Quyết định 1689/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh, thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Phú Yên ban hành
Số hiệu | 1689/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 24/09/2020 |
Ngày có hiệu lực | 24/09/2020 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Yên |
Người ký | Phan Đình Phùng |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1689/QĐ-UBND |
Phú Yên, ngày 24 tháng 9 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày 01/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ các Công văn của Bộ Khoa học và Công nghệ: Số 161/BKHCN-CNN ngày 21/01/2020 về việc xây dựng Đề án khung nhiệm vụ KHCN về quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh; số 1851/BKHCN-CNN ngày 26/6/2020 về việc Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Công văn số 493/UBND-KGVX ngày 05/02/2020 của UBND tỉnh Phú Yên về việc xây dựng Đề án khung nhiệm vụ KHCN về quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên tại Tờ trình số 17/TTr-SKHCN ngày 17/9/2020.
QUYẾT ÐỊNH:
Ðiều 1. Phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh, thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 (kèm theo Đề án khung).
Ðiều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Ðiều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỀ QUỸ GEN CẤP
TỈNH, THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số: 1689/QÐ-UBND ngày 24 tháng
9 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên)
TÊN ĐỀ ÁN: Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025.
I. NHU CẦU BẢO TỒN NGUỒN GEN CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ TÍNH CẤP THIẾT
- Luật Đa dạng sinh học ngày 28 tháng 11 năm 2008;
- Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
- Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ khoa học và Công nghệ Quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1689/QĐ-UBND |
Phú Yên, ngày 24 tháng 9 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày 01/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ các Công văn của Bộ Khoa học và Công nghệ: Số 161/BKHCN-CNN ngày 21/01/2020 về việc xây dựng Đề án khung nhiệm vụ KHCN về quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh; số 1851/BKHCN-CNN ngày 26/6/2020 về việc Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Công văn số 493/UBND-KGVX ngày 05/02/2020 của UBND tỉnh Phú Yên về việc xây dựng Đề án khung nhiệm vụ KHCN về quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên tại Tờ trình số 17/TTr-SKHCN ngày 17/9/2020.
QUYẾT ÐỊNH:
Ðiều 1. Phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh, thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 (kèm theo Đề án khung).
Ðiều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Ðiều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỀ QUỸ GEN CẤP
TỈNH, THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số: 1689/QÐ-UBND ngày 24 tháng
9 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên)
TÊN ĐỀ ÁN: Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025.
I. NHU CẦU BẢO TỒN NGUỒN GEN CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ TÍNH CẤP THIẾT
- Luật Đa dạng sinh học ngày 28 tháng 11 năm 2008;
- Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
- Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ khoa học và Công nghệ Quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Công văn số 3910/UBND-ĐTXD ngày 07 tháng 11 năm 2013 về việc lập dự án bảo tồn và phát triển cây thuốc Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2025 của tỉnh Phú Yên;
- Công văn số 161/BKHCN-CNN ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc xây dựng Đề án khung nhiệm vụ KHCN về quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh; công văn số 1851/BKHCN-CNN ngày 26 tháng 6 năm 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025;
- Công văn số 493/UBND-KGVX ngày 05 tháng 02 năm 2020 của UBND tỉnh Phú Yên về việc xây dựng Đề án khung nhiệm vụ KHCN về quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh.
