Quyết định 18/2011/QĐ-UBND về Quy chế xét công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống trên địa bàn tỉnh Long An

Số hiệu 18/2011/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/07/2011
Ngày có hiệu lực 11/07/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Long An
Người ký Nguyễn Thanh Nguyên
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2011/QĐ-UBND

Long An, ngày 01 tháng 7 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT CÔNG NHẬN LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003 ;

Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;

Căn cứ Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 03/2005/TT-BCN ngày 23/6/2005 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1301/TTr-SCT ngày 24 tháng 6 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống trên địa bàn tỉnh Long An.

Điều 2. Giao Sở Công Thương tổ chức triển khai, hướng dẫn đôn đốc kiểm tra việc thực hiện quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các Sở ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Bộ Tài chính;
- Cục KTVBQPPL Bộ Tư pháp;
- TT.TU; TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học;
- Như Điều 3;
- Phòng NCKT;
- Lưu: VT, SCT, T.
Nghetieuthucongnghiep

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Nguyên

 

QUY CHẾ

XÉT CÔNG NHẬN LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh Long An)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận “Làng nghề tiểu thủ công nghiệp” và “Làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống” trên địa bàn tỉnh Long An.

2. Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng cho các làng trên địa bàn tỉnh có trực tiếp sản xuất, chế biến các sản phẩm thuộc các nghề tiểu thủ công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong quy chế này các từ ngữ được hiểu như sau:

1. Nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) truyền thống: Là nghề TTCN đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

2. Làng nghề tiểu thủ công nghiệp: là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp khóm, ấp, khu phố hoặc các điểm dân cư tương tự (gọi tắt là “làng”) trên địa bàn một xã, phường, thị trấn có các hoạt động ngành nghề TTCN, sản xuất ra một hoặc nhiều sản phẩm khác nhau tại các cơ sở sản xuất tập trung hoặc phân tán ở hộ gia đình trong cụm dân cư, có sử dụng các nguồn lực trong và ngoài địa phương, các ngành nghề sản xuất đã phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của người dân.

3. Làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống: Là làng nghề TTCN có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời được lưu truyền ít nhất từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; sản phẩm có tính mỹ thuật đặc trưng được nhiều người và nhiều nơi biết đến, là làng nghề có truyền thống được hình thành từ lâu đời.

[...]