Quyết định 17/2002/QĐ-BGD&ĐT về Quy chế thi tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu | 17/2002/QĐ-BGD&ĐT |
Ngày ban hành | 05/04/2002 |
Ngày có hiệu lực | 20/04/2002 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký | Nguyễn Văn Vọng |
Lĩnh vực | Giáo dục |
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2002/QĐ-BGD&ĐT |
Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2002 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 15/CP
ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà
nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/03/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông.
QUYẾT ĐỊNH
Nơi nhận: |
KT
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 04
năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Quy chế này quy định về tổ chức, quản lý, nội dung các kỳ thi tốt nghiệp; tổ chức và hoạt động của các ban chỉ đạo, kiểm tra thi; phân cấp quản lý các kỳ thi; công tác khen thưởng và kỷ luật trong các kỳ thi.
Các quy định của Quy chế này áp dụng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở và kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Điều 2. Mục đích, yêu cầu, căn cứ xét tốt nghiệp
Kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông nhằm mục đích:
Kiểm tra, xác nhận trình độ được đào tạo của học sinh sau một cấp học theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Làm căn cứ đề phân luồng học sinh sau khi ra trường; cho tiếp tục học lên, đào tạo nghề, đào tạo qua lao động sản xuất và hoạt động xã hội.
Làm cơ sở cho đánh giá kết quả dạy và học của các trường thuộc bậc trung học; đánh giá công tác chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục ở từng cấp học.
Kỳ thi phải đảm bảo các yêu cầu:
Nghiêm túc, an toàn, công bằng, chính xác, phù hợp với trình độ của học sinh.
Căn cứ để xét tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp:
Xếp loại hạnh kiểm và xếp loại học lực của học sinh năm học lớp 9 hoặc lớp 12 (sau đây gọi chung là lớp cuối cấp).
Điểm các bài thi tốt nghiệp
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2002/QĐ-BGD&ĐT |
Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2002 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 15/CP
ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà
nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/03/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông.
QUYẾT ĐỊNH
Nơi nhận: |
KT
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 04
năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Quy chế này quy định về tổ chức, quản lý, nội dung các kỳ thi tốt nghiệp; tổ chức và hoạt động của các ban chỉ đạo, kiểm tra thi; phân cấp quản lý các kỳ thi; công tác khen thưởng và kỷ luật trong các kỳ thi.
Các quy định của Quy chế này áp dụng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở và kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Điều 2. Mục đích, yêu cầu, căn cứ xét tốt nghiệp
Kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông nhằm mục đích:
Kiểm tra, xác nhận trình độ được đào tạo của học sinh sau một cấp học theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Làm căn cứ đề phân luồng học sinh sau khi ra trường; cho tiếp tục học lên, đào tạo nghề, đào tạo qua lao động sản xuất và hoạt động xã hội.
Làm cơ sở cho đánh giá kết quả dạy và học của các trường thuộc bậc trung học; đánh giá công tác chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục ở từng cấp học.
Kỳ thi phải đảm bảo các yêu cầu:
Nghiêm túc, an toàn, công bằng, chính xác, phù hợp với trình độ của học sinh.
Căn cứ để xét tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp:
Xếp loại hạnh kiểm và xếp loại học lực của học sinh năm học lớp 9 hoặc lớp 12 (sau đây gọi chung là lớp cuối cấp).
Điểm các bài thi tốt nghiệp
NGÀY THI, MÔN THI, NỘI DUNG THI
Điều 3. Tổ chức kỳ thi và ngày thi
Mỗi năm tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở và một kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Ngày thi được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong biên chế năm học.
Môn thi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 hằng năm.
Hình thức thi, lịch thi, thời gian làm bài của mỗi môn thi được quy định trong hướng dẫn tổ chức thi từng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 5. Chương trình và nội dung thi
Học sinh học theo chương trình nào sẽ được thi theo chương trình đó; nội dung thi là toàn bộ chương trình lớp cuối cấp.
Học sinh thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 điều 6 của Quy chế này cũng phải thi đủ các môn thi, nội dung thi, hình thức thi quy định của năm tổ chức kỳ thi.
Những học sinh đã học hết chương trình lớp cuối cấp ở các loại hình trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông trong năm tổ chức kỳ thi.
Những học sinh đã học hết chương trình của một cấp ở những năm trước nhưng không đủ điều kiện dự thi hoặc đã dự thi nhưng không tốt nghiệp và các đối tượng đặc biệt khác được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép dự thi (sau đây gọi chung là thí sinh tự do).
Những học sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy chế này được công nhận đủ điều kiện dự thi, nếu:
Học sinh các lớp quy định của cấp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông (học liên tục hoặc không liên tục); được đánh giá, xếp loại về hạnh kiểm và học lực ở mỗi lớp học; được lên lớp theo quy định hiện hành.
Đánh giá, xếp loại ở lớp cuối cấp;
b.1) Hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên.
b.2) Không bị xếp loại kém về học lực
b.3) Không nghỉ học quá 45 buổi (nghỉ một lần hay nghỉ nhiều lần cộng lại).
Không trong thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc mất quyền công dân.
Những đối tượng học sinh nêu tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này được công nhận đủ điều kiện dự thi, nếu:
Không trong thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc mất quyền công dân; không trong thời gian chịu kỷ luật cấm thi.
Được xã, phường (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú xác nhận và đề nghị cho dự thi nếu: thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước và những quy định về an ninh trật tự ở địa phương; tham gia các hoạt động xã hội do địa phương tổ chức; lối sống và đạo đức tốt.
Riêng những học sinh không đủ điều kiện dự thi do bị xếp loại kém về học lực ở lớp cuối cấp phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại nhà trường nơi học lớp cuối cấp một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 sao cho điểm bài kiểm tra khi thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định.
Tuổi dự thi (đối với học sinh đang học và thí sinh tự do): không quá 21 tuổi đối với kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở, không quá 24 tuổi đối với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Chậm nhất trước ngày thi 10 ngày, Hiệu trưởng nhà trường phải thông báo công khai những học sinh không đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 1,2,3 của Điều này.
Với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy chế này:
Học bạ (bản chính):
a.1) Học bạ trung học cơ sở (đối với kỳ thi trung học cơ sở)
a.2) Học bạ trung học phổ thông (đối với kỳ thi trung học phổ thông)
Bản sao giấy khai sinh hợp lệ
Bằng tốt nghiệp (bản chính):
c.1) Bằng tốt nghiệp tiểu học (đối với kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở).
c.2) Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở (đối với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông).
Phiếu dự thi có dán ảnh 4cm x 6cm và dấu giáp lai trên ảnh do nhà trường cấp.
(đ) Các giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên (nếu có) gồm:
đ.1) Con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người được hưởng chế độ như thương binh do phòng thương binh- xã hội cấp huyện cấp.
đ.2) Bản sao sổ đăng ký hộ khẩu thường trú thuộc vùng cao, vùng sâu, khu kinh tế mới, xã đặc biệt khó khăn do Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận hoặc công chứng nhà nước.
