Quyết định 1766/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030

Số hiệu 1766/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/09/2022
Ngày có hiệu lực 30/09/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1766/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 30 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2022-2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 200/TTr-SNN ngày 07/9/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030, với các nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mc tiêu đến 2025:

a) Bảo tồn và phát triển 17 làng nghề, làng nghề truyền thống và 01 nghề truyền thống;

b) Phát triển mới 04 làng nghề, làng nghề truyền thống; toàn tỉnh có 35 làng nghề; trong đó có 20 làng nghề được công nhận;

c) Tăng thu nhập bình quân của lao động làng nghề lên từ 2 đến 4 lần so với sản xuất thuần nông;

d) Tỷ lệ lao động trong làng nghề được đào tạo nghề tăng lên từ 10% đến 20%;

đ) Phấn đấu có 05 sản phẩm của làng nghề tham gia chương trình OCOP và được công nhận sản phẩm cấp tỉnh (3 đến 4 sao).

2. Mục tiêu giai đoạn 2026-2030:

a) Bảo tồn và phát triển 12 làng nghề, làng nghề truyền thống và 02 nghề truyền thống;

b) Phát triển mới 04 làng nghề, làng nghề truyền thống; toàn tỉnh có 39 làng nghề, trong đó có 24 làng nghề được công nhận;

c) Tăng thu nhập bình quân của lao động làng nghề lên từ 4 đến 6 lần so với sản xuất thuần nông;

d) Tỷ lệ lao động trong làng nghề được đào tạo nghề tăng lên từ 20 đến 30%;

đ) Phấn đấu có 07 sản phẩm của làng nghề tham gia chương trình OCOP và được công nhận sản phẩm cấp tỉnh (3 đến 4 sao).

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống:

a) Thực hiện điều tra, rà soát, đánh giá, phân loại danh mục các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống chưa đáp ứng được tiêu chí công nhận để có kế hoạch thực hiện hỗ trợ bảo tồn và phát triển; lập hồ sơ, xét công nhận các làng nghề truyền thống đáp ứng được tiêu chí theo quy định và thực hiện hỗ trợ theo chính sách quy định.

b) Hỗ trợ đầu tư bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2022-2030: hỗ trợ cho 29 làng nghề, làng nghề truyền thống và 02 nghề truyền thống; các nội dung hỗ trợ:

- Tập huấn, đào tạo truyền nghề;

- Triển khai 30 mô hình về phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống.

[...]