2. Tổng quan về tình hình và kết quả bảo tồn nguồn gen thời gian qua
2.1. Tổng quan về tài nguyên sinh học tỉnh Phú Yên
Phú Yên là tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ; có 3 mặt giáp núi: dãy núi Cù Mông (phía Bắc), dãy núi Vọng Phu - Đèo Cả (phía Nam), rìa Đông dãy Trường Sơn (phía Tây) và 01 mặt giáp Biển Đông. Các đồi núi có độ cao từ 300m đến 600m, phân bố đều và chiếm chủ yếu trong tỉnh. Một số khu vực đồi núi có độ cao từ 1.000 m đến 1.600m. Đặc biệt, tại điểm giữa dãy Trường Sơn có những ngọn núi đâm ra Biển Đông tạo các vùng đồng bằng rộng lớn, cao nguyên và nhiều đầm, vịnh, vũng, mũi, đảo, bán đảo nằm xen kẽ lẫn nhau. Với sự phân bố địa hình như trên, đã tạo nên các vùng sinh thái, hệ sinh thái đa dạng và có sắc thái đặc trưng của Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
Tỉnh Phú Yên nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với hai mùa rõ rệt và lượng mưa trung bình hằng năm cao, từ 1.600-1.700 mm. Là một tỉnh ven biển miền Trung, nên Phú Yên đối diện trực tiếp với các nguy cơ do biến đổi khí hậu gây ra, nhất là các ảnh hưởng lên môi trường thiên nhiên và tính đa dạng sinh học. Hệ sinh thái Phú Yên có một số kiểu hệ sinh thái chủ yếu bao gồm kiểu rừng kín ẩm thường xanh hỗn giao cây lá rộng và lá kim phân bố ở độ cao trên 1.000 m so với mặt nước biển; kiểu kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp phân bố ở độ cao dưới 1.000 m; kiểu rừng kín nửa rụng lá hơi ẩm nhiệt đới phân bố ở độ cao dưới 600 m; kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới hay rừng khộp phân bố ở độ cao dưới 500m; kiểu rừng thưa trên đất thấp ven biển (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, 2013). Bên cạnh các kiểu hệ sinh thái rừng, Phú Yên còn nhiều kiểu hệ sinh thái đất ngập nước nổi tiếng như Đầm Ô Loan, Đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài, các rạn san hô và thảm cỏ biển. Các kiểu hệ sinh thái nước ngọt hình thành như những con sông lớn ở Phú Yên như Sông Hinh, Sông Ba, Kỳ Lộ và các vùng hồ chứa tạo cho cảnh quan đất ngập nước thêm phong phú và đa dạng hơn.
Kết quả của nhiệm vụ “Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học tỉnh Phú Yên (giai đoạn 1- Đa dạng sinh học rừng, 2015” đã ghi nhận 1.454 loài thực vật bậc cao thuộc 761 chi và 177 họ, trong đó có 57 loài quý hiếm, 21 loài bị đe dọa ở cấp toàn cầu và 43 loài bị đe dọa ở cấp quốc gia; thực vật bậc thấp có 124 loài (ngành Rêu có 89 loài, ngành Địa tiễn có 34 loài); hệ nấm lớn, gồm 117 loài thuộc 72 chi, 34 họ, 11 bộ trong đó có 2 loài nấm quý hiếm theo Sách đỏ Việt Nam là Lentinus sajor-caju và Cookeina tricholoma; động vật có xương sống có có 95 loài thú, 258 loài chim, 97 loài bò sát và 34 loài lưỡng cư, trong đó có có 79 loài động vật có xương sống quý hiếm, bao gồm 61 loài được liệt kê trong danh sách các loài quý hiếm của Việt Nam (theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007), từ bậc NT- Gần bị đe dọa đến bậc CR-Cực kỳ nguy cấp; côn trùng 424 loài thuộc 8 bộ, 49 họ.
Nhiều loài động vật và thực vật đang được khai thác mạnh mẽ do giá trị kinh tế và cũng vì vậy chúng đối diện với nguy cơ tuyệt chủng cao. Với 57 loài thực vật và 34 loài động vật bị đe dọa theo Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục các loài bị đe doạ trên thế giới (IUCN, 2015). Nhiều loài trong các vùng sinh thái, hệ sinh thái chưa được đánh giá hết giá trị sử dụng, nhưng có tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai, nếu chúng ta có giải pháp bảo tồn hữu hiệu. Các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu là một nguồn vật liệu cung cấp cho công tác nghiên cứu khai thác, ứng dụng và phát triển phục vụ phát triển kinh tế của địa phương theo hướng bền vững. Tuy nhiên, các nguồn gen đang bị thử thách đe dọa bởi nhiều nguy cơ khác nhau, mà chủ yếu là do con người. Các hoạt động khai thác thiếu hợp lý qua thời gian dài đã dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực đến các nguồn gen. Nhiều nguồn gen đã thực sự bị suy thoái và đối diện nguy cơ tuyệt chủng. Bên cạnh đó, cũng như nhiều địa phương khác, các bất cập về chính sách nói chung và các ảnh hưởng tiêu cực từ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ cũng đã góp phần làm suy giảm tính đa dạng sinh học trên toàn tỉnh.
2.2. Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện lưu trữ, bảo tồn và phát triển nguồn gen giai đoạn 2015-2020.
2.2.1. Tình hình thực hiện Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen giai đoạn 2015-2020
Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2015-2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 528/QĐ-UBND ngày 25/03/2015 và Quyết định số 1205/QĐ-UBND ngày 14/6/2018 bổ sung danh mục các nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2015-2020.
Hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ đã giao nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng cho Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện công tác lưu trữ, bảo tồn các nguồn gen; thông báo và tuyển chọn các tổ chức, cá nhân tham gia nhiệm vụ KH&CN về nguồn gen.
2.2.2. Kết quả thực hiện Đề án khung các nhiệm vụ nguồn gen giai đoạn 2015-2020
- Bảo tồn, lưu giữ 30 nguồn gen đặc hữu địa phương, bao gồm 08 nguồn gen lâm nghiệp, 18 nguồn gen dược liệu, 02 nguồn gen thủy sản và 02 nguồn gen vật nuôi.
- Xây dựng vườn bảo tồn cây lâm nghiệp, cây dược liệu (bao gồm 07 giống cây lâm nghiệp, 14 cây dược liệu) và cơ sở lưu giữ giống cây invitro tại Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ Phú Yên.
- Đã triển khai 13 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh:
+ Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để bảo tồn, phục tráng, nhân giống và phát triển các nguồn gen:
□ Cây dược liệu: Lan kim tuyến (Anoectochilus spp), Xáo tam phân
(Paramignya trimera), Cam Thảo Đá Bia (Jasminanthes tuyetanhiae T.B.Tran & Rodda), nhân sâm Phú Yên (Abelmoschus sagittifolius Kurz), Ba kích tím (Morinda officinalis How), Cà gai leo (Solanum procumbens Lour)
□ Cây lâm nghiệp: Cây gỗ mun (Diospyros sp), Trắc Gai (Dalbergia spinosa
Roxb hay Dalbergia annamensis Chev, Dalbergia vietnamesis Phamhoang),
□ Cây nông nghiệp: Gạo đỏ Phú Yên.
□ Thủy sản: Cá mương (Hemiculter leucisculus Basilewsky), Cá diếc
(Carassius auratus), Sò huyết Ô loan (Anadara gransona), Cá chạch sông (Macrognathus siamenis), Tôm hùm Bông (Panulirus ornatus)
□ Vật nuôi: Chim yến hàng (Aerodramus fuciphagus germani)
+ Hỗ trợ xây dựng thương hiệu để phát triển sản phẩm được sản xuất nguồn gen bò vàng Phú Yên.
(Chi tiết cụ thể tại Báo cáo kết quả thực hiện Đề án khung các nhiệm vụ KH&CN về quỹ gen giai đoạn 2015-2020 đăng tại website: http://www. khcnpy.gov.vn.)