(e) Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ cộng điểm khuyến khích (nếu có) gồm:
e.1) Chứng nhận nghề phổ thông.
e.2) Chứng nhận đoạt giải trong các kỳ thi do ngành Giáo dục tổ chức hoặc phối hợp với ngành chuyên môn khác từ cấp tỉnh trở lên tổ chức gồm: thi học sinh giỏi các bộ môn văn hoá, thi thí nghiệm thực hành (Lý, Hoá, Sinh), thi văn nghệ, thể dục, thể thao, vẽ, viết thư quốc tế, thi máy tính bỏ túi Casio.
Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải nộp trước ngày tổ chức kỳ thi mới có giá trị.
Với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này, ngoài các hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 8 của Quy chế này phải có thêm:
Đơn xin dự thi tốt nghiệp (trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông)
Giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 của Quy chế này và xác nhận không trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc mất quyền công dân.
Giấy xác nhận của nhà trường tại nơi học lớp cuối cấp về xếp loại học lực (đối với những học sinh xếp loại kém về học lực) theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 và không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi.
Điều 9. Mức cộng điểm khuyến khích
Những học sinh thạm gia các cuộc thi và các hoạt động dưới đây được cộng điểm khuyến khích khi xét tốt nghiệp với mức điểm như sau:
Đoạt giải cá nhân trong kỳ thi học sinh giỏi các bộ môn văn hoá lớp cuối cấp:
a.1) Đoạt giải trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh: cộng 2 điểm
a.2) Giải nhì cấp tỉnh: cộng 1,5 điểm
a.3) Giải ba cấp tỉnh: cộng 1 điểm
Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi văn nghệ, thể dục thể thao, vẽ, viết thư quốc tế, thi máy tính bỏ túi Casio, thi thí nghiệm thực hành bộ môn (Lý, Hoá, Sinh) do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức:
b.1) Giải cá nhân:
Đoạt giải quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh (huy chương Vàng): cộng 2,0 điểm,
Giải nhì cấp tỉnh (huy chương Bạc): cộng 1,5 điểm
Giải ba cấp tỉnh (huy chương Đồng): cộng 1,0 điểm
b.2) Giải đồng đội (bóng đá, bóng chuyền, bóng chuyền sáu, bóng bàn, cầu lông, cầu mây, điền kinh, tốp ca, song ca) quy định như sau:
Chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia
Số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội từ 2 đến 22 người theo quy định cụ thể của Ban tổ chức từng giải.
Mức điểm khuyến khích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội thực hiện như đối với giải cá nhân tại mục b.1 điểm b khoản 1 Điều 9 của Quy chế này.
b.3) Những học sinh đoạt nhiều giải khác nhau trong nhiều cuộc thi ở một cấp học chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất.
Học sinh được cấp chứng nhận nghề phổ thông trong kỳ thi do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại ghi trong chứng nhận như sau:
Loại giỏi: cộng 2 điểm; loại khá: cộng 1,5 điểm; loại trung bình: cộng 1 điểm.
Nếu học sinh đồng thời có nhiều loại giấy chứng nhận để được cộng điểm khuyến khích theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 9 của Quy chế này cũng chỉ được hưởng mức điểm cộng điểm cao nhất là:
Đối với trung học cơ sở: 3 điểm
Đối với trung học phổ thông: 4 điểm
Điều 10. Điểm bài thi, điểm xét tốt nghiệp, điểm xếp loại tốt nghiệp
Điểm bài thi:
Chấm điểm theo thang điểm 10 và làm tròn đến 0,5 theo quy định:
Từ 0,25 đến dưới 0,75 làm tròn thành 0,5
Từ 0,75 đến dưới 1,0 làm tròn thành 1,0
Điểm xét tốt nghiệp:
Điểm xét tốt nghiệp (ĐTN) |
= |
Tổng điểm các bài thi + Tổng điểm khuyến khích (nếu có) |
Tổng số môn thi |
Điểm xếp loại tốt nghiệp:
Điểm xếp loại tốt nghiệp (ĐXL) |
= |
Tổng điểm các bài thi |
Tổng số môn thi |
Điểm xét tốt nghiệp, điểm xếp loại tốt nghiệp được lấy đến hai chữ số thập phân và không làm tròn.
Điều 11. Xét công nhận tốt nghiệp
Những học sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật từ huỷ bài thi trở lên, không có bài thi nào bị điểm 0 và có điểm xét tốt nghiệp quy định cho từng diện dưới đây được công nhận tốt nghiệp:
Diện 1: Từ 5,0 điểm trở lên đối với những học sinh bình thường
Diện 2: từ 4,75 điểm trở lên đối với học sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
Là con thương binh, bệnh binh mất sức lao động dưới 81% và con của người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; con anh hùng lực lượng vũ trang, con anh hùng lao động.
Có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số, bản thân đang cư trú và học tập ở vùng kinh tế, văn hoá - xã hội phát triển.
Học sinh người Kinh có hộ khẩu thường trú và học tập từ 3 năm trở lên ở vùng cao, vùng sâu, hải đảo, khu kinh tế mới, xã đặc biệt khó khăn.
Diện 3: Từ 4,5 điểm trở lên đối với học sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
Là con liệt sĩ, con thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên, con của những người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên.
Học sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên chỉ hưởng theo tiêu chuẩn cao nhất.
Học sinh tốt nghiệp được xếp thành ba loại: giỏi, khá, trung bình theo các tiêu chuẩn sau:
Loại giỏi:
Xếp loại cả năm lớp cuối cấp: hạnh kiểm loại tốt, học lực loại giỏi.
Điểm xếp loại (ĐXL) từ 8,0 điểm trở lên
Không bài thi nào có điểm dưới 7,0
Loại khá:
Xếp loại cả năm lớp cuối cấp về hạnh kiểm và học lực đều từ khá trở lên.
Điểm trung bình từ 6,5 điểm trở lên. Điểm xếp loại (ĐXL)
Không bài thi nào bị điểm dưới 6,0
Loại trung bình: các trường hợp tốt nghiệp còn lại
Tiêu chuẩn xếp loại tốt nghiệp trên áp dụng cho tất cả các đối tượng dự thi quy định tại Điều 9 của Quy chế này.
Đối tượng:
Học sinh lớp 12 được Bộ Giáo dục và Đào tạo triệu tập tham gia dự tuyển hoặc bồi dưỡng thi quốc tế một số môn học.
Học sinh lớp cuối cấp được một cơ quan trung ương tuyển chọn tham gia các cuộc thi quốc tế về thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ.
Điều kiện :
Ngoài số ngày nghỉ học quy định tại mục b.3 điểm b khoản 1 Điều 7 của Quy chế này còn có các điều kiện dưới đây:
Được triệu tập vào cuối học kỳ 2 của lớp cuối cấp.
Xếp loại cả năm ở lớp cuối cấp: hạnh kiểm loại tốt, học lực từ loại khá trở lên (với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13) hoặc từ trung bình trở lên (với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điểu 13).
Có tên trong danh sách miễn thi theo công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc có công văn đề nghị miễn thi và xác nhận tham dự tập huấn, thi đấu đúng quy định của cơ quan tuyển chọn gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày thi tốt nghiệp.
Học sinh diện miễn thi được công nhận tốt nghiệp và xếp loại tốt nghiệp theo các tiêu chuẩn dưới dây:
Loại giỏi:
Năm học lớp cuối cấp được xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt và được tính tương đương với tốt nghiệp loại giỏi có điểm xếp loại tốt nghiệp là 9,0 điểm.
Loại khá;
Năm học lớp cuối cấp được xếp loại học lực và hạnh kiểm đều từ khá trở lên và được tính tương đương với tốt nghiệp loại khá có điểm xếp loại tốt nghiệp là 7,0 điểm.
Loại trung bình: Các trường hợp còn lại.
Những học sinh diện miễn thi nếu muốn có xếp loại tốt nghiệp cao hơn để được hưởng các chế độ khuyến khích trong các kỳ thi tuyển các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì phải dự thi tốt nghiệp.
Học sinh thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1,2 Điều 6 của Quy chế này nếu đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp trong các trường hợp sau:
Bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt trước ngày thi (kể cả trường hợp không dự thi ngay buổi thi đầu tiên) không thể dự thi và không quá 10 ngày trước ngày tổ chức kỳ thi.
Điều kiện:
Xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp cuối cấp đều khá trở lên.
Hồ sơ:
b.1) Hồ sơ nhập viện, ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị ốm) hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt).
b.2) Biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp của nhà trường nơi đăng ký dự thi.
Bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một môn và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị ốm hay có việc đốt xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số môn thi còn lại.
Điều kiện:
a.1) Điểm bài thi của những môn đã thi đều đạt từ 5.0 trở lên
a.2) Xếp loại ở lớp cuối cấp: học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên.
Hồ sơ:
b.1) Biên bản xác nhận của Hội đồng coi thi
b.2) Hồ sơ nhập viện, ra viện của bệnh viện từ cấp huyện trở lên (nếu bị ốm) hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt)
Học sinh tốt nghiệp đặc cách đều xếp loại trung bình.
1. Đối tượng được phúc khảo là đối tượng quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 của Quy chế này.
2. Điều kiện: Điểm bài thi thấp hõn điểm trung bình cả nãm của môn học đó từ 2 điểm trở lên.
3. Điểm phúc khảo của bài thi được công nhận nếu cao hõn điểm chấm lần đầu từ 1,0 điểm trở lên và thay cho điểm chấm lần đầu để tính điểm xét tốt nghiệp hoặc điểm xếp loại tốt nghiệp.
4. Thủ tục thực hiện:
a) Học sinh phải có đơn xin phúc khảo điểm bài thi theo mẫu quy định của Giáo dục và Đào tạo và nộp cho nhà trường nơi đăng ký dự thi tốt nghiệp.
b) Căn cứ vào điều kiện phúc khảo điểm bài thi, nhà trường xem xét và lập thành danh sách đề nghị phúc khảo (trong đó ghi rõ điểm bài thi, điểm trung bình cả nãm của môn thi phúc khảo) gửi lên Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trung học phổ thông).
c) Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển đến Hội đồng phúc khảo toàn bộ danh sách và đơn xin phúc khảo điểm bài thi.
a) Tiếp nhận đơn: Sau khi công bố danh sách tốt nghiệp tạm thời 5 ngày.
b) Việc phúc khảo phải hoàn thành trong vòng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn.
6. Phúc khảo điểm bài thi chỉ thực hiện một lần trong kỳ thi tốt nghiệp hằng nãm.
ĐỀ THI VÀ HỘI ĐỒNG RA ĐỀ THI TỐT NGHIỆP
1. Đề thi tốt nghiệp trung học cơ sở, Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông phải đạt các yêu cầu dýới đây:
a) Kiểm tra kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực hành của học sinh theo chương trình và sách giáo khoa lớp cuối cấp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
b) Nội dung đề thi đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ và tính sý phạm. Lời vãn, câu chữ trong đề thi phải rõ ràng, mạch lạc, không sai sót.
c) Phân loại được trình độ của học sinh.
d) Phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi.
2. Trong một kỳ thi, mỗi môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị với mức độ týõng đýõng về yêu cầu, nội dung. Mỗi đề thi có hướng dẫn chấm và biểu điểm kèm theo.
3. Đề thi và hướng dẫn chấm chýa được công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc danh mục tài liệu mật quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định số 81/TTg ngày 2/3/1994 của Thủ týớng Chính phủ.
Điều 17: Thành phần Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp.
1. Mỗi cấp tỉnh thành lập 01 Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp trung học cơ sở. Toàn quốc thành lập 01 Hội đồng ra đề thi thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
2. Thành phần Hội đồng ra đề thi thi tốt nghiệp trung học cơ sở.
a) Chủ tịch hội đồng: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong trường hợp đặc biệt được thay bằng Trưởng phòng trung học phổ thông hoặc Trưởng phòng khảo thí (nếu có).
b) Các Phó chủ tịch hội đồng: Trưởng phòng hoặc Phó phòng trung học phổ thông, Phòng khảo thí (nếu có).
c) Thư ký và các uỷ viên do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ định được lựa chọn trong chuyên viên phòng trung học phổ thông, phòng khảo thí (nếu có), các phòng ban thuộc Sở, giáo viên giỏi đã hoặc đang dạy môn thi tại trường trung học cơ sở.
d) Mỗi môn thi ít nhất có hai người cùng ra đề thi.
3. Thành phần của Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
a) Chủ tịch hội đồng: Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Các Phó chủ tịch hội đồng: Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng Vụ trung học phổ thông và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định.
c) Thư ký hội đồng và các Uỷ viên hội đồng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định lựa chọn trong chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ, giảng vên các trường đại học, nghiên cứu viên của các Viện nghiên cứu giáo dục, biên tập viên của Nhà xuất bản giáo dục, chuyên viên giỏi của các Phòng Trung học phổ thông thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, các giáo viên giỏi đã hoặc đang giảng dạy ở các trường trung học phổ thông.
d) Mỗi môn thi có ít nhất hai người cùng ra đề thi.
Điều 18: Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng đề thi tốt nghiệp.
1. Nhiệm vụ của Hội đồng:
a) Tổ chức soạn thảo đề thi, hướng dẫn chấm và biểu điểm.
b) Tổ chức gửi đề thi, hướng dẫn chấm và biểu điểm.
c) Giải quyết các vấn đề hướng dẫn sao in đề thi, nội dung đề thi và hướng dẫn chấm trong thời gian tổ chức sao in đề thi, coi thi, chấm thi.
2. Nhiệm vụ của uỷ viên soạn thảo đề thi:
a) Soạn thảo đề thi, hướng dẫn chấm, biểu điểm của đề thi chính thức và đề thi dự trình Chủ tịch hội đồng ra đề thi phê duyệt.
b) Sao in đề thi, hướng dẫn chấm, biểu điểm đã được duyệt của môn mình phụ trách; đóng gói, niêm phong bỉ đựng đề thi, hướng dẫn chấm và biểu điểm; chịu trách nhiệm cá nhân về các yêu cầu của nội dung đề thi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16.
c) Nhiệm vụ của các uỷ viên khác: Theo sự phân công của lãnh đạo hội đồng.
