Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 714/QĐ-UBND năm 2011 về Phê duyệt kết quả Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành

Số hiệu 714/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/03/2011
Ngày có hiệu lực 22/03/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Lê Tiến Phương
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 714/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 22 tháng 3 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2011 – 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Công văn số 2478/BNN-TCLN ngày 03 tháng 8 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thẩm định báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Công văn số 978/TCLN-PTR ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Tổng Cục Lâm nghiệp về việc hoàn chỉnh báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 98/2010/NQ-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 24/TTr-SNN ngày 02 tháng 3 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kết quả Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Về mục tiêu:

a) Quản lý bảo vệ và phát triển có hiệu quả vốn rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, chống suy thoái nguồn tài nguyên rừng; sử dụng và trồng hết diện tích đất chưa có rừng có khả năng trồng rừng để nâng che phủ của rừng vào năm 2010 đạt trên 40% (tính cả cây công nghiệp và cây lâu năm là 51%), đến năm 2020 đạt trên 43% (tính cả cây công nghiệp và cây lâu năm là 55%) so với diện tích tự nhiên toàn tỉnh;

b) Phấn đấu đến năm 2020, giá trị gia tăng của ngành lâm nghiệp đạt từ 10 - 15% giá trị gia tăng của ngành nông lâm thủy sản;

c) Thực hiện xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp để huy động ngày càng tăng sự đóng góp của các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao mức sống người dân vùng nông thôn, miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ và chống lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép.

2. Nhiệm vụ:

a) Quản lý bền vững và có hiệu quả 172.735 ha đất rừng sản xuất. Trong đó, 75.134 ha đất có rừng trồng, bao gồm rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung, lâm sản ngoài gỗ…, 89.098 ha đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên và 8.504 ha đất chưa có rừng;

b) Quy hoạch hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả hệ thống rừng phòng hộ 142.478 ha và rừng đặc dụng 31.065 ha;

c) Trồng rừng mới 4.364 ha đến năm 2015 và 3.627 ha cho giai đoạn sau. Trồng lại rừng sau cải tạo rừng tự nhiên 24.798 ha. Trồng lại rừng sau khai thác rừng trồng 21.146 ha;

d) Khoanh nuôi phục hồi 8.392 ha;

đ) Trồng cây phân tán: 3 triệu cây/năm;

e) Sản lượng gỗ rừng trồng 90.000 m3/năm;

g) Khai thác tận dụng rừng tự nhiên là rừng sản xuất trong diện tích được phép cải tạo là 24.798 ha và các diện tích rừng được phép chuyển mục đích sử dụng;

h) Khai thác rừng trồng 21.146 ha để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lâm sản, bột giấy và xuất khẩu;

i) Khai thác củi dùng cho khu vực nông thôn duy trì ở mức 100.000 m3/năm;

j) Tạo thêm 30.000 việc làm mới trong lâm nghiệp (bao gồm cả khu vực chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ).

3. Quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2011 - 2020:

a) Diện tích Quy hoạch 3 loại rừng:

Đơn vị tính: ha

STT

Huyện

Tổng DT đất lâm nghiệp (ha)

Phân theo 3 loại rừng (ha)

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

 

Toàn tỉnh

346.278

31.065

142.478

172.735

1

Tuy Phong

49.183

 

29.112

20.071

2

Bắc Bình

90.208

 

43.598

46.610

3

Hàm Thuận Bắc

65.096

 

37.297

27.799

4

TP. Phan Thiết

2.584

 

 

2.584

5

Hàm Thuận Nam

46.861

16.767

9.461

20.633

6

Đức Linh

6.076

 

2.350

3.726

7

Tánh Linh

65.890

14.298

13.555

38.037

8

Hàm Tân

18.807

 

6.905

11.902

9

Thị xã La Gi

1.373

 

 

1.373

10

Phú Quý

200

 

200

 

b) Quá trình dự kiến chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác:

Tổng hợp quá trình dự kiến chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trong kỳ quy hoạch 2011 - 2020:

Đơn vị tính: ha

[...]