3. Tính cấp thiết của nhiệm vụ bảo tồn, lưu giữ nguồn gen địa phương
Nhiều loài trong các hệ sinh thái hiện nay chưa được thống kê, đánh giá hết giá trị sử dụng cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai. Các nguồn gen đang bị thử thách, đe dọa bởi nhiều nguy cơ khác nhau, mà chủ yếu là do con người. Khi phát triển kinh tế con người thường chú trọng đến lợi nhuận, năng suất cao ít quan tâm đến các đặc tính tốt của nguồn gen bản địa. Những nguồn gen trong tự nhiên có giá trị cao bị khai thác quá mức dẫn đến đe dọa hoặc bị tuyệt chủng. Đây là những vật liệu phục vụ việc lai tạo và cải tiến giống. Các nguồn gen quý, đặc hữu là một nguồn vật liệu cung cấp cho công tác nghiên cứu khoa học, khai thác và phát triển phục vụ nhu cầu bảo vệ sức khỏe, phát triển kinh tế của địa phương theo hướng bền vững. Công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen đặc hữu, quý của địa phương sẽ góp phần phục hồi một số nguồn gen bản địa thoát khỏi tình trạng suy thoái, tuyệt chủng, hướng đến khai thác các nguồn gen đặc hữu ở địa phương nhằm tạo ra sản phẩm gắn liền thương hiệu, có lợi thế cạnh tranh góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Những năm qua, công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen tại địa phương được các cấp, các ngành quan tâm và đã khôi phục được Cam thảo đá bia (Jasminanthes tuyetanhiae T.B.Tran & Rodda), là loài đặc hữu Phú Yên, đang ở mức đe dọa tuyệt chủng (EN) và được công nhận là loài mới trên thế giới. Một số nguồn gen đã được bảo tồn và phát triển thành sản phẩm hàng hóa đặc trưng của Phú Yên như nhân sâm Phú Yên (Abelmoschus sagittifolius Kurz), Bò Vàng, Sò huyết Ô Loan (Anadara gransona), Tôm hùm Bông (Panulirus ornatus), chim yến đảo (Aerodramus fucipphagus Germani )... Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen chỉ tập trung thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ dưới dạng đề tài, dự án thực hiện 2-3 năm hoặc nhiệm vụ lưu trữ, bảo tồn thường xuyên hàng năm mà chưa đưa xây dựng kế hoạch lưu giữ an toàn nguồn gen vào kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm, phát triển được thành chương trình, dự án cấp nhà nước để đánh giá, khai thác và phát triển thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh. Kinh phí thực hiện Đề án khung chỉ cấp thông qua kinh phí sự nghiệp Khoa học và Công nghệ của tỉnh hoặc thông qua hỗ trợ từ dự án cấp nhà nước nên nhiều nội dung khác của Đề án đã được phê duyệt nhưng chưa được triển khai thực hiện, đặc biệt công tác điều tra, khảo sát, thu thập bổ sung thông tin, đánh giá hiện trạng các nguồn gen, tư liệu hóa cơ sở dữ liệu các nguồn gen và xác minh thông tin nguồn gen. Hiện nay các cấp, các ngành và địa phương rất có nhu cầu bảo tồn và phát triển các nguồn gen đặc hữu của địa phương. Để thực hiện các vấn đề trên cần sự phối hợp, hỗ trợ, tư vấn của các nhà quản lý, chuyên gia và nhà khoa học chuyên ngành. Đây là cơ sở khoa học thực thi để bảo tồn và phát triển nguồn gen của địa phương.
Chính vì vậy, việc xây dựng Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp Bộ, cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 nhằm tiếp tục giải quyết các vấn đề trên và phát triển các nguồn gen bản địa thành sản phẩm hàng hóa.
1. Mục tiêu tổng quát
Điều tra, đánh giá, bảo tồn và khai thác phát triển các nguồn gen các loại cây trồng, con đặc sản, đặc hữu, quý hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên.
2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, thu thập và đánh giá các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu địa phương, có giá trị kinh tế cao phân bố trên địa bàn tỉnh Phú Yên thuộc các đối tượng cây nông nghiệp, dược liệu, lâm nghiệp, vật nuôi và thủy sản. Trên cơ sở kết quả này xác định được danh mục các đối tượng cần ưu tiên bảo tồn và khai thác phát triển giai đoạn 2021-2025.
- Tiếp tục lưu giữ, bảo tồn 7 nguồn gen lâm nghiệp, 14 nguồn gen dược liệu và 02 nguồn gen invitro trong giai đoạn 2015-2020.
- Bảo tồn được 20 nguồn gen trong giai đoạn 2021-2025.
- Nghiên cứu khai thác và phát triển ít nhất 05 nguồn gen đặc hữu, có giá trị khoa học và ứng dụng cao để phục vụ phát triển kinh tế- xã hội địa phương.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ đa dạng sinh học, nguồn gen.
1. Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng các nguồn gen
- Rà soát, kiểm kê các giống cây trồng, vật nuôi bản địa đặc hữu và có giá trị kinh tế cao làm cơ sở đề xuất vào danh mục bảo tồn và khai thác phát triển nguồn gen hàng năm.
- Điều tra, khảo sát thực địa, đánh giá hiện trạng các nguồn gen cây trồng, dược liệu, vật nuôi, thủy sản phục vụ cho nghiên cứu, bảo tồn và khai thác phát triển nguồn gen trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
- Xác định loài cây, con ưu tiên và bổ sung vào danh mục hàng năm các đối tượng cần bảo tồn và khai thác phát triển giai đoạn 2021-2025.
Các nguồn gen: 76 nguồn gen, gồm:
+ Nguồn gen cây lâm nghiệp: 23 nguồn gen.
+ Nguồn gen cây dược liệu: 37 nguồn gen.
+ Nguồn gen nông nghiệp: 06 nguồn gen.
+ Nguồn gen thủy sản: 08 nguồn gen.
+ Nguồn gen vật nuôi: 02 nguồn gen.
(Đối tượng nguồn gen được điều tra, khảo sát được thể hiện tại Phụ lục)
2. Lưu giữ, bảo tồn nguồn gen đặc hữu địa phương
- Tiếp tục lưu giữ, bảo quản 23 nguồn gen đã được bảo tồn giai đoạn 2015-2020 tại Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ. Bao gồm:
+ Nguồn gen cây lâm nghiệp: 07 nguồn gen.
+ Nguồn gen cây dược liệu: 14 nguồn gen.
+ Nguồn gen invitro: 02 nguồn gen.
- Lưu giữ, bảo quản nguồn gen đặc hữu địa phương giai đoạn 2021-2025: 47 nguồn gen, gồm:
+ Nguồn gen cây lâm nghiệp: 05 nguồn gen.
+ Nguồn gen cây dược liệu: 13 nguồn gen.
+ Nguồn gen nông nghiệp: 03 nguồn gen.
+ Nguồn gen thủy sản: 09 nguồn gen.
+ Nguồn gen vật nuôi: 03 nguồn gen.
+ Nguồn gen vi sinh vật: 09 nguồn gen.
+ Nguồn gen nấm: 05 nguồn gen.
- Nghiên cứu xây dựng các khu, vườn bảo tồn phục vụ lưu giữ nguồn gen đặc hữu địa phương theo đặc điểm sinh học của từng đối tượng (bảo tồn tại chỗ, bảo tồn chuyển chỗ) và đánh giá kết quả bảo tồn.
(Đối tượng nguồn gen được lưu giữ bảo tồn giai đoạn 2021-2025 được thể hiện tại Phụ lục)
3. Xây dựng lý lịch cho các đối tượng cần bảo tồn
- Xây dựng lý lịch cho các đối tượng cần phải bảo tồn về: Nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm sinh học, đặc điểm sinh thái, đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các giống đã bảo tồn và lưu giữ…
- Đầu tư trang thiết bị lưu trữ dữ liệu nguồn gen, công cụ truy cập thông tin nguồn gen nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ nguồn gen.
- Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nguồn gen bản địa.
Các nguồn gen xây dựng lý lịch:
+ 23 nguồn gen đã được bảo tồn giai đoạn 2015-2020 tại Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ gồm:
□ Nguồn gen cây lâm nghiệp: 07 nguồn gen.
□ Nguồn gen cây dược liệu: 14 nguồn gen.
□ Nguồn gen invitro: 02 nguồn gen.
+ 47 nguồn gen cần xây dựng lý lịch giai đoạn 2021-2025, gồm:
□ Nguồn gen cây lâm nghiệp: 05 nguồn gen.
□ Nguồn gen cây dược liệu : 13 nguồn gen.
□ Nguồn gen nông nghiệp: 03 nguồn gen.
□ Nguồn gen thủy sản: 09 nguồn gen.
□ Nguồn gen vật nuôi: 03 nguồn gen.
□ Nguồn gen vi sinh vật: 09 nguồn gen.
□ Nguồn gen nấm: 05 nguồn gen.
(Đối tượng nguồn gen cần xây dựng lý lịch được thể hiện tại phụ lục)
4. Khai thác và phát triển nguồn gen đặc hữu địa phương
- Xây dựng nguồn vật liệu di truyền đối với các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu địa phương: vườn cây đầu dòng, vườn giống (đối với nguồn gen thực vật), đàn hạt nhân bố mẹ (đối với gen động vật), chủng gốc (đối với nguồn gen vi sinh vật, nấm…)
- Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ (nuôi cấy mô, sản xuất giống, nhân giống, xây dựng mô hình…) để khai thác và phát triển các nguồn gen tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng…
(Danh mục các nhiệm vụ Khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh, cấp quốc gia cụ thể tại Phụ lục đính kèm)
- Kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng các nguồn gen ít nhất 40 nguồn gen.
- Kết quả lưu trữ, bảo tồn được 23 nguồn gen giai đoạn 2015-2020 và 20 nguồn gen giai đoạn 2021-2025.
- Kết quả khai thác và phát triển ít nhất 05 nguồn gen đặc hữu địa phương.
1. Kinh phí thực hiện:
Kinh phí tổng số: 76.000 triệu đồng,
Trong đó:
- Kinh phí từ ngân sách địa phương: 16.000 triệu đồng;
- Kinh phí hỗ trợ ngân sách TW và các nguồn khác: 60.000 triệu đồng.
2. Tổ chức thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ căn cứ Đề án khung đã phê duyệt, chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan: Thông báo kế hoạch năm theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định khác; xây dựng đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia; thông báo tuyển chọn, xét giao trực tiếp cho các tổ chức và cá nhân triển khai thực hiện; phân bổ nguồn kinh phí hàng năm các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh thuộc Đề án theo dự toán của các đơn vị đúng quy định và khả năng cân đối của tỉnh; định kỳ báo cáo theo yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh./.
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KH&CN QUỸ GEN CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025
TT |
Tên nhiệm vụ (nêu tên nhiệm vụ theo nhóm đối tượng bảo tồn) |
Tên tổ chức dự kiến chủ trì (đủ điều kiện và năng lực dự kiến giao chủ trì nhiệm vụ) |
Đối tượng và số lượng nguồn gen bảo tồn (tên nguồn gen và số lượng đối tượng sẽ bảo tồn) |
Dự kiến kinh phí (NSNN), triệu đồng |
I |
Nhiệm vụ thường xuyên |
6,000 |
||
1 |
Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng các nguồn gen cây trồng, dược liệu, vật nuôi, thủy sản |
Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Phú Yên |
1. Cây lâm nghiệp (23 nguồn gen): Cây ươi (Scaphium lychnophorum), Trắc vàng (Dalbergia balansae), Gõ mật (Sindora cochinchinensis), Lát hoa (Cukrasia tabularis), Cà te (Afzelia xylocarpa), Gù hương (Cinnamomum parthenoxylon), Cây Căm xe (Xylia xylocarpa), Trúc Liễu (Salicaceae), Đàn Hương (Santalum alibum), Muồng Hoàng Yến (Cassia fistula L), Samu (Cunninghamia lanceolata), Bằng lăng tím (Agerstroemia speciosa),Giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus Kurz), Chai lá cong (Shorea falcata J.E. Vidal 1962), Trai Nam bộ (Fagraea fragans Robx), Gụ lau (Sindora tonkinensis K.Larsen & S.S.Larsen), Móng rồng mỏ nhọn (Artabotrys tetramerus Bân), Dầu con rái, Dầu nước (Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.Don), Dầu hoa to, Dầu đọt tím (Dipterocarpus grandiflorus (Blanco) Blanco), Sao đen (Hopea odorata Roxb), Gõ mật (Sindora siamensis Miq), Mây Poilane, Song bột (Calamus poilanei Conrard), Kiền tím (Campestigma purpurea Pierre). |