3. Quyền hạn:
a) Chọn và quyết định đề thi chính thức, đề thi dự bị của các môn thi, hướng dẫn chấm, biểu điểm.
b) Phân công công việc cụ thể cho các thành viên; thực hiện việc khen thưởng và đề nghị khen thưởng đối với lãnh đạo, các thành viên có thành tích; kỷ luật và đề nghị kỷ luật đối với những người vi phạm quy chế hoặc không hoàn thành nhiệm vụ.
c) Quản lý kinh phí và thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành.
d) Chủ tịch Hộị đồng là người chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao của hội đồng và các uỷ viên.
HỘI ĐỒNG SAO IN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Mỗi tỉnh, thành phố thành lập một hoặc hai (nếu cần thiết) Hội đồng sao in trung học phổ thông, làm việc theo nguyên tắc cách ly triệt để và đảm bảo bí mật trong suốt thời gian tổ chức kỳ thi.
Thành phần Hội đồng sao in đề thi:
1. Chủ tịch: Giám đốc hoặc Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Trường hợp đặc biệt được thay bằng Trưởng phòng trung học phổ thông hoặc Trưởng phòng khảo thí (nếu có).
2. Các Phó chủ tịch: Trưởng hoặc phó Trưởng Phòng trung học phổ thông và Phòng khảo thí (nếu có).
1. Nhiệm vụ của Giám đốc Sở:
a) Chịu trách nhiệm toàn bộ về tiếp nhận đề thi đã được niêm phong, tổ chức gửi đề thi đến các Hội đồng coi thi; chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, bí mật của đề thi trong quá trình vận chuyển.
b) Quy định thời hạn sao in hướng dẫn chấm và biểu điểm.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng:
a) Tiếp nhận, bảo quản đề thi và hướng dẫn chấm.
b) In thử đề thi trước khi sao in gửi đến phòng thi, đề nghị được giải đáp về kỹ thuật sao in, nội dung đề thi trong quá trình sao in theo hướng dẫn riêng của Bộ.
c) Sao in đề thi các môn thi theo số lượng do Chủ tịch hội đồng quy định.
d) Vào bì, đóng gói, niêm phong đề thi và chuyển đến bộ phận gửi đề thi theo quy định của Chủ tịch hội đồng.
a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của hội đồng, phân công việc cụ thể cho các Phó chủ tịch, các Uỷ viên.
b) Thực hiện khen thưởng và kỷ luật đối với các thành viên hội đồng theo Quy chế. Quản lý kinh phí và thực hiện chi theo chế độ tài chính hiện hành.
c) Chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong hội đồng.
Điều 22: Những quy định chung.
1. Hội đồng coi thi tốt nghiệp được thành lập để thực hiện toàn bộ công việc chuẩn bị và tổ chức coi thi tốt nghiệp tại một địa điểm do Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trung học phổ thông), Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trung học cơ sở) lựa chọn.
3. Trong từng Hội đồng, Chủ tịch và toàn bộ giám thị được điều động đến từ những trường không có học sinh dự thi tại hội đồng. Nhiều nhất chỉ có một nữa số Phó chủ tịch và Thư ký hội đồng là người của trường sở tại.
4. Tất cả các thành viên của Hội đồng coi thi và những người phục vụ trong Hội đồng coi thi đều không được có con, em ruột, em vợ hoặc em chồng, người được giám hộ hoặc đỡ đầu dự thi.
6. Có thể thành lập các Hội đồng coi thi liên trường tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương và từng kỳ thi.
Điều 23: Thành phần Hội đồng coi thi.
1. Chủ tịch và và các Phó chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng (nếu thiếu có thể bổ nhiệm thư ký hội đồng giáo dục) của trường trung học cơ sở (đối với kỳ thi trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (đối với kỳ thi trung học phổ thông).
2. Thư ký: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Thư ký hội đồng giáo dục hoặc Tổ trưởng tổ chuyên môn các trường trung học cơ sở (đối với kỳ thi trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (đối với kỳ thi trung học phổ thông).
3. Giám thị: Giáo viên đang dạy học tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trong địa phương.
Điều 24: Nhiệm vụ và quyền hạn.
1. Nhiệm vụ:
a) Xét kiểm tra toàn bộ hồ sơ xin dự thi và các hồ sơ có liên quan đến kỳ thi, xem xét điều kiện dự thi của thí sinh, xác nhận tý cách thí sinh trước ngày tổ chức kỳ thi ít nhất 1 ngày.
b) Kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất, các thủ tục cần thiết, các điều kiện an ninh, chất lượng để đảm bảo cho kỳ thi được tiến hành an toàn, nghiêm túc.
c) Tiếp nhận và bảo quản đề thi an toàn cho đến giờ thi của từng môn, tổ chức coi thi và thực hiện các công việc đảm bảo cho coi thi.
d) Thu bài thi, bảo quản bài thi; lập các biên bản, hồ sơ theo quy định; bàn giao toàn bộ tài bài thi; các biên bản và hồ sơ thi cho Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với kỳ thi trung học cơ sở), cho Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với kỳ thi trung học phổ thông).
đ) Kiểm tra, đôn đốc thực hiện Quy chế thi của các thành viên hội đồng và thí sinh.
2. Quyền hạn:
a) Từ chối tiếp nhận nơi đặt địa điểm thi của hội đồng coi thi, trình Ban chỉ đạo và kiểm tra cấp huyện (đối với trung học cơ sở) Ban chỉ đạo và kiểm tra thi cấp tỉnh (đối với cấp trung học phổ thông) xem xét giải quyết nếu thấy không đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, các điều kiện an toàn cho coi thi của hội đồng.
b) Từ chối tiếp nhận đề thi nếu thấy phát hiện dấu hiệu không đảm bảo bí mật của đề thi hoặc khó đảm bảo an toàn cho đề thi và báo cáo Ban chỉ đạo kiểm tra thi cấp trên trực tiếp xin chủ trương giải quyết.
c) Được thực hiện kỷ luật từ khiển trách đến lập biên bản đề nghị huỷ bài thi, không cho tiếp tục dự thi hoặc đề nghị cấm thi từ 1 đến 2 nãm đối với thí sinh vi phạm Quy chế thi tuỳ theo mức độ sai phạm.
d) Được thực hiện kỷ luật từ khiển trách đến đình chỉ nhiệm vụ đối với giám thị và các nhân viên tham gia làm thi tuỳ theo mức độ vi phạm Quy chế thi.
đ) Được đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên tham gia làm thi và thí sinh dự thi trong hội đồng tuỳ theo thành tích và đóng góp trong kỳ thi.
e) Quản lý kinh phí và tổ chức thi theo chế độ tài chính hiện hành.
g) Chủ tịch tịch hội đồng chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong hội đồng.
1. Mỗi cấp tỉnh có thể thành lập một hoặc hai Hội đồng chấm thi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tuỳ theo số lượng thí sinh, điều kiện quản lý và điều kiện cơ sở vật chất.
2. Hội đồng chấm thi có một bộ phận làm phách độc lập với các tổ chức chấm thi làm nhiệm vụ giúp Chủ tịch hội đồng đánh phách, rọc phách, bàn giao bài thi đã rọc phách cho các tổ chấm thi và các nhiệm vụ cụ thề khác do Chủ tịch hội đồng phân công.
3. Mỗi hội đồng chấm thi có thể có một bộ phận máy tính, nhiệm vụ cụ thể là:
a) Mã hoá phách các bài thi.
b) Vào điểm sau mỗi ngày chấm thi cho từng môn thi.
c) Vào điểm các môn thi trong bảng ghi tên và ghi điểm, sao in gửi các tổ chấm thi để kiểm tra.
d) Lập danh sách tốt nghiệp và xếp loại tốt nghiệp.
đ) Lập các bảng, biểu, các biên bản, báo cáo theo quy định của Chủ tịch hội đồng và theo yêu cầu của cấp trên.
4. Số lượng lãnh đạo, thư ký, giám khảo, bộ phận làm phách, bộ phận máy tính và nhân viên phục vụ của mỗi Hội đồng chấm thi do cấp có thẩm quyền thành lập quy định tuỳ theo yêu cầu, nhiệm vụ và số lượng cụ thể của bài thi.
5. Tất cả các thành viên và những người làm câng tác phục vụ trong Hội đồng chấm thi đều không được có con, em ruột, em vợ hoặc chồng, người được giám hộ hoặc được đỡ đầu dự thi.
Điều 26: Thành phần Hội đồng chấm thi.
1. Hội đồng chấm thi trung học cơ sở:
a) Chủ tịch:
a.1) Nếu cấp tỉnh lập một hội đồng: Trưởng hoặc Phó phòng Trung học phổ thông, Phòng khả thí (nếu có).
a.2) Nếu mỗi cấp huyện lập một hội đồng: Trưởng hoặc Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo.
b) Các Phó chủ tịch được chọn trong lãnh đạo và chuyên viên Phòng trung học phổ thông, Phòng khảo thí (nếu có), Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở. Mỗi phó chủ tịch phụ trách một môn thi hoặc một số môn thi gần nhau.
c) Thư ký được chọn trong chuyên viên Phòng trung học phổ thông, phòng khảo thí (nếu có), chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở.
d) Giám khảo: Giáo viên của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), đã và đang dạy các môn thi lớp cuối cấp.
đ) Nếu lấy kết quả thi tốt nghiệp trung học cơ sở làm căn cứ để xét tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông thì có thể điều động một số giáo viên trung học phổ thông đã hoặc đang dạy những bộ môn trùng với môn thi tốt nghiệp trung học cơ sở vào Hội đồng thi.
2. Hội đồng chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
a) Chủ tịch: Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, trong trường hợp đặc biệt được thay Trưởng phòng Trung học phổ thông hoặc Trưởng phòng khảo thí (nếu có).
b) Các phó chủ tịch: Trưởng hoặc phó phòng trung học phổ thông. Trưởng hoặc Phó trưởng phòng khảo thí (nếu có), Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông. Mỗi Phó chủ tịch phụ trách một môn thi hoặc một số môn thi gần nhau.
c) Thư ký: Chuyên viên Phòng Trung học phổ thông, Phòng khảo thí (nếu có), Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông.
d) Giám khảo: Giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc Sở quản lý, đã hoặc đang dạy các môn thi của lớp cuối cấp.
3. Số lượng lãnh đạo, thư ký, giám khảo, bộ phận làm phách, bộ phận máy tính và nhân viên phục vụ của mỗi Hội đồng chấm thi do cấp có thẩm quyền thành lập quy định tuỳ theo yêu cầu, nhiệm vụ và số lượng cụ thể của bài thi.
4. Tất cả các thành viên và những người làm công tác phục vụ trong Hội đồng chấm thi đều không được có con, em ruột, em vợ hoặc chồng, người được giám hộ hoặc được đỡ đầu dự thi.
Điều 27: Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng chấm thi.
1. Nhiệm vụ của Hội đồng chấm thi:
a) Tiếp nhận bài thi và hồ sơ thi do Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với kỳ thi trung học phổ thông) phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với kỳ thi trung học cơ sở) chuyển đến.
b) Tổ chức làm phách.
c) Tổ chức chấm những bài thi đã được rọc phách.
d) Tổ chức hồi phách, lên điểm.
đ) Tổ chức xét tốt nghiệp và xếp loại tốt nghiệp, lập danh sách tốt nghiệp.
e) Thực hiện báo cáo nhanh và báo cáo kết quả tổng hợp chấm thi.
g) Tổng kết chấm thi và xét tốt nghiệp; hoàn thành các biên bản, thống kê, báo cáo, hồ sơ về kỳ thi; bàn giao toàn bộ bài thi, hồ sơ thi cho Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với thi trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với thi trung học phổ thông).
2. Nhiệm vụ của các tổ chấm thi:
a) Tổ chức học tập hướng dẫn chấm, biểu điểm.
c) Tổ chức chấm bài thi theo nguyên tắc hai giám khảo chấm độc lập trên một bải thi và quy định tại khoản 1 Điều 10 của Quy chế này.
d) Kiểm tra, xem lại điểm chấm các bài thi hằng ngày và điểm các bài thi trong bảng ghi điểm do bộ phận máy tính gửi đến theo quy định của Chủ tịch Hội đồng chấm thi.
đ) Lập các biên bản đề nghị kỷ luật (nếu có), các báo cáo về kết quả chấm thi của tổ chấm.
3. Quyền hạn của Hội đồng chấm thi:
a) Xem xét, quyết định huỷ bài thi căn cứ vào các biên bản của Hội đồng coi thi hoặc qua phát hiện vi phạm Quy chế của học sinh trong quá trình chấm các bài thi theo biên bản của tổ chấm thi.
b) Kỷ luật đối với những thành viên hội đồng vi phạm Quy chế tuỳ theo mức độ vi phạm và các quy định hiện hành. Có thể đình chỉ ngay việc thực hiện nhiệm vụ của thành viên hội đồng nếu vi phạm nghiêm trọng Quy chế trong chấm thi để đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định.
c) Quản lý tài chính và thực hiện khen thưởng hoặc xét đề nghị khen thưởng những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuỳ theo thành tích đạt được.
d) Chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong hội đồng.
Điều 28: Những quy định chung.
1. Nếu có đơn khiếu nại về điểm bài thi thì mỗi cấp tỉnh, thành lập lập Hội đồng phúc khảo để xem xét giải quyết những khiếu nại về điểm bài thi của nãm tổ chức kỳ thi cho cả trung học cơ sở và trung học phổ thông.
2. Trong trường hợp cần thiết Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập Hội đồng phúc khảo quốc gia:
a) Thành phần và số lượng uỷ viên Hội đồng phúc khảo quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
b) Hội đồng phúc khảo quốc gia có nhiệm vụ chấm lại các bài thi và quyết định kiểm tra của bài thi được chấm lại. Điểm của bài thi là điểm phúc khảo của Hội đồng quốc gia.
