Quyết định 18/2023/QĐ-UBND Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu | 18/2023/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 27/03/2023 |
Ngày có hiệu lực | 05/04/2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký | Phan Quý Phương |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2023/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 27 tháng 3 năm 2023 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
Căn cứ Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 32/2019/TT-BCT ngày 21 tháng 11 năm 2019 của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ;
Căn cứ Thông tư số 42/2019/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành;
Căn cứ Thông tư số 31/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 381/TTr-SCT ngày 10 tháng 3 năm 2023 về việc đề nghị ban hành Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 4 năm 2023 và thay thế Quyết định số 64/2018/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy chế phối hợp quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ
(Kèm theo Quyết định số 18/2023/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2023/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 27 tháng 3 năm 2023 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
Căn cứ Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 32/2019/TT-BCT ngày 21 tháng 11 năm 2019 của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ;
Căn cứ Thông tư số 42/2019/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành;
Căn cứ Thông tư số 31/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 381/TTr-SCT ngày 10 tháng 3 năm 2023 về việc đề nghị ban hành Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 4 năm 2023 và thay thế Quyết định số 64/2018/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy chế phối hợp quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ
(Kèm theo Quyết định số 18/2023/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Quy chế này quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh và trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động và phối hợp quản lý vật liệu nổ công nghiệp
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, đầu tư xây dựng, tài nguyên khoáng sản, môi trường và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Việc phối hợp quản lý vật liệu nổ công nghiệp phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý, đảm bảo tính kịp thời, thống nhất, không chồng chéo, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 4. Quy định về bảo quản vật liệu nổ công nghiệp
1. Việc bảo quản vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo các quy định tại Điều 16 Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
2. Việc đầu tư, xây dựng, sửa chữa cải tạo kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình, bảo vệ môi trường, an toàn, phòng cháy và chữa cháy.
3. Tổ chức không còn nhu cầu sử dụng có vật liệu nổ công nghiệp tồn kho phải thông báo bằng văn bản đến Sở Công Thương và Công an tỉnh về số lượng, chủng loại, quy cách vật liệu nổ công nghiệp tồn kho và phải chuyển giao cho tổ chức được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp. Trong quá trình chuyển giao vật liệu nổ công nghiệp, hai bên phải lập biên bản giao nhận ghi rõ chủng loại, số lượng, chất lượng vật liệu nổ công nghiệp và có đầy đủ chữ ký các bên và những người giám sát, chứng kiến.
4. Trường hợp vật liệu nổ công nghiệp tồn kho quá hạn hoặc không thể chuyển giao cho tổ chức được phép kinh doanh thì được phép tiêu hủy theo quy định tại Điều 31 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 01:2019/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 32/2019/TT-BCT ngày 21 tháng 11 năm 2019 của Bộ Công Thương về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ.
5. Để đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, các tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn ngoại tỉnh khi đến nổ mìn dịch vụ tại tỉnh Thừa Thiên Huế phải xây dựng phương án cung cấp dịch vụ nổ mìn tại địa phương gửi Sở Công Thương để theo dõi, quản lý. Phương án cung cấp dịch vụ nổ mìn phải đảm bảo các điều kiện cần thiết về sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và các giải pháp bảo đảm về an ninh trật tự, an toàn, xử lý sự cố trong hoạt động cung ứng dịch vụ nổ mìn, phù hợp với số lượng, quy mô hoạt động và điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương.
6. Công tác bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tại nơi nổ mìn, khi chưa tiến hành nổ mìn thực hiện theo quy định tại Điều 22 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 01:2019/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 32/2019/TT-BCT ngày 21 tháng 11 năm 2019 của Bộ Công Thương về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ.
Điều 5. Khu vực cấm ngoài hàng rào kho vật liệu nổ công nghiệp
1. Nghiêm cấm các hoạt động tụ họp, đốt lửa và các hoạt động có nguy cơ gây nguy hại khác tại khu vực cấm ngoài hàng rào kho vật liệu nổ công nghiệp.
