UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1715/QĐ-UBND
|
Bắc Ninh, ngày 18
tháng 12 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THANH TRA, KIỂM TRA NĂM 2025
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 14/11/2022;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh
tra;
Căn cứ Nghị định số 03/2024/NĐ-CP ngày
11/01/2024 của Chính phủ quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành và hoạt động của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành;
Căn cứ Thông tư số 04/2024/TT-TTCP ngày
08/4/2024 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt Định hướng
chương trình thanh tra và ban hành kế hoạch thanh tra;
Căn cứ Văn bản số 2220/TTCP-KHTH ngày 23/10/2024
của Thanh tra Chính phủ về Định hướng chương trình thanh tra năm 2025;
Căn cứ Văn bản số 2221/TTCP-KHTH ngày 23/10/2024
của Thanh tra Chính phủ về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2025;
Xét Tờ trình số 36/TTr-TTr ngày 29/11/2024 của
Chánh Thanh tra tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch
thanh tra, kiểm tra năm 2025 của tỉnh Bắc Ninh, gồm: 183 cuộc, trong đó: thanh
tra là 75 cuộc; kiểm tra là 108 cuộc, với 1.502 đối tượng.
(Kế hoạch thanh tra, kiểm tra và phụ lục kèm
theo Quyết định này)
Điều 2. Giao Chánh Thanh
tra tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã,
thành phố; Chánh Thanh tra các Sở, ban, ngành tỉnh và Chánh Thanh tra các huyện,
thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch thanh tra, kiểm tra kèm theo
Quyết định này và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh
tra, kiểm tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về kế hoạch thanh tra,
kiểm tra.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Thanh
tra tỉnh, các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thanh tra Chính phủ (b/c);
- Kiểm toán Nhà nước Khu vực I (b/c);
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ;
- Ban Nội chính Tỉnh uỷ;
- VP UBND tỉnh: LĐVP, CVNC;
- Lưu: VT, NC.
|
CHỦ TỊCH
Vương Quốc Tuấn
|
KẾ HOẠCH
THANH
TRA, KIỂM TRA CỦA TỈNH BẮC NINH NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1715/QĐ-UBND ngày 18/12/2024 của Chủ tịch
UBND tỉnh Bắc Ninh)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả
Luật Thanh tra năm 2022, Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại,
Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng và các Nghị định, Thông tư hướng
dẫn thi hành luật; các Nghị quyết, Chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội,
Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Thủ
tướng Chính phủ liên quan đến hoạt động thanh tra, công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực.
- Kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra năm 2025 của
tỉnh Bắc Ninh là căn cứ pháp lý để Thanh tra tỉnh; các Sở, ban, ngành tỉnh;
UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thanh tra các sở, ban, ngành tỉnh; Thanh tra
các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các cuộc
thanh tra, kiểm tra năm 2025 theo đúng quy định pháp luật; giúp UBND tỉnh, Chủ
tịch UBND tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh nâng cao hiệu
lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu,
của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ
được giao; tính chủ động phối hợp giữa các ngành, các cấp để triển khai đồng bộ
các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng chống tham nhũng, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
- Qua thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, chấn
chỉnh những yếu kém, thiếu sót trong quản lý nhà nước; có biện pháp xử lý
nghiêm minh, đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật, tham
nhũng, tiêu cực; kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật còn bất cập, sơ hở.
Chú trọng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra.
2. Yêu cầu
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải thực hiện đúng
thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trình tự, thủ tục pháp luật quy định;
bảo đảm nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu quản lý
nhà nước của các cấp, các ngành và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; đổi
mới trong tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh ứng dụng
khoa học, công nghệ vào hoạt động thanh tra, kiểm tra.
- Thủ trưởng các cơ quan nhà nước về
công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó tập trung giải
quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhân sự đại hội Đảng các cấp; nâng
cao trách nhiệm và chủ động tích cực phối hợp với các ngành, các cấp để triển
khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, kịp thời, đúng pháp luật và phù hợp với thực
tế ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở; tiếp tục rà soát, giải quyết dứt điểm
các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài, góp phần ổn định tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải
pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là, triển khai các quy định về kiểm
soát tài sản, thu nhập; kiểm soát xung đột lợi ích, công khai, minh bạch về tổ
chức và hoạt động… Đẩy mạnh phát hiện và xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham
nhũng theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong khu
vực ngoài nhà nước.