3. Các khiếu nại khác về thi (ngoài điểm bài thi và hồ sơ thi) do Thanh tra giáo dục gải quyết.
Điều 29: Thành phần Hội đồng phúc khảo cấp tỉnh.
1. Chủ tịch hội đồng: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Các Phó chủ tịch hội đồng:
- Trưởng hoặc Phó trường phòng trung học phổ thông, Phòng khảo thí (nếu có).
- Chánh hoặc Phó chánh Thanh tra giáo dục Sở.
3. Thư ký: Chuyên viên Phòng Trung học phổ thông, phòng khải thí (nếu có), Thanh tra Sở Giáo dục.
4. Giám khảo : Chuyên viên có năng lực của Phòng Trung học phổ thông, Phòng khảo thí (nếu có), giáo viên có kinh nghiệm của các trường trung học cơ sở (đối với trung học cơ sở), trung học phổ thông (đối với trung học phổ thông) đã hoặc đang dạy các môn thi lớp cuối cấp. Mỗi môn thi có ít nhất một cặp chấm phúc khảo.
5. Những người có con, em ruột, em vợ vợ hoặc em chồng, người được giám hộ hoặc được đỡ đầu có bài thi xin phúc khảo của Hội đồng chấm thi không được tham gia Hội đồng phúc khảo.
Điều 30: Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Nhiệm vụ:
a) Xem xét các đơn và hồ sơ xin khiếu nại do Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo chuyển đến.
b) Rút bài thi, làm phách mới, tổ chức chấm lại bài thi đúng hướng dẫn chấm, biểu điểm theo quy định hai giám khảo chấm độc lập trên một bài thi.
c) Kết luận điểm mới của bài thi.
d) Lập các biên bản, danh sách học sinh được tốt nghiệp hoặc chuyển xếp loại tốt nghiệp do thay đổi điểm, biên bản đối thoại giữa các cặp chấm (nếu có) thành hồ sơ phúc khảo nộp cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
4. Trong trường hợp điểm mới của bài thi chênh với điểm chấm lần đầu từ 2 điểm trở lên thì Hội đồng phúc khảo phải tổ chức đối thoại giữa cặp chấm lần đầu với cặp chấm phúc khảo. Nếu không thống nhất giữa hai cặp chấm về điểm mà không kết luận được khuyết điểm thuộc về cặp chấm nào thì giữ nguyên điểm chấm lần đầu.
5. Bài thi (và phách kèm theo) được thay đổi điểm phải niêm phong và bảo quản riêng.
6. Danh sách và kết quả phúc khảo được được công bố, niêm yết công khai ở từng trường trung học sau khi đã được Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trung học cơ sở), Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với trung học phổ thông) chuẩn y.
7. Chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức làm việc của hội đồng.
DUYỆT KẾT QUẢ TỐT NGHIỆP, CẤP BẰNG TỐT NGHIỆP LƯU TRỮ HỒ SƠ
Điều 31: Duyệt kết quả tốt nghiệp.
1. Sơ duyệt tốt nghiệp:
a) Đối với trung học cơ sở: Phòng Giáo dục và Đào tạo
b) Đối với trung học phổ thông: Sở Giáo dục và Đào tạo
c) Sau khi có kết quả sơ duyệt, các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông được phép công bố danh sách tốt nghiệp (tạm thời) cho học sinh. Giấy chứng nhận tốt nghiệp (tạm thời) do Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ký và có giá trị đến khi được cấp bằng chính thức.
2. Duyệt chính thức:
a) Đối với trung học cơ sở: Sở Giáo dục và Đào tạo
b) Đối với trung học phổ thông: Bộ Giáo dục và Đào tạo
c) Thời gian duyệt thi chính thức theo lịch cụ thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo.
1. Việc cấp phát bằng tốt nghiệp thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo việc cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bản sao bằng tốt nghiệp, các loại giấy chứng nhận liên quan đến việc cộng điểm khuyến khích, xếp diện ýu tiên trong kỳ thi tốt nghiệp theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 33: Hồ sơ và lưu trữ hồ sơ.
1. Hồ sơ thi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông gồm:
a) Bảng Ghi tên và Ghi điểm
b) Danh sách học sinh được công nhận tốt nghiệp
c) Danh sách và hồ sơ học sinh được đặc cách tốt nghiệp, miễn thi, được tốt nghiệp hoặc điều chỉnh xếp loại tốt nghiệp sau chấm phúc khảo hoặc giải quyết khiếu nại về hồ sơ thi.
2. Hồ sơ thi tốt nghiệp được lưu giữ lâu dài ở các Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định về phân cấp quản lý.
3. Hồ sơ học sinh được trả lại sau khi công bố danh sách tốt nghiệp tạm thời.
4. Quy định về các loại hồ sơ khác theo hướng dẫn hàng nãm của Bộ Giáo dục và đào tạo
Điều 34. Nguyên tắc và thể thức làm việc của Hội đồng.
2. Bộ phận làm phách phải được bố trí nới làm việc riêng, biệt lập với nơi làm việc của các tổ chấm thi.
Bộ phậm làm phách chỉ giao bài thi đã cắt phách và nhận bài thi để hồi phách qua Chủ tịch Hội đồng hoặc một phó Chủ tịch được Chủ tịch hội đồng uỷ quyền.
Trong quá trình chấm thi, ngoài lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo, chủ tịch hội đồng, các thành viên ban chỉ đạo và kiểm tra thi cấp trên, không ai được vào nơi làm việc của bộphận làm phách.
3. Tổ trưởng điều khiển tổ nghiên cứu và thực hiện đúng bản hướng dẫn chấm thi. Nếu trong tổ có ý kiến thắc mắc không tự giải quyết được hoặc phát hiện có sự nhầm lẫn trong văn bản thì yêu cầu chủ tịch xin ý kiến chỉ đạo của ban chỉ đạo và kiểm tra thi, tuyệt đối không được tự thay đổi hướng dẫn chấm và biểu điểm.
4. Trước khi giao bài cho giám khảo, tổ phải chấm chung 10 bài để giúp cho mọi thành viên của tổ đều quán triệt văn bản hướng dẫn chấm thi. Khi cho điểm các bài chấm chung phải ghi rõ”bài chấm chung” kèm theo chữ ký của tổ trưởng và một giám khảo.
5. Trừ những bài chấm chung, mỗi bài thi phải được hai giám khảo chấm độc lập, ghi điểm riêng theo số phách. Sau khi mỗi bài đã được hai giám khảo chấm xong tổ trưởng mới giao lại cho hai giám khảo đó thống nhất ghi điểm vào bài thi và phiếu ghi điểm, vừa bằng chữ, vừa bằng số và cùng ký tên. Điểm của bài thi được ghi bằng mực đỏ. Nếu hai giám khảo muốn thay đổi điểm thì gạch chéo điểm đã cho và ghi điểm mới bằng cả số và chữ rồi cùng ký tên xác nhận việc sửa điểm.
