ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
---------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
17/2006/QĐ-UBND
|
Điện
Biên Phủ, ngày 23 tháng 11 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT CẤP TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004;
Căn cứ Quyết định số:
210/1999/QĐ-BTP ngày 9 tháng 7 năm 1999 của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp, về việc ban
hành Quy chế Báo cáo viên pháp luật; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này, Bản Quy chế Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh của
tỉnh Điện Biên.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ban hành.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các cơ quan, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Lò Mai Trinh
|
QUY CHẾ
BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số:17/2006/QĐ-UBND Ngày 23 tháng 11 năm 2006 của
UBND tỉnh Điện Biên)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Báo cáo pháp luật.
Báo cáo pháp luật là một công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật được tiến hành bằng lời nói trước những đối tượng
cụ thể, nhằm truyền đạt những nội dung, quy định của pháp luật, giúp người nghe
hiểu biết và nâng cao nhận thức về pháp luật, tôn trọng, làm theo pháp luật một
cách đúng đắn, thống nhất, bảo đảm tính thực thi của pháp luật.
Điều 2.
Báo cáo viên pháp luật.
Báo cáo viên pháp luật theo Quy
chế này là những cán bộ, công chức công tác tại các cơ quan, ban, ngành, đoàn
thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cơ
quan, tổ chức) có đủ điều kiện làm Báo cáo viên pháp luật, được lựa chọn và đề
nghị UBND tỉnh quyết định công nhận làm báo cáo viên pháp luật.
Điều 3.
Yêu cầu đối với Báo cáo viên pháp luật trong công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật.
Hoạt động phổ biến, giáo dục
pháp luật của Báo cáo viên pháp luật phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Đúng chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Chính xác, từ ngữ phổ thông,
dễ hiểu, có sức thuyết phục.
3. Tác động tích cực đến người
nghe nhằm góp phần tạo niềm tin pháp luật, cổ vũ, động viên cán bộ, nhân dân thực
hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Điều 4.
Phạm vi hoạt động của Báo cáo viên pháp luật.
1. Báo cáo viên pháp luật làm việc
tại cơ quan, tổ chức nào thì thực hiện làm Báo cáo viên pháp luật của cơ quan,
tổ chức đó.
2. Khi có yêu cầu của UBND tỉnh
thì làm Báo cáo viên phổ biến các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực ngành chuyên
môn tại các Hội nghị triển khai của tỉnh.
3. Làm Báo cáo viên để phổ biến,
truyền đạt các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực của ngành, đơn vị quản lý, thực
hiện tới cán bộ, công chức các cơ quan, tổ chức khác khi có yêu cầu.
Chương II
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA
BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT
Điều 5. Hình
thức hoạt động báo cáo pháp luật.
Báo cáo viên pháp luật thực hiên
công tác phổ biến pháp luật thường xuyên theo kế hoạch của từng cơ quan, tổ chức
và từng đợt theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục
pháp luật tỉnh, hướng dẫn của các cơ quan Tư tưởng - Văn hóa, Sở Tư pháp (cơ
quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh) và
các cơ quan có thẩm quyền khác.
Điều 6. Tiêu
chuẩn của Báo cáo viên pháp luật.
1. Báo cáo viên pháp luật phải đảm
bảo các tiêu chuẩn sau:
a) Gương mẫu thực hiện chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất chính trị vững vàng, tư
cách đạo đức tốt;
b) Có uy tín trong công tác,
trong sinh hoạt;
c) Có kiến thức pháp luật, có khả
năng trong công tác báo cáo, truyền đạt nội dung các văn bản quy phạm pháp luật
trước công chúng;
d) Tự nguyện, nhiệt tình, có đủ
sức khoẻ và điều kiện thời gian để thực hiện nhiệm vụ báo cáo, tuyên truyền, phổ
biến pháp luật;
e) Được cơ quan, tổ chức, đơn vị
nơi người đó công tác, sinh hoạt giới thiệu làm Báo cáo viên pháp luật và được
UBND tỉnh quyết định công nhận.
2. Báo cáo viên cấp tỉnh phải có
trình độ Cử nhân Luật hoặc đại học khác và đang công tác ở một lĩnh vực có liên
quan đến pháp luật từ 3 năm trở lên.
Điều 7. Thủ
tục công nhận báo cáo viên pháp luật.
1. Sở Tư pháp phối hợp với các
cơ quan, tổ chức lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn lập danh sách trình Uỷ ban
nhân dân tỉnh xem xét, quyết định công nhận Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.
2. Trong từng thời kỳ nhất định,
Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng hoạt
động của các Báo cáo viên pháp luật tỉnh; kịp thời đề nghị UBND tỉnh quyết định
bổ sung, thay đổi hoặc xóa tên Báo cáo viên pháp luật không còn đủ điều kiện hoạt
động theo Quy chế này.
Điều 8. Thẻ
Báo cáo viên pháp luật.
1. Thẻ Báo cáo viên pháp luật chứng
nhận tư cách, năng lực về Báo cáo pháp luật của người được cấp thẻ.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Thẻ
Báo cáo viên pháp luật cho Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.
3. Thẻ Báo cáo viên pháp luật bị
thu hồi khi người được cấp thẻ bị xoá tên trong Danh sách Báo cáo viên pháp luật.
4. Thẻ Báo cáo viên pháp luật được
cấp theo mẫu thống nhất của Bộ Tư pháp.
Điều 9. Quyền
của Báo cáo viên pháp luật.
Báo cáo viên pháp luật có các
quyền sau đây:
1. Được cung cấp thông tin, văn
bản quy phạm pháp luật và các tài liệu cần thiết khác phục vụ cho công tác báo
cáo pháp luật.
2. Được tham dự các hoạt động học
tập, bồi dưỡng, hội thảo nghiệp vụ để nâng cao kiến thức chuyên môn về phổ biến,
giáo dục pháp luật.
3. Được sử dụng Thẻ Báo cáo viên
pháp luật để thực hiện công tác báo cáo pháp luật và tham gia các hoạt động phổ
biến, giáo dục pháp luật khác.
4. Được trả thù lao biên soạn
tài liệu phổ biến pháp luật (do Báo cáo viên tự soạn thảo) và thù lao tại các
buổi Báo cáo viên tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nước
theo yêu cầu. Mức trả thù lao cho Báo cáo viên pháp luật theo quy định hiện
hành của pháp luật.
Điều 10.
Nghĩa vụ của Báo cáo viên pháp luật.
Báo cáo viên pháp luật có các
nghĩa vụ sau:
1. Chịu trách nhiệm cá nhân về nội
dung báo cáo; phát ngôn phù hợp, đúng với chủ trương đường lối, chính sách của
Đảng, truyền đạt đúng nội dung văn bản pháp luật; không được tiết lộ thông tin
bí mật của cơ quan, Nhà nước, không sử dụng Thẻ Báo cáo viên pháp luật vào các
mục đích khác ngoài mục đích giới thiệu tư cách Báo cáo viên pháp luật.
2. Luôn học tập chuyên môn, nâng
cao kiến thức nghiệp vụ tuyên truyền, tìm hiểu thực tiễn, thu thập thông tin để
nâng cao năng lực và chất lượng trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục
pháp luật; đảm bảo kế hoạch báo cáo pháp luật đã đề ra.
3. Đảm bảo giữ mối liên hệ thường
xuyên với Sở Tư pháp, cơ quan Tư tưởng - Văn hóa; báo cáo cho cơ quan, tổ chức
trực tiếp quản lý và cơ quan Tư pháp về hoạt động của mình trong công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật; ý kiến của các đối tượng sau khi được nghe báo cáo về pháp
luật.
Điều 11. Phổ
biến văn bản pháp luật mới ban hành.
1. Khi có văn bản quy phạm pháp
luật mới ban hành, theo sự chỉ đạo của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và của
UBND tỉnh cần phổ biến rộng rãi, Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với các
ngành liên quan xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh ban hành để chỉ đạo thực hiện;
biên soạn đề cương và tổ chức công tác phổ biến rộng rãi tới cán bộ và nhân dân
trong tỉnh.
2. Căn cứ vào nội dung đề cương
được cung cấp, Báo cáo viên xây dựng đề cương chi tiết, sát hợp với thực tiễn,
phù hợp với nhận thức của từng đối tượng để phổ biến cho cán bộ, công chức
trong cơ quan, tổ chức và cán bộ, nhân dân trên địa bàn dân cư.
Điều 12.
Trách nhiệm của Sở Tư pháp, cơ quan, Tổ chức trong việc tạo điều kiện để Báo
cáo viên hoạt động.
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có Báo cáo viên pháp luật tỉnh, các cơ
quan Tư tưởng - Văn hoá:
a. Xây dựng đội ngũ, quản lý hoạt
động của Báo cáo viên;
b. Tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng
nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm không ngừng
nâng cao trình độ pháp luật của Báo cáo viên;
c. Cung cấp thông tin, tài liệu,
văn bản quy phạm pháp luật cần thiết đầy đủ cho Báo cáo viên;
d. Trao đổi, thống nhất ý kiến với
các cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý Báo cáo viên để tạo điều kiện về thời
gian, phương tiện và các điều kiện khác cho hoạt động của Báo cáo viên;
e. Tổ chức sơ kết, tổng kết theo
định kỳ; thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động báo cáo pháp luật.
2. Sở Tư pháp chỉ đạo Phòng Tư
pháp các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong việc bồi dưỡng kiến thức
pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ cho lực lượng Báo cáo viên pháp luật cấp huyện, Tuyên
truyền viên pháp luật ở cơ sở.
3. Trách nhiệm của Thủ trưởng
các cơ quan, tổ chức có Báo cáo viên pháp luật tỉnh đang công tác:
a) Tạo điều kiện thuận lợi cho
Báo cáo viên học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ, năng lực thực hiện tốt
nhiệm vụ Báo cáo viên pháp luật. Sử dụng thường xuyên Báo cáo viên pháp luật
trong việc phổ biến pháp luật cho cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức mình.
Tạo điều kiện cho Báo cáo viên thực hiện nhiệm vụ làm Báo cáo viên pháp luật
theo yêu cầu của UBND tỉnh, của cơ quan, tổ chức khác.
b) Thường xuyên cung cấp tài liệu
tuyên truyền, văn bản pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực cho Báo cáo viên pháp luật.
c) Thực hiện đầy đủ chính sách với
Báo cáo viên pháp luật theo quy định của Nhà nước.
4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị nào
mời Báo cáo viên pháp luật đến phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức,
nhân dân ở đơn vị mình thì có trách nhiệm chi trả tiền thù lao cho Báo cáo viên
pháp luật theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Chương III
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 13.
Khen thưởng.
Báo cáo viên pháp luật có thành
tích xuất sắc trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp
phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán
bộ, nhân dân thì được cơ quan Tư pháp phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan
xem xét đề nghị Bộ Tư pháp hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh khen thưởng theo quy định
hiện hành.
Điều 14. Kỷ
luật
Báo cáo viên pháp luật vi phạm
Quy chế này, không còn đủ tư cách Báo cáo viên thì tuỳ theo tính chất, mức độ
có thể bị tạm đình chỉ hoạt động báo cáo pháp luật; xoá tên trong danh sách Báo
cáo viên pháp luật và thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật hoặc các hình thức kỷ
luật khác theo quy định của pháp luật./.