Quyết định 1753/QĐ-UBND năm 2005 quy định tiêu thức phân loại đường phố do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành

Số hiệu 1753/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/08/2005
Ngày có hiệu lực 20/08/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Vũ Văn Tám
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1753/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 10 tháng 8 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TIÊU THỨC PHÂN LOẠI ĐƯỜNG PHỐ

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ vê việc phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị;

Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá các loại đất;

Căn cứ Thông tư số 83 TC/TCT ngày 07/10/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 94/CP ngày 25/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế nhà đất;

Theo đề nghị của liên cơ quan Cục thuế - Sở Tài chính - Sở Tài nguyên & Môi trường tại Tờ trình số 512/LCQ/ CT-TC-TN&MT ngày 04/8/2005;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành tiêu thức phân loại đường phố, vị trí đất đô thị để làm căn cứ phân loại đường phố, vị trí đất đô thị để định giá các loại đất đô thị, tính thu các khoản liên quan đến đất đai, như sau:

I. Phân loại đường phố:

Theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ, tỉnh Ninh Bình có các loại đô thị sau:

- Đô thị loại IV: Thị xã Ninh Bình

- Đô thị loại V: Thị xã Tam Điệp và thị trấn của các huyện.

2. Phân loại đường phố: Đường phố trong từng loại đô thị được phân thành các loại đường phố có số thứ tự từ đường phố loại I trở đi. Phân loại đường phố căn cứ chủ yếu vào vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng, mức độ hoàn thiện của kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khoảng cách tới khu trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch và giá đất thực tế. Cụ thể như sau:

- Đường phố loại I: Áp dụng đối với đất tại trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, có giá đất thực tế cao nhất, có mức sinh lợi cao nhất, có kết cấu hạ tầng đồng bộ hoàn thiện.

- Đường phố loại II: Là nơi có điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch, sinh hoạt, có cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá đất thực tế trung bình thấp hơn giá đất thực tế trung bình của đường phố loại I.

- Đường phố loại III: Là nơi có điều kiện tương đối thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch, sinh hoạt, có cơ sở hạ tầng chủ yếu thấp hơn có sở hạ tầng của đường phố loại II và có giá đất thực tế trung bình thấp hơn giá đất thực tế trung bình của đường phố loại II.

- Đường phố loại IV: Là các đường phố còn lại có các điều kiện thấp hơn đường phố loại III, có giá đất thực tế trung bình thấp nhấp và thấp hơn giá đất trung bình của đường phố loại III.

Trường hợp một đường phố gồm nhiều đoạn đường phố có khả năng sinh lợi khác nhau, có kết cấu hạ tầng khác nhau, giá đất trung bình khác nhau thì từng đoạn đường phố đó được xế vào loại đường phố tương ứng.

3. Số lượng loại đường phố:

a. Đô thị loại IV: Được phân tối đa 4 loại đường phố.

b. Đô thị loại V: Được phân tối đa 3 loại đường phố.

Theo tình hình cụ thể đối với các thị trấn ở vùng sâu, vùng xã quá nhỏ, điều kiện kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt kém có thể xếp loại đường phố từ loại II trở xuống.

II. Vị trí đất:

- Vị trí 1: Áp dụng đối với đất mặt tiền, ở liền cạnh đường phố.

- Vị trí 2: Áp dụng đối với đất trong ngõ hẻm của đường phố có điều kiện sinh hoạt thuận lợi (xe ô tô 4 chỗ ngồi vào tận nơi được ...).

- Vị trí 3: Áp dụng đối với đất của những hộ ở độc lập nhưng phải đi qua nhà mặt tiền, đất ở trong ngõ, trong hẻm của đường phố có điều kiện sinh hoạt kém hơn vị trí 2 (xe ô tô 4 chỗ ngồi không vào tận nơi được ...).

[...]