6. Điểm bài thi là tổng số điểm của từng phần cộng lại. Điểm nhỏ nhất của từng phần là 0,25. Điểm toàn bài là một số nguyên hoặc số thập phân từ 0 đến 10 mà phần thập phân chỉ là 0 hoặc 5.
7. Ngoài Hội đồng phúc khảo, không ai có quyền sửa điểm bài thi do hai giám khảo đã nhất trí ghi.
8. Nghiêm cấm Hội đồng chấm thi chấm lại và thay đổi điểm những bài đã hồi phách.
9. Việc ghi điểm bài thi vào bảng ghi tên, ghi điểm của mỗi phòng thi do một nhóm người làm phách thực hiện, phải có: một người đọc, một người ghi, một người kiểm tra. Nếu có nhầm lẫn thì người ghi điểm gạch chéo điểm ghi sai, ghi điểm mới bên cạnh. Ở phần chú thích ghi lý do sửa điểm. Cuối mỗi bảng ghi điểm bài thi phải ghi rõ: họ tên người đọc, người ghi, người kiểm tra, tổng số điểm sửa đổi, rồi cả ba người cùng ký.
Trường hợp lập bảng ghi tên ghi điểm qua máy vi tính cũng phải bảo đảm một người đọc, một người nạp đĩa mềm, một người kiểm tra và cuối bảng ghi tên, ghi điểm phải ghi rõ họ, tên của cả ba người và ba người cùng ký.
1. Thí sinh có quyền xin phúc khảo bài thi của mình khi điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình môn đó ở lớp cuối cấp từ 2 điểm trở lên.
2. Đơn xin phúc khảo phải nộp cho Sở Giáo dục và Đào tạo trong thời hạn 10 ngày kể từ ngàu niêm yết kết quả bài thi.
3. Hội đồng phúc khảo được thành lập khi có một trong ba trường hợp sau:
a) Có đơn phúc khảo của thí sinh như quy định tại khoản 2 của điều này.
b) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thấy có hiện tượng chấm thi không đúng theo hướng dẫn chấm của Hội đồng tuyển chọn và ra đề thi.
c) Ban chỉ đạo và kiểm tra thi của Bộ yêu cầu.
1. Hội đồng phúc khảo là một tổ chức được thành lập để đánh giá lại kết quả những bài thi phúc khảo theo khoản 3 Điều 35.
2. Thành phần của Hội đồng phúc khảo:
a) Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên hoặc Trưởng phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo.
c) Thư ký Hội đồng là chuyên viên phụ trách công tác thi Bổ túc của Sở Giáo dục và Đào tạo.
d) Giám khảo là những giáo viên nắm chắc kiến thức bộ môn, trong quá trình chấm thi luôn thể hiệnt ính công bằng, chính xác.
Những người bị tố giác là có vi phạm Quy chế không được tham gia Hội đồng phúc khảo.
Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc, thể thức làm việc của Hội đồng.
Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc, thể thức làm việc của Hội đồng phúc khảo như quy định cho Hội đồng chấm thi.
Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm làm lại số phách sao cho giữ được bí mật tên thí sinh.
Hội đồng phúc khảo chỉ điều chỉnh điểm của bài thi khi điểm chấm lại chênh lệch so với điểm chấm lần trước từ 1 điểm trở lên.
Việc phúc khảo phải được phúc khảo trước ngày thứ 15 kể từ ngày công bố kết quả thi và phải được hoàn thành trong thời gian không quá 10 ngày. Kết quả phúc khảo được niêm yết công khai sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn y.
XÉT DUYỆT, CÔNG NHẬN KẾT QUẢ THI.
Điều 39. Xét duyệt, công nhận kết quả thi.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm xét duyệt, công nhận kết quả thi của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở. Sơ duyệt kết quả của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông.
Kết quả kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông được công bố chính thức sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn y.
Kết quả thi được niêm yết công khai tại phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã hoặc Trung tâm Giáo dục thường xuyên hay trường Bổ túc văn hoá.
1. Trách nhiệm:
- Kiểm tra danh sách thí sinh tốt nghiệp do Hội đồng chấm thi đề nghị.
- Ký công nhận danh sách thí sinh tốt nghiệp, ký Bằng tốt nghiệp cho thí sinh sau khi được Bộ chuẩn y.
2. Quyền hạn:
- Huỷ bỏ kết quả kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở.
- Huỷ bỏ kết quả thi của thí sinh, của phòng thi ở kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông.
- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo huỷ bỏ kết quả kỳ thi của một Hội đồng thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông.
Hồ sơ báo cáo kết quả kỳ thi do Sở Giáo dục và Đào tạo gửi về Bộ:
1. Đối với kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông bao gồm:
- Báo cáo tổng kết công tác chỉ đạo kỳ thi của Sở Giáo dục và Đào tạo, kèm theo các loại thống kê số liệu;
- Bảng ghi tên, ghi điểm bài thi của thí sinh;
- Danh sách thí sinh tốt nghiệp;
- Các quyết định thành lập ban chỉ đạo và kiểm tra thi, Hội đồng sao in đề thi, coi thi, chấm thi;
- Các biên bản của Hội đồng coi thi, chấm thi;
- Những biên bản khác liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông;
- Hồ sơ phúc khảo (nếu có) gồm: Quyết định thành lập hội đồng, biên bản tổng kết, danh sách tốt nghiệp sau phúc khảo và các biên bản khác liên quan.
2. Đối với kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở bao gồm:
- Báo cáo về việc tổ chức kỳ thi và kết quả thi;
- Quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi;
- Một bộ đề thi và hướng dẫn chấm thi;
3. Thời hạn nộp hồ sơ:
- Chậm nhất sau 25 ngày kể từ ngày thi môn cuối cùng, tất cả các hồ sơ trên phải có ở Bộ (Vụ Giáo dục thường xuyên).
- Chậm nhất sau 50 ngày kể từ ngày thi môn cuối cùng, tất cả các hồ sơ phúc khảo (nếu có) phải có ở Bộ (Vụ Giáo dục thường xuyên).
Điều 42. Việc lưu trữ hồ sơ thi.
1. Sở giáo dục và đào tạo, cục nhà trường bộ quốc phòng lưu trữ:
a) Không thời hạn:
- Bảng ghi tên, ghi điểm bài thi;
- Danh sách thí sinh tốt nghiệp;
- Sổ cấp bằng tốt nghiệp.
b) Trong 3 năm:
- Quyết định thành lập các Hội đồng thi Bổ túc trung học phổ thông;
- Hồ sơ khiếu nại của thí sinh;
- Hồ sơ kỷ luật.
c) Trong 1 năm:
- Quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi Bổ túc trung học cơ sở;
- Đề thi và hướng dẫn chấm thi (kể cả phong bì đựng đềthi);
- Các loại biên bản;
- Bài của thí sinh;
- Các loại hồ sơ khác.
2. Mốc thời gian lưu trữ: Tính từ ngày thi môn cuối cùng của mỗi kỳ thi.
3. Hồ sơ xin dự thi của thí sinh trả lại các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các Trung tâm Giáo dục thường xuyên hoặc các trường Bổ túc để trả lại thí sinh sau khi hoàn tất mọi công việc của kỳ thi.
