HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
NHÀ NƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1701/QĐ-HĐTĐNN
|
Hà Nội, ngày 13
tháng 10 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA VỀ CHẤN HƯNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2025-2035
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Đầu tư
công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP
ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 89/2022/NĐ-CP
ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 1060/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định Báo cáo đề
xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển
văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định
đầu tư và ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thẩm định của Hội
đồng thẩm định nhà nước về Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục
tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam
giai đoạn 2025-2035.
Điều 2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Thành viên Hội đồng; Tổ chuyên
gia thẩm định liên ngành có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại
Kế hoạch thẩm định theo thời gian quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Thành viên Hội đồng thẩm định nhà
nước thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia
về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn
2025-2035; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các đơn vị có
thành viên tham gia Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành và các thành viên Tổ
chuyên gia thẩm định liên ngành có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- VPCP (để b/c TTg);
- VPQH (để phối hợp);
- Các Bộ có thành viên tham gia Hội đồng;
- Bộ KHĐT: các vụ: Vụ: LĐVX, PTHTĐT, THKTQD, QPAN, QLQH, KHGDTNMT,
KTĐP<, TCTT, PC;
- Lưu: VT, GSTĐĐT (Lu )
|
TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH
BỘ TRƯỞNG
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Nguyễn Chí Dũng
|
KẾ
HOẠCH THẨM ĐỊNH
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 1701/QĐ-HĐTĐNN ngày 13 tháng 10 năm 2023 của Chủ tịch Hội đồng
thẩm định nhà nước)
I. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH
1. Nhiệm vụ thẩm định
Tổ chức thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư
(Báo cáo ĐXCTĐT) Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn
hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035 (sau đây viết tắt là
Chương trình) để báo cáo Chính phủ xem xét và trình Quốc hội quyết định chủ
trương đầu tư.
2. Cơ sở pháp lý tổ chức thẩm
định
Luật Đầu tư công số
39/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Luật Ngân sách nhà nước
số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Nghị quyết 33-NQ/TW
ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát
triển nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước; Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của
Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW;
Kết luận số 42-KL/TW ngày 20/10/2022 của Bộ Chính
trị về kinh tế xã hội năm 2022-2023;
Nghị quyết số 68/2022/QH15
ngày 10/11/2022 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023;
Nghị quyết số 31/NQ-CP
ngày 07/3/2023 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm
2023;
Nghị định số 40/2020/NĐ-CP
ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Nội dung thẩm định Chương
trình
Khoản 5 Điều 19 Luật Đầu tư công năm
2019 quy định: “Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chủ trương đầu
tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia. Nội dung
chủ yếu của nghị quyết bao gồm: mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, công nghệ
chính, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, cơ chế và giải pháp, chính sách
thực hiện”.
Điều 29 Luật Đầu tư công năm 2019
quy định nội dung Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công gồm
08 nội dung[1].
Căn cứ Khoản 3 Điều 9 Nghị định số
40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ[2] và các quy định nêu trên, Chủ tịch Hội đồng
thẩm định nhà nước (HĐTĐNN) dự kiến phân công nhiệm vụ cho các thành viên
HĐTĐNN như sau:
(Các thành viên
HĐTĐNN cho ý kiến bằng hình thức văn bản)
TT
|
Nội dung thẩm định
|
Thành viên
HĐTĐNN theo chức năng quản lý nhà nước được phân công
|
1
|
Sự phù hợp với các tiêu chí xác định chương trình
đầu tư công
|
Tất cả thành viên HĐTĐNN.
|
2
|
Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội
dung hồ sơ trình thẩm định
|
Tất cả thành viên HĐTĐNN.
|
3
|
Sự phù hợp với các mục tiêu chiến lược; kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội; kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch có
liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch
|
Tất cả thành viên HĐTĐNN.
|
4
|
Các nội dung quy định tại Điều 29
của Luật Đầu tư công, trong đó thẩm định cụ thể những nội dung cơ bản của
chương trình, bao gồm: mục tiêu, phạm vi, quy mô, đối tượng đầu tư, thời
gian, tiến độ thực hiện và dự kiến bố trí vốn; các nguồn vốn và khả năng cân
đối vốn; huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác
|
|
a
|
Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các
mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có
liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch
|
Tất cả thành viên HĐTĐNN.
|
b
|
Mục tiêu, phạm vi, quy mô chương trình, đối tượng
đầu tư
|
Tất cả thành viên HĐTĐNN.
|
c
|
Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực
hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư
công; dự kiến bố trí vốn, các nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, huy động các
nguồn vốn và nguồn lực khác
|
Thành viên HĐTĐNN thuộc các Bộ: TC, XD, GTVT,
VHTTDL, NNPTNT, TNMT, LĐTBXH, KHCN, TTTT, GDĐT, NV, CT, NG, YT, UBDT
|
d
|
Dự kiến kế hoạch bố trí vốn và thời gian, tiến
độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động
các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu
quả
|
Thành viên HĐTĐNN thuộc các Bộ: TC, XD, GTVT,
VHTTDL, NNPTNT, TNMT, LĐTBXH, KHCN, TTTT, GDĐT, NV, CT, NG, YT, UBDT
|
đ
|
Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực
hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc
|
Thành viên HĐTĐNN thuộc các Bộ: TC, XD, GTVT,
VHTTDL, NNPTNT, TNMT, LĐTBXH, KHCN, TTTT, GDĐT, NV, CT, NG, YT, UBDT
|
e
|
Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác
động về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả đầu tư về mặt
kinh tế - xã hội của chương trình
|
Tất cả thành viên HĐTĐNN.
|
g
|
Phân chia các dự án thành phần của chương
trình theo quy định của pháp luật
|
Tất cả thành viên HĐTĐNN.
|
h
|
Giải pháp tổ chức thực hiện
|
Tất cả thành viên HĐTĐNN.
|
5
|
Hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững
|
Tất cả thành viên HĐTĐNN.
|
II. THÀNH LẬP TỔ CHUYÊN GIA THẨM
ĐỊNH LIÊN NGÀNH
1. Căn cứ pháp lý
Tại Quyết định số 1060/QĐ-TTg
ngày 14/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà
nước tổ chức thẩm định Báo cáo ĐXCTĐT Chương trình quy định:
Trách nhiệm của cơ quan thường trực Hội đồng (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư): “Huy động bộ máy giúp Chủ tịch Hội đồng tổ chức công việc
thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình và các hoạt động chung
của Hội đồng. Phối hợp với các cơ quan, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành để
thực hiện các công việc thẩm định” (Điều 4).
2. Thành viên Tổ chuyên gia
thẩm định liên ngành
Thành viên Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành là đại
diện lãnh đạo cấp Cục/Vụ hoặc cán bộ có kinh nghiệm đối với các lĩnh vực liên
quan đến chương trình của cơ quan có thành viên tham gia Hội đồng thẩm định nhà
nước.
3. Nhiệm vụ Tổ chuyên gia thẩm
định liên ngành
- Chuẩn bị các nội dung thẩm định để gửi cho các
thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước.
- Chuẩn bị các nội dung yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ
sơ theo đề nghị của các thành viên trong Hội đồng thẩm định nhà nước trong quá
trình thẩm định.
- Tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm
định nhà nước, đề xuất, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét, quyết
định những vấn đề cần xử lý trong quá trình thẩm định.
- Dự thảo báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định
nhà nước để trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét trình Chính phủ.
- Thực hiện các công việc khác được Hội đồng thẩm định
nhà nước giao.
III. THỜI GIAN VÀ CHƯƠNG TRÌNH
LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG
Thời gian thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu
tư Chương trình dự kiến trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
IV. ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan Thường trực của Hội
đồng) sẽ bố trí địa điểm các phiên họp của Hội đồng thẩm định nhà nước, Tổ
chuyên gia thẩm định liên ngành; địa điểm làm việc cho Tổ chuyên gia thẩm định
liên ngành (nếu cần)
DANH SÁCH THÀNH
VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ NƯỚC
Chương trình MTQG
chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035
TT
|
Họ tên
|
Chức vụ, cơ quan
|
1
|
Ông Nguyễn Chí Dũng
|
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
2
|
Ông Trần Quốc Phương
|
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
3
|
Ông Trần Thanh Nam
|
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
|
4
|
Ông Cao Anh Tuấn
|
Thứ trưởng Bộ Tài chính
|
5
|
Bà Phan Thị Thắng
|
Thứ trưởng Bộ Công thương
|
6
|
Đại diện
|
Bộ Xây dựng
|
7
|
Bà Nguyễn Thị Phương Hoa
|
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
8
|
Bà Nguyễn Thị Hà
|
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
9
|
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết
|
Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng
|
10
|
Thượng tướng Lương Tam Quang
|
Thứ trưởng Bộ Công an
|
11
|
Đại diện
|
Bộ Giao thông vận tải
|
12
|
Bà Ngô Thị Minh
|
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
13
|
Ông Triệu Văn Cường
|
Thứ trưởng Bộ Nội vụ
|
14
|
Ông Đoàn Văn Việt
|
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
15
|
Ông Đỗ Xuân Tuyên
|
Thứ trưởng Bộ Y tế
|
16
|
Bà Đặng Hoàng Oanh
|
Thứ trưởng Bộ Tư pháp
|
17
|
Ông Nguyễn Huy Dũng
|
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
|
18
|
Ông Nguyễn Hoàng Giang
|
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
|
19
|
Đại diện
|
Bộ Ngoại giao
|
20
|
Ông Y Vinh Tơr
|
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
|
21
|
Ông Đào Minh Tú
|
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam
|
22
|
Ông Phan Viết Lượng
|
Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục của Quốc hội
|
23
|
Ông Hồ Đại Dũng
|
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ
|
24
|
Ông Nguyễn Thanh Bình
|
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
|
25
|
Ông Bùi Đình Long
|
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An
|
26
|
Bà Nguyễn Thị Hạnh
|
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
|
27
|
Ông Trần Anh Tuấn
|
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
|
28
|
Bà Vũ Thu Hà
|
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội
|
29
|
Đại diện
|
Thành phố Hồ Chí Minh
|
30
|
Ông Tống Quang Thìn
|
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình
|
31
|
PGS.TS. Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân
|
Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt
Nam
|
32
|
Ông Trần Thanh Lâm
|
Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương
|
[1] Điều 29. Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương
đầu tư chương trình đầu tư công. Nội dung chủ yếu của báo cáo đề xuất chủ
trương đầu tư chương trình đầu tư công bao gồm:
1. Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục
tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan
theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
2. Mục tiêu, phạm vi và quy mô chương trình;
3. Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện
chương trình, bao gồm danh mục dự án, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công,
huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;
4. Dự kiến kế hoạch bố trí vốn và tiến độ thực hiện
chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực
theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
5. Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực
hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc;
6. Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động
về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế
- xã hội của chương trình;
7. Phân chia các dự án thành phần của chương trình
theo quy định của pháp luật;
8. Giải pháp tổ chức thực hiện.
[2] Nội dung thẩm định chủ trương đầu tư chương
trình đầu tư công gồm:
a) Sự phù hợp với các tiêu chí xác định chương
trình đầu tư công;
b) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội
dung hồ sơ trình thẩm định;
c) Sự phù hợp với các mục tiêu chiến lược; kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch có
liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
d) Các nội dung quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư công, trong đó thẩm định cụ thể những
nội dung cơ bản của chương trình, bao gồm: mục tiêu, phạm vi, quy mô, đối tượng
đầu tư, thời gian, tiến độ thực hiện và dự kiến bố trí vốn; các nguồn vốn và khả
năng cân đối vốn; huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;
đ) Hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững.