ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1773/QĐ-UBND
|
Thái
Bình, ngày 30 tháng 06 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH THÁI BÌNH, GIAI ĐOẠN 2017-2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin
ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP
ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của
các cơ quan nhà nước;
Căn cứ các Nghị quyết của Chính phủ:
Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 ban hành Chương trình hành động của Chính
phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014
của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày
14/10/2015 về Chính phủ điện tử;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ: Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 phê duyệt Chương trình quốc
gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai
đoạn 2016-2020; Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 phê duyệt phương hướng,
mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Thông tin và
Truyền thông tại Tờ trình số 24/TTr-STTTT ngày 26/6/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng
công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Thái
Bình, giai đoạn 2017-2020, với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu tổng
quát
- Phát triển và ứng dụng CNTT góp phần
quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Thái Bình. Triển
khai thực hiện thành công Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình
giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình,
phiên bản 1.0 đã được phê duyệt;
- Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp,
doanh nghiệp trong tỉnh chủ động hướng đến lập trình phần mềm, xây dựng các dây
chuyền lắp ráp thiết bị công nghệ thông tin nhằm tạo ra được những sản phẩm
CNTT có chất lượng, có tính cạnh tranh trên thị trường;
- Mục tiêu đến năm 2020: Tăng tổng sản
lượng của ngành thông tin và truyền thông, trong đó có công nghiệp CNTT và
doanh thu từ các dịch vụ viễn thông.
2. Mục tiêu, nhiệm
vụ cụ thể
a) Về hạ tầng kỹ thuật
- Triển khai xây dựng thêm một số hệ
thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tại các huyện, thành
phố nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin. Tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan; đảm bảo cho các cuộc họp giữa
Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân
dân huyện, thành phố được thực hiện trên môi trường mạng an toàn và hiệu quả;
- Xây dựng hệ thống nền tảng, tích hợp,
chia sẻ (LGSP) của tỉnh Thái Bình;
- Trang bị bổ sung máy chủ, thiết bị
mạng, thiết bị bảo mật cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đảm bảo theo chuẩn
thông tin quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Triển khai các giải pháp đảm bảo an
toàn thông tin trên Mạng diện rộng của tỉnh đến cấp xã nhằm triển khai có hiệu
quả các hệ thống CNTT dùng chung trong toàn tỉnh;
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Mạng
LAN, thiết bị tin học, đường truyền của các cơ quan nhà nước
từ cấp tỉnh đến cấp xã nhằm đáp ứng việc triển khai các ứng dụng CNTT dùng
chung đến cấp xã;
- Xây dựng các
cơ sở dữ liệu cốt lõi dùng chung cho toàn tỉnh để làm nền tảng triển khai các dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3 trở lên; đồng thời tích hợp
với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, theo ngành dọc và kết nối liên ngành nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng;
- Đầu tư, nâng cấp Hệ thống sao lưu dữ
liệu dự phòng của tỉnh để vận hành các hệ thống ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh
khi xảy ra sự cố phục vụ sự chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp
của cơ quan nhà nước các cấp và hoạt động của các Trung tâm hành chính công cấp
tỉnh, huyện.
b) Ứng dụng công nghệ thông tin để
nâng cao năng lực điều hành, quản lý của các cơ quan nhà nước
- Hoàn thiện, nâng cấp các hệ thống ứng
dụng CNTT dùng chung từ cấp tỉnh đến cấp xã để phục vụ công tác điều hành, quản
lý, tác nghiệp liên thông từ cấp tỉnh, huyện đến xã;
- Xây dựng các phần mềm phục vụ công
tác chỉ đạo điều hành như: Phần mềm về quản lý nhân sự và
các phần mềm chuyên ngành khác.
c) Tăng cường phát triển công nghiệp
CNTT và phát triển hệ thống các dịch vụ công phục vụ nhân
dân và doanh nghiệp.
- Hoàn thiện Cổng thông tin điện tử
thành Cổng giao tiếp điện tử để triển khai xây dựng 53
nhóm thủ tục hành chính cấp tỉnh, huyện, xã được cung cấp trực tuyến (mức độ 3 trở lên) theo quy định tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày
26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời nâng cấp các Cổng thành phần của
cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện;
- Ưu tiên đầu tư, xây dựng những cơ sở
dữ liệu cốt lõi, quan trọng, dùng chung của tỉnh để đồng bộ kết nối, chia sẻ dữ
liệu với cơ sở dữ liệu của quốc gia; Xây dựng, triển khai các hệ thống cơ sở dữ
liệu chuyên ngành, trọng điểm phục vụ cho sự điều hành, quản
lý của các cơ quan nhà nước và tích hợp trong Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh
để phục vụ người dân tra cứu, khai thác thông tin, CSDL đồng thời phản hồi, giải
đáp trực tuyến tới người dân và doanh nghiệp;
- Đẩy mạnh hoạt động Trung tâm hành chính
công cấp tỉnh, cấp huyện để phục vụ nhân dân và doanh nghiệp ngày càng minh bạch, hiệu quả hơn;
- Hỗ trợ nghiên cứu các sản phẩm
CNTT, lựa chọn một số giải pháp, sản phẩm chất lượng cao, có tính thực tiễn để
nhân rộng và ứng dụng trong cộng đồng;
- Hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp, các
doanh nghiệp trong tỉnh xây dựng các dây chuyền, công nghệ lắp ráp thiết bị
CNTT và phát triển các phần mềm ứng dụng CNTT thuộc các lĩnh vực;
- Tăng cường tuyên truyền để 90% người
dân có thể sử dụng các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Cổng thông
tin điện tử của tỉnh; 100% người dân biết về các dịch vụ công đang cung cấp tại
Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện.