BAN CHỈ ĐẠO VÀ KIỂM TRA THI, THANH TRA THI
Điều 43. ban chỉ đạo và kiểm tra thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban chỉ đạo và kiểm tra các kỳ thi tốt nghiệp.
1. Thành phần:
a) Trưởng ban do Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm nhiệm.
b) Các phó trưởng ban do Vụ trưởng hoặc phó Vụ trưởng Vụ giáo dục thường xuyên, Vụ Trung học phổ thông và một số lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ có liên quan đảm nhiệm.
c) Uỷ viên là chuyên viên Vụ Giáo dục thường xuyên, Vụ Trung học phổ thông và một số chuyên viên các cơ quan thuộc Bộ có liên quan.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo và kiểm tra của Bộ với kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông và bổ túc trung học cơ sở:
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức kỳ thi của các địa phương và trong quân đội.
- Đình chỉ kỳ thi và huỷ bò kết quả thi ở những nơi có sự vi phạm Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi của Bộ.
- Đình chỉ việc tham gia công thi của các thành viên Hội đồng thi, các nâhn viên bảo vệ, phục vụ kỳ thi, các thành viên trong Ban chỉ đạo và kiểm tra thi cấp dưới khi thấy những người đó vi phạm Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi hoặc không đủ năng lực đảm nhiệm việc đang làm.
- Yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng phúc khảo khi thấy việc chấm thi của Hội đồng chấm thi không chính xác.
- Đề nghị Bộ trưởng khen thưởng những đơn vị và cá nhân có thành tích hoặc thi hành kỷ luật những đơn vị, cá nhân vi phạm Quy chế thi.
Việc chỉ đạo, kiểm tra và giám sát thi ở địa phương hoặc trong quân đội có thể do một thành viên hoặc một đoàn gồm nhiều thành viên của Ban chỉ đạo và kiểm tra đảm nhiệm.
Đối tượng: những cán bộ, giáo viên, học sinh và những người làm công tác phục vụ có thành tích trong tổ chức kỳ thi.
Các hình thức khen thưởng:
Tuyên dương trước Hội đồng thi và thông báo về nhà trường.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy khen.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy khen.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy khen.
(đ) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng khen.
(e) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng khen.
Trách nhiệm trong khen thưởng:
Hội đồng coi thi, chấm thi là đơn vị có trách nhiệm xem xét, quyết định khen thưởng trong phạm vi quyền hạn và lập danh sách đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với những cán bộ, giáo viên, học sinh có thành tích.
Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trung học phổ thông) có trách nhiệm lập hồ sơ và thực hiện khen thưởng theo quy định hiện hành về thi đua căn cứ vào đề nghị của Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi.
Đối với cán bộ, giáo viên và những người phục vụ
Việc thi hành kỷ luật đối với cán bộ công chức là lãnh đạo, giáo viên và phục vụ trong tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức và Thông tư số 05/1999/TT-TCCP ngày 27/3/1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Đối với những người không phải là công chức tham gia làm thi tốt nghiệp, việc xử phạt thực hiện theo quy định của hợp đồng lao động và luật pháp hiện hành.
Đối với những cán bộ, giáo viên, những người làm công tác phục vụ kỳ thi nếu vi phạm quy chế trong khi đang làm nhiệm vụ tại các hội đồng mà hành động phạm lỗi ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ thi, phải lập biên bản và đình chỉ ngay công tác đang đảm nhiệm.
Thẩm quyền đình chỉ:
Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập hội đồng nào, có quyền quyết định đình chỉ công tác của lãnh đạo hội đồng đó.
Đối với học sinh:
Cảnh cáo trước Hội đồng coi thi nếu vi phạm vào một trong những quy định sau:
a.1) Dùng mọi hình thức để chép bài của bạn, đã bị nhắc đến lần thứ 2 mà vẫn tiếp tục vi phạm.
a.2) Cho bạn xem bài hoặc chuyển giấy nháp cho bạn, bị nhắc đến lần thứ 2.
Không cho tiếp tục thi các môn còn lại hoặc huỷ bài thi nếu phạm vào một trong các khuyết điểm sau:
b.1) Mang tài liệu phục vụ cho nội dung thi vào phòng thi trong thời gian từ lúc bắt đầu đọc đề thi đến hết giờ làm bài (chưa hoặc đã sử dụng).
b.2) Nhận bài giải sẵn từ bên ngoài đưa vào dưới bất kỳ hình thức nào.
b.3) Dùng bài thi (hoặc giấy nháp) của người khác để nộp làm bài thi của mình hoặc làm bài giống nhau do chép bài của nhau bị Giám khảo phát hiện trong khi chấm.
Cấm thi từ 1 đến 2 năm nếu phạm vào một trong các khuyết điểm sau:
c.1) Hành hung giám thị, giám khảo, người phục vụ của các hội đồng coi thi, chấm thi.
c.2) Gây rối làm mất trật tự an ninh ở khu vực coi thi, gây hậu quả nghiêm trọng cho kỳ thi.
Những vi phạm khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c,d của điều này đều bị phát hiện những hành vi phạm lỗi của học sinh thì Thanh tra giáo dục cùng với Phòng trung học phổ thông, Phòng khảo thí (nếu có) xem xét trình giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định mức kỷ luật theo quy định tại khoản 2 Điều 45 (kể cả việc thu hồi bằng tốt nghiệp đã cấp).
Hồ sơ, thủ tục tiến hành kỷ luật đối với học sinh dự thi.
Hồ sơ.
a.1) Tại các Hội đồng coi thi:
Biên bản tại thời điểm vi phạm, có chữ ký của học sinh vi phạm, chữ ký của hai giám thị trong phòng thi.
Biên bản xét kỷ luật của Hội đồng coi thi (ghi rõ mức kỷ luật)
Tài liệu và các vật chứng thu được
a.2) Tại các Hội đồng chấm thi:
Biên bản của tổ chấm thi
Biên bản xét kỷ luật của Hội đồng chấm thi (ghi rõ mức kỷ luật)
Bài thi của học sinh vi phạm
Thủ tục.
b.1) Hội đồng coi thi:
Xem xét, quyết định và công bố các hình thức kỷ luật cảnh cáo, khiến trách trước Hội đồng coi thi.
Lập biên bản về các trường hợp kỷ luật khác không thuộc quyền hạn của hội đồng để báo cáo cấp có thẩm quyền.
b.2) Hội đồng chấm thi:
Xem xét các biên bản kỷ luật của các Hội đồng coi thi do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và của các tổ chấm thi chuyển lên.
Xem kỷ luật và lập biên bản đề nghị mức kỷ luật.
b.3) Toàn bộ hồ sơ kỷ luật học sinh gửi đến Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với kỳ thi trung học cơ sở), đến Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với kỳ thi trung học phổ thông),
Các hình thức xử lý kỷ luật đối với học sinh dự thi phải được công bố trước Hội đồng coi thi, các trường trung học thuộc địa phương, thông báo đến gia định học sinh và địa phương nơi cư trú của học sinh.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |