QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT
TRIỂN RỪNG TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và
phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số
23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật
Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Thông tư số
05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng;
Căn cứ Nghị quyết số
71/2012/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên
Giang Khóa VIII, kỳ họp thứ năm về việc thông qua Kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011- 2015;
Xét đề nghị của Giám
đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số
148/TTr-SNN-LN ngày 03/8/2012 về việc xin phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 - 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 - 2015. Với nội dung
như sau:
I. Mục tiêu
- Tập
trung xây dựng, bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ đồi núi
và ven biển nhằm góp phần phòng chống và giảm nhẹ thiên
tai do biến đổi khí hậu gây ra. Quản lý bảo vệ tốt các khu rừng đặc dụng hiện
có.
- Bảo tồn và phát triển các hệ
sinh thái rừng đặc trưng. Nâng độ che phủ của rừng đến năm 2015 đạt 14% so với
diện tích đất tự nhiên của tỉnh (tính cả diện tích cây trồng phân tán);
- Đảm bảo có sự tham gia của các
thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp, bảo vệ môi
trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường,
xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn và góp phần giữ vững
an ninh quốc phòng.
II. Nhiệm vụ
- Quản lý tốt rừng tự nhiên hiện
có, tăng diện tích và năng suất rừng trồng, tăng cường các hoạt động lâm- ngư kết
hợp và sử dụng có hiệu quả các diện tích đất trống và bãi bồi phù hợp cho phát
triển lâm nghiệp. Sản xuất, chế biến gỗ và
lâm sản ngoài gỗ có tính cạnh tranh và bền vững để đáp ứng cơ bản nhu cầu nội địa
và tham gia xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản khác.
- Cải thiện sinh kế của người làm
nghề rừng thông qua xã hội hoá và đa dạng hoá các hoạt động lâm nghiệp; tạo
thêm việc làm, nâng cao nhận thức, năng lực và mức sống của người dân; đặc biệt
chú ý đồng bào dân tộc ít người, các hộ nghèo và phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa để
từng bước tạo cho người dân làm nghề rừng có thể sống được bằng nghề rừng, góp
phần xoá đói, giảm nghèo và giữ vững an ninh quốc phòng.
- Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên
và đa dạng sinh học nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng phòng hộ đầu nguồn,
phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường đô thị, giảm nhẹ thiên tai, chống xói
mòn, giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường. Giảm thiểu đến mức thấp nhất các vụ vi
phạm vào rừng.
III. Các chỉ
tiêu chính bảo vệ và phát triển rừng
- Bảo
vệ rừng: 75.000 ha, trong đó giao khoán bảo vệ rừng bình quân mỗi năm
là 15.000 ha.
- Khoanh nuôi tái sinh rừng:
1.294,8 ha.
- Trồng rừng mới và trồng lại rừng:
11.222 ha (trong đó: trồng mới 4.786 ha, trồng lại rừng sau khai thác
6.436 ha).
- Trồng cây phân tán: 10 triệu
cây.
- Khai thác rừng: hàng năm tiến
hành khai thác 30% trên tổng diện tích rừng sản xuất đến tuổi khai
thác và 10% trên tổng diện tích rừng phòng hộ đến tuổi khai thác.
- Sữa chữa nhà làm việc: 02 cái.
- Sữa chữa trạm bảo vệ: 12 cái.
- Xây mới trạm bảo vệ: 21 cái.
- Làm đường lâm nghiệp: 122,5 km.
- Xây dựng chòi canh lửa: 26 cái.
- Làm đường ranh cản lửa: 131,3
km.
- Sửa chữa nâng cấp hệ thống đê
bao: 80 km.
IV. Vốn đầu
tư và nguồn vốn
Tổng vốn đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011- 2015 là 367.160.490.000 đồng,
trong đó:
- Ngân sách Trung ương:
154.034.791.000 đồng.
- Vốn nước ngoài tài trợ:
77.881.055.000 đồng.
- Vốn doanh nghiệp: 56.897.800.000
đồng.
- Vốn liên doanh liên kết:
30.540.700.000 đồng.
- Vốn hộ gia đình và vốn khác:
47.806.144.000 đồng.
V. Các
giải pháp thực hiện
1. Về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
- Thiết lập
lâm phần ổn định, đến năm 2015, cơ bản tất cả diện tích rừng (rừng
tự nhiên, rừng trồng) và đất lâm nghiệp được giao, cho thuê đến những chủ rừng
thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Tổ chức
lại các Ban Quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ theo hướng tăng cường chủ động huy động
nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá
nhân vào lĩnh vực sử dụng giá trị môi trường và cảnh quan của rừng. Tổ chức
liên doanh liên kết để thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái, nghiên cứu
khoa học, bảo vệ đa dạng sinh học theo đúng quy định của pháp luật.
