Quyết định 1819/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Số hiệu 1819/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/12/2016
Ngày có hiệu lực 29/12/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Ninh
Người ký Nguyễn Tiến Nhường
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1819/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 29 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

CHỦ TỊCH UBND TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 08/11/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường;

Cần cứ Quyết định số 47/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của UBND tỉnh về quan điểm và nguyên tắc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn và ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh (Có Đề án kèm theo), gồm các nội dung chính sau:

1. Mục tiêu bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020

1.1. 100% các làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý ô nhiễm triệt để.

1.2. Di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất thuộc nhóm tái chế giấy, tái chế kim loại, tái chế nhựa, nhuộm và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoạt động trong khu dân cư vào cụm công nghiệp làng nghề.

1.3. 100% các cơ sở còn tồn tại trong làng nghề có biện pháp xử lý chất thải theo đúng quy định.

1.4. Tiếp tục phát triển làng nghề theo định hướng bảo tồn làng nghề truyền thống, mang đậm đà bản sắc dân tộc.

1.5. Tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành liên quan với UBND các huyện, thành phố, thị xã nhằm tạo chuyển biến tốt trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề.

2. Quan điểm và nguyên tắc đầu tư

2.1. Quán triệt và vận dụng có hiệu quả cơ chế cho phép chủ đầu tư được trực tiếp thu để bù chi phí xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “người hưởng lợi từ môi trường phải trả chi phí”, coi đây là giải pháp căn bản để huy động nguồn lực từ xã hội, giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước.

2.2. Về xử lý nước thải:

a. Đối với các doanh nghiệp mới đầu tư: Phải tự đầu tư và vận hành công trình xử lý nước thải đảm bảo theo quy định.

b. Đối với làng nghề lâu đời truyền thống:

- Đối với nước thải phát sinh tại các cơ sở: Các cơ sở phải tự đầu tư hệ thống xử lý nước thải sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý tập trung.

- Đối với công trình xử lý nước thải tập trung: Đề nghị áp dụng như làng nghề sản xuất giấy tại phường Phong Khê. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 80% tổng kinh phí thực hiện dự án, 20% còn lại do doanh nghiệp, cơ sở phát sinh chất thải đóng góp (UBND cấp huyện yêu cầu các doanh nghiệp trong làng nghề phải ký cam kết đóng góp 20% tổng kinh phí thì mới cho thực hiện dự án). Kinh phí vận hành công trình xử lý chất thải tập trung do các doanh nghiệp trong làng nghề đóng góp 100%.

2.3. Về xử lý chất thải rắn:

- Đối với chất thải rắn tồn đọng tại các làng nghề từ trước đến nay: Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí để thu gom, vận chuyển và xử lý.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