Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 1827/QĐ-BYT năm 2011 phê duyệt “Chương trình hành động Truyền thông giáo dục sức khỏe giai đoạn 2011 - 2015” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 1827/QĐ-BYT
Ngày ban hành 07/06/2011
Ngày có hiệu lực 07/06/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Quốc Triệu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1827/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE GIAI ĐOẠN 2011-2015”.

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chương trình hành động Truyền thông giáo dục sức khỏe giai đoạn 2011 - 2015”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế ngành, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Tuyên giáo Trung ương (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng (để biết);
- Lưu: VT, PC.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Quốc Triệu

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE GIAI ĐOẠN 2011 - 2015.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1827/QĐ-BYT ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE.

Truyền thông giáo dục sức khỏe (GDSK) trong những năm qua đã góp phần quan trọng và tích cực vào kết quả đạt được của các chương trình, hoạt động y tế nói riêng và vào thành công của chiến lược chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân nói chung.

Đảng, Nhà nước và ngành Y tế luôn coi trọng và khẳng định công tác TTGDSK là một bộ phận không thể thiếu được trong sự nghiệp CSSK nhân dân. Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23/2/2005 đã đưa ra 7 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó chỉ rõ, phải Nâng cao hiệu quả thông tin - giáo dục - truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại đối với sức khỏe, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.

Trong những năm qua, Chương trình hành động truyền thông GDSK đến năm 2010 đã được triển khai và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc xây dựng Chương trình hành động truyền thông giáo dục sức khỏe (sau đây viết tắt là Chương trình hành động) trong giai đoạn tiếp theo là một yêu cầu tất yếu nhằm tiếp tục tăng cường và thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác truyền thông GDSK đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, thực hiện thành công nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung.

Giúp người dân được tiếp cận đầy đủ và sử dụng hiệu quả các dịch vụ truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

2. Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể.

2.1. Mục tiêu 1. Tăng cường vai trò chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác truyền thông GDSK của tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp thông qua chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và chương trình về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Chỉ tiêu cụ thể:

- 95% các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương hàng năm có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoặc kế hoạch thực hiện các chính sách về CSSK nhân dân;

- 90% các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoặc kế hoạch thực hiện các chính sách về CSSK nhân dân của các cấp ủy Đảng, chính quyền có nội dung chỉ đạo về công tác truyền thông giáo dục sức khỏe;

- 90% các tổ chức xã hội, đoàn thể liên quan hàng năm có kế hoạch phối hợp hoạt động thực hiện truyền thông GDSK ở cộng đồng.

[...]