
tiếp đường ống thoát nước sinh hoạt của từng hộ gia đình vào hệ thống cống
chung.
3. Khi khởi công các công trình nêu tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư phải
thông báo cho cơ quan quản lý được quy định tại điểm a, điểm b, khoản 2, Điều 3
của Quy định này biết. Các cơ quan này phải có kế hoạch kiểm tra trong quá
trình thi công để kiểm tra về sự phù hợp của công trình so với thiết kế cơ sở
đã được Sở Giao thông - Công chính, hoặc Ủy ban nhân dân quận - huyện (theo
phân cấp) thẩm định. Việc kiểm tra này, không thay thế cho công tác giám sát
thi công của chủ đầu tư.
Giao Sở Giao thông - Công chính
quy định nội dung kiểm tra và ban hành mẫu thông báo khởi công, mẫu biên bản kiểm
tra trong vòng 30 ngày kể từ ngày Quy định này có hiệu lực.
4. Khi hoàn thành các công trình
nêu tại khoản 1 Điều này, thì chủ đầu tư phải gửi hồ sơ hoàn công cho cơ quan
quản lý nêu tại khoản 2 Điều 3 và tổ chức nghiệm thu thông cống có sự chứng kiến
và xác nhận của cơ quan quản lý nêu trên. Việc nghiệm thu thông cống, không
thay thế cho công tác nghiệm thu hoàn thành giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công.
Sở Giao thông - Công chính quy định
cụ thể nội dung việc tổ chức nghiệm thu thông cống trước khi bàn giao cho đơn vị
quản lý.
5. Đối với các dự án xây dựng đường
có bao gồm cả phần thoát nước, chủ đầu tư phải tách riêng thiết kế bản vẽ thi
công và bản vẽ hoàn công cho hạng mục thoát nước. Khi hạng mục thoát nước được
xây dựng xong, thì chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu thông cống để đưa hạng mục
thoát nước vào khai thác sử dụng, mà không đợi đến hoàn công toàn công trình.
6. Ngoại trừ các công trình giao
thông công chính được phân cấp cho các quận - huyện quyết định đầu tư; đối với
các công trình giao thông công chính xây dựng mới, các cơ quan tiếp nhận hồ sơ
hoàn công nêu tại khoản 2 Điều 3 của Quy định này, có nhiệm vụ đề xuất, để Sở
Giao thông - Công chính ra quyết định phân công đơn vị quản lý. Đơn vị được
phân công quản lý, có trách nhiệm tổ chức việc khai thác vận hành, duy tu nạo
vét trong quá trình sử dụng. Trách nhiệm bảo hành công trình vẫn do đơn vị thi
công thực hiện theo quy định.
Điều 6. Quy
định về đấu nối công trình thoát nước
1. Chủ đầu tư các công trình
thoát nước, muốn thực hiện việc đấu nối vào công trình thoát nước công cộng,
thì phải xin phép đấu nối tại cơ quan có thẩm quyền được quy định tại khoản 3 của
Điều này.
2. Các trường hợp sau đây được
miễn xin phép đấu nối:
a) Công trình đã được cơ quan có
thẩm quyền cấp phép xây dựng, mà trong hồ sơ cấp phép xây dựng có thể hiện việc
đấu nối công trình thoát nước. Trong trường hợp này, cơ quan cấp phép xây dựng
phải lấy ý kiến cơ quan quản lý công trình thoát nước trước khi cấp phép.
b) Các công trình hay hạng mục
công trình thoát nước đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở.
3. Giao các cơ quan được quy định
tại điểm a, b khoản 2, Điều 3 của Quy định này thực hiện việc cấp phép đấu nối.
Riêng hệ thống thoát nước của của các dự án xây dựng có diện tích khuôn viên
trên 01 (một) hecta, sẽ do Sở Giao thông - Công chính cấp phép đấu nối.
4. Công trình
đã có giấy phép đấu nối thì được miễn xin phép đào đường và vỉa hè. Chủ đầu tư
phải gửi thông báo khởi công kèm bản sao giấy phép đấu nối, hoặc thiết kế cơ sở
công trình thoát nước đã được cơ quan thẩm quyền thẩm định cho cơ quan cấp phép
đào đường trước khi khởi công đào đường, vỉa hè.
Việc đào và tái lập lòng đường,
lề đường, vỉa hè phải theo đúng quy định hiện hành về đào đường và tái lập mặt
đường.
Điều 7. Quy
định về giao cắt giữa công trình thoát nước với các công trình ngầm khác, về
xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thoát nước
1. Các công trình ngầm bao gồm
đường ống cấp nước, đường cáp điện, đường cáp viễn thông và các công trình ngầm
khác không được giao cắt trực tiếp với công trình thoát nước và ngược lại.
2. Khi nâng cấp, cải tạo hoặc
xây dựng mới các công trình ngầm nêu tại khoản 1 Điều này, phải ưu tiên dành vị
trí để lắp đặt các công trình thoát nước tại các điểm giao cắt giữa hai công
trình. Chủ đầu tư phải lấy ý kiến thỏa thuận của các Khu Quản lý giao thông đô
thị về vị trí và độ sâu lắp đặt công trình này.
