ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1785/QĐ-UBND
|
Bắc
Ninh, ngày 15 tháng 12 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG
CHỦ TỊCH UBND TỈNH BẮC NINH
- Căn cứ Luật phòng cháy, chữa
cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
- Căn cứ Luật bảo vệ và phát
triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004;
- Căn cứ Nghị định số
09/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ ban hành quy định về phòng
cháy và chữa cháy rừng;
- Căn cứ Quyết định số
245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực
hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp;
- Căn cứ Quyết định số
197/QĐ-BNN-KL ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn ban hành hướng dẫn xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh;
- Xét đề nghị của Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn tại tờ trình số 969/TTr-NN-LN ngày 16.11.2010 về
việc phê duyệt Phương án phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2010 - 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án phòng cháy và
chữa cháy rừng mùa khô 2010 - 2011 với các nội dung chủ yếu như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích:
Nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể
nhân dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR)
Phương án PCCCR làm cơ sở để UBND các huyện, thị xã, thành
phố xây dựng phương án và hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác PCCCR tại địa
phương.
2. Yêu cầu
Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, các
ngành, và toàn thể nhân dân hiểu biết các quy định về Luật bảo vệ và phát triển
rừng và PCCC, nhằm xã hội hóa công tác bảo vệ rừng và PCCCR, huy động có hiệu
quả các nguồn nhân lực của Nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công
tác PCCCR trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR tại cơ sở,
lấy lực lượng dân quân tự vệ, công an, thanh niên làm nòng cốt, phối hợp với
các lực lượng trên địa bàn thực hiện có hiệu quả công tác PCCCR tại cơ sở.
Hình thành và đưa công tác PCCCR vào nề nếp, vận hành theo
cơ chế thống nhất, chủ động xử lý các tình huống cháy rừng, kiên quyết bảo vệ bằng
được các diện tích rừng hiện có, ổn định vốn rừng, nâng cao tính năng phòng hộ,
cảnh quan môi trường kết hợp du lịch sinh thái trên phạm vi toàn tỉnh.
Phấn đấu trong mùa khô hanh năm 2010 - 2011 không để xảy ra
cháy rừng ở diện rộng và hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do cháy rừng
gây ra.
II. Nhiệm vụ:
1. Kiện toàn lực lượng PCCCR các cấp:
1.1. Cấp tỉnh:
- Kiện toàn Ban chỉ đạo PCCCR cấp tỉnh.
- Thành lập tổ thường trực giúp Ban chỉ đạo PCCCR cấp tỉnh,
thường trực thường xuyên trong các tháng mùa khô để xử lý kịp thời khi có cháy
rừng xảy ra.
1.2. Cấp huyện: Kiện toàn Ban chỉ đạo PCCCR cấp huyện, đáp ứng
yêu cầu công tác, trưởng ban chỉ đạo PCCCR cấp huyện là đồng chí phó chủ tịch
UBND cấp huyện, phó ban là đồng chí hạt trưởng các hạt kiểm lâm tại địa bàn.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND xây dựng phương án, tổ chức kiểm
tra, đôn đốc các địa phương xây dựng và thực hiện phương án PCCCR tại địa
phương.
1.3. Cấp xã: Kiện Ban chỉ đạo PCCCR cấp xã, đồng chí phó chủ
tịch UBND làm trưởng ban, phó ban là đồng chí kiểm lâm địa bàn, Ban chỉ đạo có
trách nhiệm tham mưu, giúp UBND xây dựng phương án PCCCR cấp xã.
1.4. Mời thủ trưởng các tổ chức chính trị xã hội tham gia
ban chỉ đạo PCCCR cùng cấp.
2. Nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân:
2.1. Nhiệm vụ của các tổ chức:
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm phối
hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện
phương án phòng cháy chữa cháy rừng và tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo
quy định.
UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm xây dựng
phương án phòng chống chữa cháy rừng trên địa bàn, đồng thời chỉ đạo UBND cấp
xã xây dựng phương án PCCR trên địa bàn cấp xã.
UBND cấp xã có rừng có trách nhiệm xây dựng phương án phòng
chống chữa cháy rừng trên địa bàn.
2.2. Nhiệm vụ của chủ rừng:
Xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng trong phạm
vi khu rừng được giao, đồng thời tổ chức diễn tập phương án PCCCR mỗi năm một lần
vào trước mùa khô hanh và thực tập đột xuất khi có yêu cầu.
2.3. Nhiệm vụ của Đội kiểm lâm cơ động phòng cháy, chữa
cháy rừng:
Thường trực 24h/24h, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, phương
tiện để tham gia chữa cháy rừng trong phạm vi toàn tỉnh.
2.4. Nhiệm vụ của lực lượng kiểm lâm và cơ quan cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy rừng địa phương.
Đề xuất các giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với dự án
trồng rừng, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình phòng cháy và chữa cháy
rừng và kinh phí đầu tư cho chống cháy, chữa cháy trong dự án trồng rừng.
Kiểm tra việc thực hiện những quy định về phòng cháy và chữa
cháy, xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.