d) Triển khai ứng dụng các giải pháp
đảm bảo an toàn thông tin cho Trung tâm Tích hợp dữ liệu của
tỉnh
- Đầu tư bổ sung thiết bị bảo mật và
triển khai các giải pháp để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống
ứng dụng CNTT dùng chung trong Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh;
- Ứng dụng dịch vụ chứng thực chữ ký
số chuyên dùng tới cấp xã và các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh để đảm bảo an toàn
cho các trao đổi của thông tin điện tử.
e) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
cho phát triển và ứng dụng CNTT
- Đào tạo cán bộ lãnh đạo thông tin
(CIO - Chief Information Officer) để thực hiện tốt các dự án CNTT và vận hành
Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình;
- Tổ chức hội thảo, đào tạo để nâng
cao nhận thức, kiến thức về an toàn thông tin; tổ chức các lớp tập huấn cho cán
bộ, công chức của các cơ quan nhà nước để nâng cao hơn nữa
kỹ năng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành;
- Cử cán bộ CNTT đi dự các lớp đào tạo
chuyên sâu về bảo mật và an toàn, an ninh thông tin.
3. Giải pháp thực
hiện
a) Huy động nhiều nguồn vốn đảm bảo đầu
tư đồng bộ
- Để đảm bảo kinh phí thực hiện Kế hoạch
này, bên cạnh nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm của các nhiệm vụ, dự án ứng dụng
CNTT, cần huy động:
+ Các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, nguồn vốn
của các doanh nghiệp, vốn trong dân;
+ Nguồn vốn từ ngân sách (từ Trung
ương và của tỉnh) dành để đầu tư cho phát triển hạ tầng kỹ
thuật CNTT, ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn trên địa bàn tỉnh;
- Khuyến khích các doanh nghiệp huy động
vốn, vay vốn ngân hàng đầu tư mạnh mẽ cho phát triển ứng dụng CNTT để nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm và phát triển sản xuất. Ưu tiên cho các doanh
nghiệp CNTT trong tỉnh tham gia các dự án CNTT của tỉnh để các doanh nghiệp mạnh
dạn đầu tư nâng cao trình độ, công nghệ;
- Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân
trong và ngoài tỉnh đầu tư dưới hình thức liên doanh, góp cổ phần hoặc đầu tư
trực tiếp để phát triển ứng dụng CNTT trên địa bàn.
b) Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh;
xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển công nghệ thông tin
- Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định
đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan
nhà nước trên địa bàn tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung chỉ
đạo triển khai thực hiện thành công Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh
Thái Bình giai đoạn 2016-2020; Đề án đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ cải cách hành chính tỉnh Thái Bình giai đoạn
2016-2020 định hướng đến năm 2030;
- Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính
sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, trong nước
và trong tỉnh đầu tư vào CNTT để phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như: Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển cơ
sở hạ tầng CNTT ở vùng nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất các phần mềm; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng đầu tư cho ứng dụng
CNTT;
- Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính
sách thu hút nguồn nhân lực cao về CNTT về công tác tại các cơ quan nhà nước của
tỉnh như: Ưu tiên trong tuyển dụng, hỗ trợ kinh phí ổn định cuộc sống ban đầu.
c) Kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực CNTT
Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức công tác trong lĩnh vực CNTT ở các cấp thông qua việc điều
chỉnh chính sách tuyển dụng; tổ chức các lớp tập huấn; cử
cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ CNTT trong và ngoài nước.
d) Cải thiện môi trường chính sách
- Tổ chức các chương trình giới thiệu
về chiến lược và chính sách CNTT với các hình thức, nội dung thông tin phù hợp để lãnh đạo các cấp, cán bộ công chức, viên chức
và nhân dân tham gia như: Xu hướng phát triển; ảnh hưởng,
tầm quan trọng và khả năng ứng dụng CNTT hỗ trợ các lĩnh vực hoạt động;
- Xây dựng các chính sách thu hút nguồn
nhân lực cho phát triển ứng dụng CNTT.
4. Tổng kinh phí thực
hiện Kế hoạch (dự kiến): 101.000 triệu đồng (Một trăm linh một tỷ đồng chẵn);
Trong đó:
- Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ: 12.000
triệu đồng;
- Nguồn vốn địa phương: 89.000 triệu
đồng; trong đó vốn xã hội hóa là: 3.000 triệu đồng.
(Kèm theo phụ lục: Khái toán kinh
phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án của Kế hoạch).
5. Tổ chức thực hiện
a) Sở Thông tin và Truyền thông chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
- Triển khai thực hiện Kế hoạch này,
định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Hoàn thiện các thủ tục theo đúng
quy định Luật Đầu tư công đối với các nhiệm vụ dự án thuộc
Đề án xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình để trình
cấp thẩm quyền phê duyệt vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020,
nguồn ngân sách tỉnh.
b) Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu
tư có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn thực
hiện Kế hoạch theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước; ưu tiên bố trí ngân
sách chi thường xuyên cho lĩnh vực Công nghệ thông tin để các đơn vị thực hiện
các nhiệm vụ Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình giai đoạn
2016-2020.
c) Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân
dân huyện, thành phố căn cứ Kế hoạch này xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT giai
đoạn 2017-2020 và kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm về
phát triển và ứng dụng CNTT của
ngành, đơn vị mình; chủ động đề xuất, cân đối phân bổ trong ngân sách chi thường
xuyên hàng năm của các đơn vị dư toán hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ dự án phát triển và ứng dụng CNTT khi được phân công.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2481/QĐ-UBND ngày
20/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh; các Giám đốc Sở: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu
tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành,
đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hoàng Giang
|