3. Khi thi công các công trình
ngầm, nếu phát hiện có giao cắt với đường cống thoát nước, thì chủ đầu tư phải
thông báo trong vòng hai ngày bằng văn bản cho các Khu Quản lý giao thông đô thị
về các vị trí giao cắt này.
4. Khi lấp lằn phui tại các vị trí giao cắt, chủ đầu tư phải thông báo
cho các Khu Quản lý giao thông đô thị bằng văn bản trước 01 (một) ngày; các Khu
Quản lý giao thông đô thị có trách nhiệm cử người đến để chứng kiến và lập biên
bản xác nhận. Trong trường hợp chủ đầu tư đã thông báo, mà các Khu Quản lý giao
thông đô thị không cử người đến để chứng kiến, thì chủ đầu tư có quyền lấp lằn
phui. Mọi thiệt hại cho công trình thoát nước, các Khu Quản lý giao thông đô thị
phải chịu trách nhiệm.
Giao Sở Giao thông - Công chính
ban hành mẫu thông báo, mẫu biên bản xác nhận trong vòng 30 ngày, kể từ ngày
Quy định này có hiệu lực.
5. Tất cả các công trình xây dựng,
phải đảm bảo khoảng cách với công trình thoát nước theo quy chuẩn xây dựng.
Trong mọi trường hợp, đều không được xây dựng nhà cửa, chuồng trại, hoặc các
công trình kiến trúc khác lên trên hầm cống, miệng cống, cửa xả. Không được trồng
cây xanh lâu năm, trụ điện, trụ đèn chiếu sáng, trụ cáp viễn thông tựa trực tiếp
lên bên trên lưng đường cống thoát nước.
Điều 8. Quy
định về xả nước, chất thải vào hệ thống thoát nước
1. Tất cả các cá nhân và tổ chức
khi xả nước, chất thải vào hệ thống thoát nước công cộng phải tuân thủ:
a) Không được thải chất thải rắn;
b) Trong trường hợp xả nước thải
vào nguồn nước, thì phải có giấy phép của cơ quan thẩm quyền được quy định tại
Điều 13 Nghị định số 149/2004/NĐ-CP, ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ về
quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước và Quyết định số 17/2006/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 02 năm 2006 của Ủy
ban nhân dân thành phố về Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành
phố. Trừ các trường hợp được miễn xin phép được quy định tại khoản 2 Điều 6 của
Quy định này;
c) Nước thải vào hệ thống thoát nước phải đạt tiêu chuẩn môi trường theo
quy định;
d) Không được làm cản trở đường
thoát nước công cộng, trừ trường hợp được cơ quan quản lý quy định tại khoản 2
Điều 3 của Quy định này cho phép.
2. Trong trường hợp đặc biệt,
công trình thoát nước buộc phải qua bất động sản liền kề, thì chủ sở hữu bất động
sản liền kề không được quyền ngăn cản. Chủ đầu tư phải hạn chế đến mức thấp nhất
thiệt hại cho chủ bất động sản liền kề; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Các công trình thoát nước nằm
bên ngoài khuôn viên bất động sản, không phân biệt nguồn vốn đầu tư, có thời
gian sử dụng trên 02 (hai) năm, đương nhiên trở thành công trình thoát nước
công cộng và chủ đầu tư không được đòi bồi thường. Trong trường hợp các công
trình này được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách, có thời gian sử dụng chưa
đến 02 (hai) năm, nếu có thêm đối tượng khác sử dụng chung đường cống này, thì
đối tượng sử dụng sau phải có trách nhiệm chia sẻ kinh phí đầu tư hợp lý mà đối
tượng trước đã bỏ ra để đầu tư. Việc xác định mức chia sẻ kinh phí phải được
các bên thống nhất ngay từ đầu, trước khi cơ quan thẩm quyền cho phép xây dựng
công trình.
Chương 3
QUY ĐỊNH VỀ CÁC TRÌNH TỰ
THỦ TỤC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC
Điều 9. Thủ
tục thẩm định thiết kế cơ sở của công trình thoát nước
1. Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị thẩm định thiết
kế cơ sở;
b) Bản vẽ thiết kế cơ sở;
c) Thuyết minh thiết kế cơ sở;
(Nội dung bản vẽ và thuyết minh
thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07
tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, được
sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 112/2006/NĐ-CP, ngày 29 tháng
9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
16/2005/NĐ-CP).
d) Đối với công trình thoát nước
xây dựng trong khu dân cư mới, khu đô thị mới, thành phần hồ sơ phải bổ sung: Bản
vẽ quy hoạch chi tiết kèm Quyết định phê duyệt; Quyết định giao, thuê đất kèm bản
đồ hiện trạng vị trí.
