Quyết định 1798/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015

Số hiệu 1798/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/07/2011
Ngày có hiệu lực 29/07/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Nguyễn Xuân Quang
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1798/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 29 tháng 7 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết của Tỉnh ủy số 03-NQ/TU, ngày 11/7/2011 về ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV;

Căn cứ Quyết định số 3150/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 và 2015, tầm nhìn đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 390/SCT- QLCN ngày 11 tháng 7 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công Thương; (B/c)
- Ban Thường vụ TU;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND;
- TT Công báo; TT Tin học; Website tỉnh;
- Lưu: VT.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Quang

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1798/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

I. Kết quả thực hiện chương trình

1. Về các chỉ tiêu tổng hợp

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 thực hiện 3.533 tỷ đồng, tăng 2,34 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 18,55% (Mục tiêu tăng 20-21 %). Trong đó: Công nghiệp Quốc doanh (CNQD) tăng 11,1%; công nghiệp ngoài quốc doanh (CNNQD) tăng 31,0%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giảm 25%.

Các sản phẩm chủ yếu của ngành như: Xi măng, gạch men, tinh bột sắn, caolinh, chế biến nhựa thông, cao su mủ khô, gỗ các loại, bia,…đều tăng khá, năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Một số sản phẩm đạt thấp như: Thủy sản đông, nhôm thanh, lắp ráp xe máy…

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng giá trị CN - XD trong GDP của tỉnh ngày càng tăng, năm 2000 chiếm 24,8%, năm 2005 chiếm 32%, đến năm 2010 tăng lên 37,7%, tuy vậy, chưa đạt được mục tiêu đề ra (Mục tiêu năm 2010 đạt 40%).

Cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch đúng hướng, khai thác tốt các tiềm năng lợi thế của tỉnh: Ngành sản xuất vật liệu xây dựng ngày càng chiếm ưu thế, năm 2005 chiếm tỷ trọng 39,1% giá trị sản xuất toàn ngành, đến năm 2010 tăng lên 51,5%; tiếp đến là ngành chế biến nông lâm thủy sản chiếm 21,8% giá trị sản xuất toàn ngành.

Mức nộp ngân sách của các doanh nghiệp công nghiệp chiếm trên 80% tổng thu ngân sách của các doanh nghiệp toàn tỉnh, góp quan trọng vào hoàn thành kế hoạch thu nộp ngân sách hàng năm trên địa bàn. Trong đó, điển hình là các đơn vị: Công ty Bia Hà Nội - Quảng Bình gần 70 tỷ đồng (cao nhất toàn tỉnh), công ty xi măng Sông Gianh 17,1 tỷ đồng, Công ty cao su Việt Trung 15,9 tỷ đồng, Công ty LCN Long Đại 11,2 tỷ đồng, Công ty CP SXVL xây dựng Cosevco 1 là 13,1 tỷ đồng, Công ty Điện lực QB 5,6 tỷ đồng, Xí nghiệp may xuất khẩu Hà Quảng 2,1 tỷ đồng, Công ty CP XNK QB 2,6 tỷ đồng, Công ty Tân Đức Hải 5,7 tỷ đồng...

2. Thực hiện các dự án ưu tiên.

Các dự án sản xuất được đầu tư và đưa vào hoạt động trong chương trình đề ra, góp phần tích cực cho tăng trưởng, giải quyết việc làm tạo thu nhập cho người lao động và tăng thu ngân sách địa phương:

- Nhà máy xi măng Sông Gianh công suất 1,4 triệu tấn/năm hoàn thành đi vào hoạt động tháng 8/2006, đến nay đã khai thác hết công suất; nhà máy xi măng Áng Sơn 1 lò quay công suất 0,5 triệu tấn/năm đã xây dựng hoàn thành đưa vào sản xuất cuối năm 2010. Hoàn thành dự án cải tạo xử lý khói bụi các nhà máy xi măng lò đứng Áng Sơn và Thanh Trường đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Thực hiện nâng công suất nhà máy gạch Ceramic lên 2 triệu m2/năm trong năm 2008, xây dựng mới và nâng công suất nhiều nhà máy sản xuất gạch tuynel Quảng Xuân, Cầu 4, Đại Trạch, Quảng Phú…. Khởi công xây dựng nhà máy xi măng Văn Hóa (Công ty VLXD Việt Nam) công suất 2 triệu tấn/năm, Nhà máy xi măng Áng Sơn 2 (công ty đúc Thắng Lợi) công suất 0,7 triệu tấn/năm;

- Phát huy có hiệu quả các dự án hiện có, như nhà máy Bia Hà Nội -Quảng Bình, nước khoáng Bang, chế biến tinh bột sắn, chế biến gỗ Phú Quý, Phương Anh… Triển khai đầu tư (ngoài danh mục chương trình) nhà máy giấy Kraf Phú Thủy và 5 nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu ở Khu kinh tế Hòn La;

[...]