2. Tại khu vực cấm ngoài hàng rào kho vật liệu nổ công nghiệp, tổ chức sử dụng kho vật liệu nổ công nghiệp có trách nhiệm thực hiện các quy định sau:
a) Đặt các biển cảnh báo “Nguy hiểm - Cấm lửa”, cấm các hoạt động tụ họp.
c) Dọn sạch các loại cây dễ cháy (cỏ khô, cây khô).
b) Ban hành nội quy và thực hiện quy định chế độ ra vào khu vực cấm ngoài hàng rào kho vật liệu nổ công nghiệp.
d) Trang bị các phương tiện kỹ thuật, bố trí đầy đủ lực lượng bảo vệ kho vật liệu nổ công nghiệp để kiểm soát người và phương tiện ra vào khu vực cấm; phát hiện, ngăn chặn, dập tắt những đám cháy xảy ra.
Điều 6. Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
1. Tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải đảm bảo các điều kiện, tuân thủ quy định tại Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các quy định sau:
a) Trước khi tiến hành nổ mìn lần đầu ở địa điểm đã được cấp phép, tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn phối hợp với tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ nổ mìn thông báo bằng văn bản chậm nhất trước 24 giờ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an cấp xã, tổ chức, đơn vị có liên quan và cho mọi người sống hoặc làm việc ở trong vùng nguy hiểm của khu vực nổ mìn và vùng giáp ranh (vùng có bán kính gấp hai lần bán kính vùng nguy hiểm) biết về địa điểm, thời gian nổ mìn lần đầu, hàng ngày; giới hạn của vùng nguy hiểm, ý nghĩa của các tín hiệu dùng khi nổ mìn.
b) Tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không được tiến hành khởi nổ cùng một lúc hai hoặc nhiều bãi mìn cạnh nhau; mỗi lần khởi nổ bãi mìn cách nhau ít nhất từ 01 - 03 phút. Trường hợp nhiều đơn vị nổ mìn ở gần nhau, có chồng lấn về bán kính an toàn khi nổ mìn, phải có biên bản thống nhất cụ thể về quy định, thời gian và tín hiệu nổ mìn để đảm bảo an toàn trong toàn bộ khu vực ảnh hưởng nổ mìn với đầy đủ chữ ký của người có trách nhiệm thuộc các đơn vị.
c) Khi nổ mìn trong khu vực dân cư, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực có di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, công trình an ninh, quốc phòng hoặc công trình quan trọng khác của quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định của pháp luật hoặc khu vực đang xảy ra tố cáo, phản ánh, kiến nghị tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải thông báo bằng văn bản về Sở Công Thương trước 72 giờ để tổ chức giám sát ảnh hưởng nổ mìn theo quy định.
d) Người đứng đầu tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải thực hiện đúng, đầy đủ các phương pháp kỹ thuật, đảm bảo an ninh, an toàn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề có liên quan. Trường hợp có dấu hiệu không đảm bảo an toàn có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội thì phải dừng ngay các hoạt động và báo cáo ngay bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
đ) Trước ngày 05 tháng 01 hàng năm, tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải xây dựng và gửi kế hoạch dự kiến nổ mìn trong năm tại các địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho Sở Công Thương, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và Công an cấp xã để theo dõi, giám sát, thông báo cho các tổ chức, đơn vị có liên quan và nhân dân trong khu vực biết quy định về thời gian, tín hiệu, thông tin liên lạc, giới hạn vùng nguy hiểm; nội dung của Kế hoạch dự kiến nổ mìn của năm phải có đầy đủ thông tin về khối lượng vật liệu nổ công nghiệp dự kiến sử dụng, định mức sử dụng, vị trí, khu vực nổ mìn, khoảng cách an toàn, thời gian, tín hiệu, thông tin liên lạc và giới hạn vùng nguy hiểm khi nổ mìn.
e) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định.
g) Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác cơ sở dữ liệu về vật liệu nổ công nghiệp vào Phần mềm cơ sở dữ liệu về vật liệu nổ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn
Tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn phải đáp ứng các điều kiện, có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, khoản 1 Điều này và các quy định sau:
a) Khi thực hiện hoạt động dịch vụ nổ mìn cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn phải thông báo bằng văn bản với Sở Công Thương trước thời điểm nổ mìn ít nhất 10 ngày để theo dõi, quản lý; trường hợp cần thiết, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan kiểm tra thực tế khu vực dự kiến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp về các điều kiện liên quan đến an ninh trật tự, an toàn nổ mìn và các vấn đề khác có liên quan.
b) Phối hợp với tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ nổ mìn xây dựng, thực hiện quy chế phối hợp trong quá trình nổ mìn dịch vụ, đảm bảo các điều kiện về an toàn, an ninh trật tự.
c) Tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn ngoại tỉnh khi đến thực hiện dịch vụ nổ mìn tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng không đề nghị Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, phải thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm nổ mìn gửi Công an tỉnh Thừa Thiên Huế trước thời điểm nổ mìn ít nhất 3 ngày để theo dõi, quản lý; trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an ninh trật tự, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra các điều kiện đảm bảo an ninh trật tự tại địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trước khi nổ mìn.
1. Tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ nổ mìn có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các quy định sau:
a) Chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự, xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự trong suốt quá trình hoạt động, có văn bản phân công người tiếp nhận, kiểm tra, xác nhận số lượng, chủng loại vật liệu nổ công nghiệp với tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn.
b) Người được giao nhiệm vụ quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, được huấn luyện về kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp trong các hoạt động liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
c) Theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn theo phương án nổ mìn đã phê duyệt, sự phù hợp với thiết kế kỹ thuật khai thác mỏ hoặc thiết kế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình, tuân thủ quy định của pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Các trường hợp phải thực hiện dịch vụ nổ mìn
a) Các công trình, dự án có quy mô nhỏ, hoạt động thời vụ, sử dụng dưới 500kg thuốc nổ công nghiệp/quý (trừ trường hợp sử dụng thuốc nổ để thử nghiệm, thăm dò, đánh giá địa chất, khai thác đá ốp lát và các trường hợp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đặc thù khác).
b) Các trường hợp cần thiết nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội được Sở Công Thương chỉ định, bắt buộc thực hiện dịch vụ nổ mìn ở khu vực, địa điểm có đặc thù về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
1. Thời gian được phép nổ mìn vào các ngày trong tuần:
a) Buổi trưa từ 11 giờ 00 phút đến 13 giờ 00 phút.
b) Buổi chiều từ 16 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút.
2. Đối với trường hợp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp có tính chất đặc thù, Sở Công Thương kiểm tra, cho phép thời gian được nổ mìn trong giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra, xác nhận thời gian được phép nổ mìn theo thông báo sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 9. Thời gian tạm ngừng vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
1. Những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Trong một số trường hợp đặc biệt, cần thiết để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, khi có yêu cầu Công an tỉnh thông báo tạm ngừng vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp hoặc Sở Công Thương thông báo tạm ngừng sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Điều 10. Quy định về vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
Việc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 44 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và quy định từ Điều 24 đến Điều 28 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 01:2019/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 32/2019/TT-BCT ngày 21 tháng 11 năm 2019 của Bộ Công Thương về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ.
CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Hàng năm, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về tình hình hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh; các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan khi được đề nghị phối hợp có trách nhiệm cử người tham gia, hỗ trợ cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan, phối hợp trong công tác xử lý vi phạm hành chính và các nội dung phối hợp khác có liên quan.
1. Việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; cơ quan có thẩm quyền giải quyết có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, xử lý theo quy định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và đồng thời gửi kết quả giải quyết đến Sở Công Thương để theo dõi, quản lý; các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tham gia phối hợp giải quyết khi có đề nghị.
2. Khi trên địa bàn quản lý xảy ra xâm nhập trái phép khu vực tồn trữ vật liệu nổ công nghiệp, mất cắp, thất thoát hoặc xảy ra sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, trong vòng 24 giờ theo quy định Sở Công Thương có trách nhiệm phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan kiểm tra tình hình, đánh giá nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý sự cố, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương để chỉ đạo, quản lý; các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp liên quan có trách nhiệm tham gia phối hợp giải quyết.
Đối với những vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền điều tra của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, thành viên mời thêm đại diện Sở Công Thương, Công an tỉnh. Trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý của các sở, ban, ngành, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
2. Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Công Thương
Ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Sở Công Thương còn có trách nhiệm:
1. Phê duyệt phương án nổ mìn của tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khu vực dân cư, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực có các di tích lịch sử - văn hoá, bảo tồn thiên nhiên, công trình an ninh, quốc phòng hoặc công trình quan trọng khác của quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định pháp luật đối với trường hợp thuộc thẩm quyền Sở Công Thương cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại các khu vực trên.
2. Chủ trì kiểm tra việc thực hiện phương án giám sát ảnh hưởng nổ mìn của các tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nổ mìn và trong các trường hợp cần thiết khác.
3. Chỉ định các địa điểm, khu vực bắt buộc phải sử dụng dịch vụ nổ mìn nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trật tự xã hội.
