Quyết định 1763/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Kế hoạch 11-KH/TU triển khai Chỉ thị 50-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng do tỉnh Trà Vinh ban hành

Số hiệu 1763/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/09/2016
Ngày có hiệu lực 01/09/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Trà Vinh
Người ký Kim Ngọc Thái
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1763/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 01 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 11-KH/TU NGÀY 03/03/2016 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 50-CT/TW NGÀY 07/12/2015 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN, XỬ LÝ VỤ VIỆC, VỤ ÁN THAM NHŨNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Thực hiện Kế hoạch số 11-KH/TU ngày 03/03/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị s50-CT/TW ngày 07/12/2015 của B Chính trvtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng;

Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Công văn số 173/TTr-VP ngày 15/7/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 11-KH/TU ngày 03/03/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

Điều 2. Giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- TT TU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Các S
; Ban ngành tỉnh (3 hệ);
- UBND các huyện, TX, TP;
- CVP, PCVP NC;
- Phòng TH;
- Lưu: VT, NCNC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Kim Ngọc Thái

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 11-KH/TU NGÀY 03/03/2016 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 50-CT/TW NGÀY 07/12/2015 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÁT HIỆN, XỬ LÝ VỤ VIỆC, VỤ ÁN THAM NHŨNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1763/QĐ-UBND ngày 01/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)

Thực hiện Kế hoạch số 11-KH/TU ngày 03/03/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc vụ án tham nhũng; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức và các tầng lớp nhân dân đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng. Kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, đẩy lùi tham nhũng trên địa bàn tỉnh.

Việc triển khai, thực hiện Kế hoạch số 11-KH/TU ngày 03/03/2016 của Ban Thưng vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch này phải được tiến hành nghiêm, thường xuyên, gắn với việc thực hiện đồng bộ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về phòng, chng tham nhũng; kịp thời biu dương, khen thưng các tp th, cá nhân xuất sắc; đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm chn chỉnh những thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước đ phòng nga tham nhũng; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, x lý vụ vic, vụ án tham nhũng.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tập trung vào các ni dung: Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), Kết luận Trung ương 5 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chng tham nhũng, lãng phí; Bộ lut Hình sự; Lut Phòng, chng tham nhũng; Chỉ thị số 33-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai tài sản và kiểm soát việc kê khai tài sản”; Chỉ thị s50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; Chiến lược quc gia về phòng chống tham nhũng đến năm 2020, Kế hoạch số 22-KH/TU ngày 29/8/2012 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận s21 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) vtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Kế hoạch s15/KH-UBND ngày 04/9/2014 thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 07/7/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh, chỉ đạo, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chng tham nhũng, lãng phí, gn với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

2. Tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong các Sở, Ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong tỉnh; xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của các ngành, các cấp và của cả hệ thống chính trị.

3. Người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở nghiêm túc thực hiện và có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; chủ động phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Lấy kết quả công tác phòng, chng tham nhũng làm thước đo để đánh giá phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu.

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý nhưng không chủ động phát hiện, xử lý, nhất là đối với những trường hợp bao che, ngăn cản việc phát hiện, xử lý tham nhũng.

4. Kịp thời tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định có liên quan về phòng, chng, xử lý tham nhũng; các trường hợp có dấu hiệu tội phạm qua thanh tra, kiểm tra phải chuyn sang Cơ quan điều tra để điều tra theo quy định của pháp luật.

Nghiên cứu, đề xuất kiện toàn tổ chức giám định tư pháp và khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định tư pháp phục vụ việc giải quyết các vụ án tham nhũng. Thiết lập đường dây nóng tại cơ quan, đơn vị, địa phương để tiếp nhận thông tin và giải quyết kịp thời những tố cáo, phản ánh về tiêu cực, tham nhũng.

5. Cơ quan Thanh tra Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và tổ chức Thanh tra các Sở, ngành thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tăng cường tham mưu, tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm, tập trung vào các lĩnh vực dphát sinh tham nhũng, giải quyết đơn tố cáo tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền; kịp thời phát hiện, chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra để tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; chú trọng kiểm tra, xác minh việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức khi có đơn tố cáo hoặc các căn cứ, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

[...]