Tham gia chữa cháy rừng.
2.5. Nhiệm vụ của lực lượng quân đội địa phương
Điều động lực lượng, phương tiện tham gia ứng cứu chữa cháy
rừng khi xảy ra cháy lớn.
3. Triển khai công tác dự báo cháy rừng để chủ động về người
và phương tiện cho công tác PCCCR.
4. Phân vùng trọng điểm các khu rừng có nguy cơ cháy cao.
- Khu rừng Phật Tích, Việt Đoàn, Hoàn Sơn, Liên Bão (huyện
Tiên Du), diện tích 152,2 ha.
- Khu rừng Hàm Long, chùa Dạm thuộc xã Nam Sơn, Phường Vân
Dương (thành phố Bắc Ninh), diện tích 297,7 ha
- Khu rừng Thiên Thai thuộc các xã Đông cứu, Giang Sơn,
Lãng Ngâm (huyện Gia Bình), diện tích 40,9 ha
- Khu rừng thuộc thôn Đồng Sài, xã Phù Lãng; thôn Hữu Bằng,
xã Ngọc Xá (huyện Quế Võ), diện tích 85,1 ha.
III. Giải pháp:
1. Giải pháp chung:
- Thực hiện phương châm “phòng là chính, chữa cháy phải khẩn
trương, kịp thời và triệt để” và phương châm bốn tại chỗ: “chỉ huy tại chỗ, lực
lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”
- Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền cho cộng đồng về
chính sách của Nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân và cộng đồng trong
PCCCR
- Tập huấn, huấn luyện kỹ thuật PCCCR cho lực lượng chuyên
ngành, cán bộ quản lý và chuyên trách lâm nghiệp, lực lượng cộng tác viên kiểm
lâm, chủ rừng, các tổ đội xung kích PCCCR...
- Xây dựng các bảng nội quy quản lý bảo vệ rừng và PCCCR,
biển cấm lửa và biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng, in ấn và phát hành các tài
liệu phổ biến về PCCCR.
2. Giải pháp cụ thể:
2.1. Giải pháp về lâm sinh:
- Các khu rừng trồng hỗn giao gần các điểm di tích lịch sử,
xây dựng đường băng cản lửa để bảo vệ, tạo vành đai an toàn lửa rừng.
- Tạo băng trắng bảo vệ các khu rừng gần các khu dân cư, đường
quốc lộ... làm đường băng bao quanh hoặc tạo thành các đường băng dọc phụ ngăn
lửa cháy lan.
- Tạo băng xanh: Tạo băng xanh xung quanh các khu rừng gần
các điểm di tích lịch sử (nhất là phần phía chân và đỉnh đồi).
- Làm giảm vật liệu cháy, phát dọn thực bì dưới tán rừng,
vun đống nhỏ hoặc giải đều cho khô thực bì, trước khi đốt dọn đường băng cản lửa
có thể đốt trước lúc bước vào mùa khô.
2.2. Phân cấp lãnh đạo chỉ huy theo từng cấp báo động.
- Trường hợp báo động cấp I, II (nguy cơ cháy rừng thấp, khả
năng cháy trong phạm vi hẹp). Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho UBND xã chỉ đạo lực
lượng cộng tác viên, công an viên, nhân dân và các chủ rừng thực hiện.
- Trường hợp báo động cấp III (báo động ở cấp cao, nguy cơ
cháy rừng có thể xảy ra) Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp chỉ đạo.
- Trường hợp báo động cấp IV (cấp báo động rất nguy hiểm,
nguy cơ cháy cao) Chủ tịch UBND huyện trực tiếp chỉ đạo.
- Trường hợp báo động cấp V (cấp báo động cực kỳ nguy hiểm,
có khả năng cháy rất cao...), Trưởng ban chỉ đạo PCCCR cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo.
2.3. Tổ chức chữa cháy:
Khi phát hiện, hoặc nhận được tin báo cháy rừng. Kiểm lâm địa
bàn có trách nhiệm khẩn trương huy động lực lượng cộng tác viên kiểm lâm, các tổ,
đội xung kích PCCCR và nhân dân địa phương, cùng các phương tiện dụng cụ đến điểm
cháy để ngăn chặn, dập lửa kịp thời; báo cáo cấp trên theo quy định.
Tổ chức chữa cháy rừng phải đảm bảo an toàn cho người,
phương tiện, dụng cụ, bảo vệ tài sản chung của nhân dân và phối hợp với lực lượng
an ninh đảm bảo an ninh khu vực. Sau khi hoàn thành chữa cháy phải tổ chức khắc
phục hậu quả, đảm bảo đúng quy định của nhà nước.
IV. Kinh phí: Giao
Sở Tài chính, phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các cơ
quan liên quan bố trí kinh phí, đảm bảo việc thực hiện phương án có hiệu quả và
đúng quy định của nhà nước.
Điều 2. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng
UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở
Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Kiểm
lâm căn cứ Quyết định thi hành./.
|
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Nhân Chiến
|