2. Cơ quan thẩm định thiết kế cơ
sở:
(Thực hiện theo quy định tại khoản
3.6 Điều 3, khoản 13.1 và 13.2 Điều 13 của Quy định về quản lý các dự án đầu tư
trong nước được ban hành theo Quyết định số 109/2005/QĐ-UBND, ngày 20 tháng 6
năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố, hoặc quy định khác thay thế)
a) Sở Giao thông - Công chính:
Thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thoát nước, hoặc các công trình đường
có bao gồm hệ thống thoát nước thuộc nhóm B, C và các công trình thoát nước thuộc
các khu dân cư mới, khu đô thị mới.
b) Ủy ban nhân dân quận - huyện: Thẩm định thiết kế cơ sở các công trình
thoát nước, hoặc công trình đường có bao gồm hệ thống thoát nước được phân cấp
cho Ủy ban nhân dân quận - huyện quyết định đầu tư có tổng mức đầu tư dưới 05
(năm) tỷ đồng.
3. Thời gian thẩm định thiết kế
cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với công trình nhóm C và không quá 15
ngày làm việc đối với công trình nhóm B, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Các công trình thoát nước
không lập thiết kế cơ sở, thì được thay thế bằng thiết kế bản vẽ thi công.. Thẩm
quyền và trình tự giải quyết như theo quy định nêu tại khoản 1, 2, 3 của Điều
này.
(Về thẩm quyền thẩm định thiết kế bản vẽ thi công: thực hiện theo quy định
tại Quyết định số 109/2005/QĐ-UBND, ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban nhân
dân thành phố về Công tác quản lý các dự án đầu tư trong nước hoặc quy định
khác thay thế).
Điều 10. Thủ
tục xin phép đấu nối đường thoát nước
1. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn (đối với cá nhân) hoặc
văn bản (đối với tổ chức) xin phép đấu nối;
b) Họa đồ vị trí khu vực đấu nối;
c) Bản vẽ thiết kế đấu nối.
2. Nơi tiếp nhận và trình tự giải
quyết hồ sơ:
Các cơ quan cấp phép đấu nối, được
quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy định này, tổ chức tiếp nhận hồ sơ xin phép
đấu nối.
Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ,
các cơ quan cấp phép tổ chức kiểm tra để cấp phép đấu nối.
3. Thời gian giải quyết hồ sơ: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ.
Giao Sở Giao thông - Công chính
hướng dẫn triển khai thực hiện việc cấp phép đấu nối và ban hành các biểu mẫu
cho hồ sơ cấp phép này.
Điều 11. Thủ
tục xin thỏa thuận vị trí lắp đặt công trình ngầm
Khi xây dựng các công trình ngầm
được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 2, chủ đầu tư phải xin thỏa thuận về vị
trí và độ sâu lắp đặt với các Khu Quản lý giao thông đô thị.
1. Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản xin thỏa thuận;
b) Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt
ngang, mặt cắt dọc công trình ngầm.
2. Thời gian giải quyết hồ sơ: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ.
Chương 4
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Xử
lý các trường hợp xâm hại đến công trình thoát nước xảy ra trước ngày Quy định
này có hiệu lực
Đối với các trường hợp xâm hại xảy
ra trước ngày Quy định này có hiệu lực:
1. Giao các Khu Quản lý giao
thông đô thị được sử dụng nguồn kinh phí duy tu thoát nước để khảo sát, thống
kê, đánh giá mức độ thiệt hại.
2. Các biện pháp xử lý như sau:
a) Xâm hại do nhà ở, chuồng trại,
các công trình kiến trúc khác: Ủy ban nhân dân quận - huyện có trách nhiệm xây
dựng kế hoạch, phương án, chính sách để thực hiện các biện pháp di dời đúng
theo các quy định hiện hành. Đặc biệt ưu tiên thực hiện di dời đối với các trường
hợp lấn chiếm cửa xả, hầm cống, miệng cống.
b) Xâm hại do giao cắt với các
công trình khác: Các công trình ngầm như đường ống cấp nước, cáp điện lực, cáp
viễn thông, trụ điện, cây xanh và các công trình khác có giao cắt xâm hại đến
công trình thoát nước thì chủ công trình có trách nhiệm thực hiện khẩn cấp các
biện pháp hiệu lực, khả thi để khắc phục theo các quy định hiện hành, đảm bảo
khôi phục hiện trạng thoát nước ban đầu.
3. Các trường hợp xâm hại phải bị
xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Điều 13. Kiểm
tra và xử lý vi phạm
1. Cơ quan quản lý hệ thống
thoát nước phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện những vi phạm xâm hại đến công
trình thoát nước, để xử lý hoặc thông báo cho các cơ quan chức năng xử lý.
2. Ủy ban nhân dân các cấp,
Thanh tra chuyên ngành (Giao thông - Công chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi
trường) và Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có
trách nhiệm kiểm tra và xử lý các vi phạm xâm hại đến công trình thoát nước
theo thẩm quyền.
3. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy
định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra, sẽ bị xử lý
hành chính hoặc bị truy tố trước pháp luật.
Điều 14. Điều
khoản thi hành
Giám đốc Sở Giao thông - Công
chính có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Quy định này. Trong quá trình
thực hiện, nếu có vướng mắc hay cần thiết phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với
các quy định pháp luật mới ban hành và tình hình thực tế, Sở Giao thông - Công
chính có trách nhiệm tổng hợp và đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố xem
xét điều chỉnh./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Tín
|