- Tiếp tục thực hiện công tác xã hội
hoá nghề rừng. Thực hiện khoán bảo vệ rừng áp dụng cho cộng đồng dân cư địa
phương trên cơ sở kế hoạch quản lý bảo vệ và sử dụng rừng đã được các cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt.
- Xây dựng dự án đầu tư trồng rừng
sản xuất, nguyên liệu công nghiệp tập trung để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư
trong nước.
- Tăng cường phổ biến, giáo dục
pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, chủ rừng
và nhân dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
2. Về sự phối hợp đa ngành
- Tiếp tục triển khai Quyết định
số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
- Phát triển mạng lưới hỗ trợ
ngành lâm nghiệp trong khâu quản lý đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ
giải thửa rừng. Tạo cơ chế phối hợp với các cơ quan khoa học trong quá trình chọn
lựa cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái, phát triển giống mới có năng suất
cao, thâm canh rừng trồng, phát triển du lịch sinh thái.
3. Về khoa học công nghệ
- Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô
trong sản xuất giống cây trồng có năng suất cao. Thực hiện tốt các hoạt động kiểm
tra, giám sát, cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất giống có chất lượng
cao.
-Tăng cường công tác điều tra cơ bản
về rừng để đánh giá đúng diễn thế rừng, đất đai; tài nguyên động, thực vật. Thực
hiện dự án theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng. Ứng dụng công nghệ
thông tin trong điều tra, quản lý tài nguyên rừng.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật xây
dựng cơ bản lâm sinh, chú trọng nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh và
các biện pháp phòng cháy, chữa cháy. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến
lâm đến cơ sở xã, ấp và hộ gia đình.
4. Về cơ chế chính sách
- Rà soát đánh giá lại các chính
sách giao đất, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp, khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư vào trồng rừng, bảo vệ rừng.
- Xây dựng Quỹ bảo vệ và phát triển
rừng của địa phương.
5. Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào
tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năng lực hoạt động cho cán bộ lâm
nghiệp ở các cấp. Khuyến khích hỗ trợ cán bộ lâm nghiệp trong nghiên cứu khoa học,
tự đào tạo để nâng cao kiến thức chuyên môn.
- Xây dựng các chương trình đào tạo
ngắn hạn trên cơ sở ưu tiên đào tạo nông dân làm nghề rừng và thợ thủ công
trong các làng nghề.
6. Giải pháp tài chính
- Nhà nước đầu tư vốn để phát triển
rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, nhằm ổn định diện tích rừng bảo vệ môi trường,
phòng chống thiên tai. Vốn ngân sách nhà nước đầu tư chủ yếu vào việc quản lý rừng,
làm giàu rừng tự nhiên, xúc tiến khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, sản xuất giống chất
lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo, xây dựng hạ tầng
phục vụ lâm sinh…
- Vốn đầu tư của các tổ chức quốc
tế để phát triển rừng phòng hộ và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng ven biển.
- Đối với rừng sản xuất chủ yếu
phát triển bằng nguồn vốn vay và vốn tự có của các doanh nghiệp và hộ gia đình
cá nhân. Nhà nước và các tổ chức tín dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh
nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận nguồn vốn này để phát triển nghề rừng.
- Nhà nước khuyến khích các tổ chức,
cá nhân thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho thuê cảnh quan để
huy động vốn cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.
7. Hỗ trợ của các ngành và hợp tác
quốc tế.
- Phát triển mạng lưới hỗ trợ
ngành lâm nghiệp trong các khâu quản lý đất đai, xây dựng cớ sở dữ liệu và bản
đồ giải thửa rừng.
- Tăng cường hợp tác với các nước
và các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng tái thiết Đức (KFW), tổ chức GIZ,…,
chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và các đối tác. Vận động các nguồn vốn tài
trợ, vốn ODA của các nước và các tổ chức tín dụng, tổ chức phi Chính phủ đầu tư
cho bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.
- Lồng ghép các dự án phát triển
lâm nghiệp với các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn để bảo vệ và phát triển rừng góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người
dân nông thôn trong tỉnh.
Điều 2. Căn cứ vào Điều 1
của Quyết định này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách
nhiệm phối hợp với UBND các huyện, thị xã có rừng triển khai thực hiện:
- Công bố công khai Kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2015 theo đúng Luật Đất
đai và Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Thực hiện giao đất, cho thuê
đất, thuê rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và sử dụng rừng
theo đúng Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kiên Giang giai đoạn
2011-2015 đã được phê duyệt;
- Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc
việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kiên Giang giai đoạn
2011-2015.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND
tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng
các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có
rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực
thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.