- Nâng cao năng lực và đổi mới phương pháp, cách thức
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra, kiểm tra để đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ trong tình hình mới. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tăng cường
kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đủ phẩm chất, năng lực,
trình độ và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
II. NỘI DUNG
1. Nội dung thanh tra, kiểm
tra
1.1. Thanh tra hành chính
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật;
thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, trong đó tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến
nhân sự đại hội Đảng các cấp; thanh tra thực hiện pháp luật về phòng, chống
tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tiêu cực; thanh tra công vụ…;
- Thanh tra đột xuất, chuyên đề theo chỉ đạo của Thanh
tra Chính phủ, các cơ quan Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Chỉ đạo
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, UBND tỉnh; thanh tra, kiểm tra đột xuất
khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại theo thẩm quyền.
- Thanh tra tỉnh, Thanh tra các Sở ngành, Thanh
tra cấp huyện tiến hành 40 cuộc thanh tra, tại 89 đơn vị.
1.2. Thanh tra chuyên ngành
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên
ngành, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành,
lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của
các sở trên các lĩnh vực mà dư luận quan tâm.
- Thanh tra chuyên ngành đột xuất, chuyên đề,
theo chỉ đạo của Bộ ngành Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh và Thủ
trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện.
- Thanh tra các Sở, ban, ngành thực hiện 35 cuộc
thanh tra, kiểm tra tại 89 đơn vị.
1.3. Kiểm tra
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan,
tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của các Sở, ban, ngành, UBND
cấp huyện trên các lĩnh vực.
- Kiểm tra chuyên ngành đột xuất, chuyên đề,
theo chỉ đạo của Bộ ngành Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh và Thủ
trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện.
- Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các cơ
quan đơn vị trong tỉnh thực hiện 108 cuộc kiểm tra tại 1.324 cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
(Kèm theo Phụ lục các cuộc thanh tra, kiểm tra)
2. Chuẩn bị và tiến hành
thanh tra, kiểm tra
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và nội dung Kế hoạch
thanh tra năm 2025 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, Thanh tra tỉnh; các Sở,
ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thanh tra các Sở, ban,
ngành tỉnh và Thanh tra các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện công tác
chuẩn bị, tiến hành và kết thúc thanh tra, kiểm tra theo quy định: Chuẩn bị
thanh tra thực hiện theo quy định từ Điều 58 đến Điều 63 Luật Thanh tra năm
2022; Tiến hành thanh tra trực tiếp thực hiện theo quy định từ Điều 64 đến Điều
72 Luật Thanh tra năm 2022; Kết thúc cuộc thanh tra thực hiện theo quy định từ
Điều 73 đến Điều 79 Luật Thanh tra năm 2022 và các quy định về kiểm tra theo
quy định.
3. Công tác giám sát hoạt động
đoàn thanh tra, thẩm định dự thảo kết luận thanh tra và thực hiện kết luận
thanh tra
- Người ra quyết định
thanh tra có trách nhiệm giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra; trong trường hợp
cần thiết, người ra quyết định thanh tra ra quyết định giao công chức hoặc
thành lập Tổ giám sát thực hiện giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra. Công
tác giám sát hoạt động đoàn thanh tra được thực hiện theo quy định từ Điều 97 đến
Điều 101 Luật Thanh tra năm 2022.
- Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra: thực hiện
theo quy định tại Điều 77 Luật Thanh tra năm 2022.
- Thực hiện kết luận thanh tra: thực hiện theo quy
định từ Điều 102 đến Điều 106 Luật Thanh tra năm 2022.
4. Về xử lý việc chồng
chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra
Chủ tịch UBND tỉnh giao Chánh Thanh tra tỉnh
xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; việc điều
chỉnh các cuộc thanh tra, kiểm tra trên địa bàn toàn tỉnh theo quy
định tại Điều 24, Điều 55, Luật Thanh tra 2022 và theo chỉ đạo của Chủ tịch
UBND tỉnh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm
2025 được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, Thanh tra tỉnh, các Sở, ban, ngành tỉnh,
UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thanh tra các Sở, ban, ngành tỉnh; Thanh tra
các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện
theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và tổ
chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm chấp hành pháp luật
về thanh tra, kiểm tra và các quy định khác của pháp luật.
3. Các Sở ban ngành tỉnh; UBND các huyện, thị
xã, thành phố; Thanh tra các Sở ngành và Thanh tra các huyện, thị xã, thành phố
có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra tỉnh khi thực hiện thanh tra, kiểm tra
theo kế hoạch, đột xuất, chuyên đề và theo chỉ đạo của cấp trên; gửi quyết định,
kết luận thanh tra, kiểm tra về Thanh tra tỉnh để theo dõi, tổng hợp.
4. Giao Thanh tra tỉnh theo dõi, đôn đốc,
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ
quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; xử lý chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động
thanh tra, kiểm tra; việc điều chỉnh các cuộc kiểm tra. Định kỳ tổng hợp, báo
cáo kết quả về UBND tỉnh và Thanh tra Chính phủ theo quy định.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc
thực hiện Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2025 tỉnh Bắc Ninh./.