4. Thu hồi hoặc kiến nghị Bộ Công Thương thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức hoặc buộc tạm dừng sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong trường hợp tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản.
5. Tiếp nhận thông báo sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 41 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, trong trường hợp cần thiết, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra thực tế khu vực dự kiến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức về điều kiện đảm bảo an ninh trật tự, an toàn nổ mìn và các vấn đề liên quan khác.
6. Xây dựng, quản lý vận hành, hướng dẫn khai thác, sử dụng và nâng cấp hạ tầng, phần mềm cơ sở dữ liệu về vật liệu nổ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
7. Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết các trường hợp tố cáo, kiến nghị, phản ánh và các vấn đề liên quan đến an toàn hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 16. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Quản lý về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy theo đúng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền được phân công; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự và Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo quy định.
3. Tham gia ý kiến về địa điểm xây dựng các công trình vật liệu nổ công nghiệp; thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đối với các dự án xây dựng kho vật liệu nổ công nghiệp trước khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng và kiểm tra, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy trước khi đưa vào hoạt động, sử dụng.
4. Tổ chức huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; tổ chức huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên bảo vệ; tổ chức tập huấn về công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho nhân viên bảo vệ và các nhân viên khác có liên quan trong các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn.
5. Chủ trì kiểm tra việc đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh; kiểm tra các điều kiện đảm bảo an ninh trật tự tại địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trước khi cấp Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp hoặc ký xác nhận Giấy đăng ký tiếp nhận vật liệu nổ công nghiệp theo quy định.
6. Tham gia thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh khi được đề nghị.
7. Tổ chức hoạt động điều tra xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp và phòng cháy chữa cháy.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Hướng dẫn các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có nhu cầu xây dựng kho vật liệu nổ công nghiệp thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án xây dựng kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp theo quy định.
2. Tham gia thanh tra, kiểm tra liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình kho vật liệu nổ công nghiệp khi được đề nghị.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Phối hợp với Sở Công Thương trong việc thẩm định điều kiện cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường khi được đề nghị.
2. Tham gia giám sát ảnh hưởng nổ mìn để kiểm chứng việc thực hiện trách nhiệm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường của tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp khi được đề nghị.
3. Tham gia thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường khi được đề nghị.
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Phối hợp với Sở Công Thương trong việc thẩm định điều kiện cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp vào mục đích khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, thi công các công trình xây dựng khi được đề nghị.
2. Tham gia thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp vào mục đích khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, thi công các công trình xây dựng khi được đề nghị.
Điều 20. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Phối hợp với Sở Công Thương trong việc thẩm định điều kiện cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp vào mục đích thi công cơ sở hạ tầng, công trình giao thông khi được đề nghị.
2. Tham gia thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp vào mục đích thi công cơ sở hạ tầng, công trình giao thông khi được đề nghị.
Điều 21. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm về thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định hiện hành.
2. Tham gia thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có liên quan khi được đề nghị.
Điều 22. Trách nhiệm các sở, ban, ngành khác có liên quan
Các sở, ban, ngành khác có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 23. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức thực hiện các nội dung công tác quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn quản lý.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý hoạt động của các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn.
3. Chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi, giám sát, giải quyết tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn.
4. Xử lý vi phạm về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo thẩm quyền được phân cấp hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
5. Báo cáo kịp thời các sự cố liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn quản lý cho Sở Công Thương và các cơ quan chức năng liên quan để phối hợp xử lý.
6. Tham gia thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn khi được đề nghị.
Điều 24. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền.
2. Tham gia thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn khi được đề nghị.
3. Tham gia xử lý sự cố và các vấn đề khác xảy ra có liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn.
4. Phối hợp với tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp tại địa bàn thông báo rộng rãi cho mọi người sống hoặc làm việc ở trong vùng nguy hiểm của khu vực nổ mìn và vùng giáp ranh (vùng có bán kính gấp hai lần bán kính vùng nguy hiểm) biết về địa điểm, thời gian nổ mìn, giới hạn vùng nguy hiểm, các bảng hiệu và tín hiệu nổ mìn. Báo cáo kịp thời các sự cố liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Công Thương, Công an tỉnh và các cơ quan chức năng liên quan để phối hợp xử lý.
1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện Quy chế này và các quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.