2,000 |
2. Cây dược liệu (37 nguồn gen): Bạch đồng nữ (Clerodendrum viscosum Vent), Đại huyết đằng (Sargen odoxa uneata (Oliv.) Rehd. et Wiis), Độc cước kim (Cây Voòng phá) (Striga lutea Lour),Sâm hẹ (Murdannia sp), Bầu đất (Gynura sarmentosa DC), Cỏ hoa vàng (Striga asiatica (L.) Kuntze), Dây đau xương (Tinospora sinensis Merr), Huyết đằng (Spatholobus sp), Nở ngày đất (Gomphrena celosioides Mart), Ngót ngéo (Gloriosa superba L), Sa sâm nam (Launaaea sarmentosa (Willd.) Merr.et Chun), Ba đậu (Croton tignium L), Bách Bộ (Stemona tuberosa Lour), Bạch cập (Beletia hyacinthina R. Br), Bạc hà cay (Mentha piperita Huds), Bạch hạc (Rhinacanthus nasutus (L.) Kurz), Bạch tật lê (Tribulus terrestris L), Bồ công anh thấp (Taraxacum officinale Wigg), Câu đằng (Uncaria spp), Cẩu tích (Cây lông khỉ Cù liền, Cù lần) (Cibotium barometz J.Sm), Chè vằng (Jasminum subtriplinerve), Chùm ngây (Moringa oleifera lamk.), Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana (Bertoni) Hemsley), Cốt toái bổ (Drynaria fortunei (Kze) J.Sm), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas (Lour.) Merr), Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burkill), Huyết giác (Cau rừng, Dứa dại) (Dracaena cambodiana Pierre ex Gagnep), Móc mèo (Caesalpinia bonuducella (L.) Flem), Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L. Wu (Newmania sesilanthera Lưu & Skornick)), Sa nhân trắng (Amomum villosum Lour), Sắn dây (Pueraria montana (Lour.) Merr. var chinensis (Ohwi) Maesen), Thạch hộc (Dendrobium spp), Lạc tiên tây (Passiflora incarnata), Tắc kè đá (Drynaria bonii), Sâm xuyên đá (Myxopyrum smilacifolium Bl), Phong kỷ (Radix Stephaniae Tetrandrae), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.), Nghệ vàng (Curcuma vitellina Škorničk.& H.Ð.Trần. |
||||
3. Cây nông nghiệp (06 nguồn gen): Mít mật, Nếp than, Lúa Nhất đỏ, Lúa Nhất trắng, Dương đào, Kiwi rừng (Actinidia latifolia), Chè Mã Dọ. |
||||
4. Thủy sản (08 nguồn gen): Cua đinh (Amyda cartilaginea), Cá mương (Hemicult leucisculus, Banasile Wsky, 1855), Lịch huyết Ô Loan (Pisodonophilis sp), Cá dày (Cyprinus contralus), Cá ngựa đen (Hippocampus kuda), Rùa Trung bộ (Mauremys amnamensis), Cá chình hoa (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824), Cá chình mun (Anguilla bicolor Mc Clelland, 1844). |
||||
|
5. Vật nuôi (02 nguồn gen): Heo Phú Khánh, Dê cỏ. |
|||
2 |
Lưu giữ, bảo quản nguồn gen đặc hữu địa phương |
Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Phú Yên và một số đơn vị khác phối hợp thực hiện |
1. Lưu giữ các nguồn gen giai đoạn 2015-2020 tại Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ : 23 nguồn gen (07 nguồn lâm nghiệp, 14 nguồn gen dược liệu và 02 nguồn gen invitro). |
2,500 |
1.1 Cây lâm nghiệp (07 nguồn gen): Mun (Diospyros mun A.chev ex Prain); Giáng Hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz); Chò chỉ (Parashorea chinensis); Cẩm lai (Dalbergia oliveri Gamble ex Prain); Dó gạch (Aquilaria malaccensis); Cẩm Thị (Diospyros siamentsis); Gõ đỏ (Pahudia cochinchinensis). |
||||
1.2. Cây dược liệu (14 nguồn gen): Nhân sâm Phú Yên (Abelmoschus sagittifolius Kurz); Hoàng đằng (Fibraurea spp); Bình vôi (Stephania rotunda Lour.); Xạ đen (Celastrus hindsu Benth.); Gừng gió (Zingiber zerumbet Smrn); Bá bệnh (Eurycoma longiflia Jack.); Hà Thủ Ô Đỏ (Polygonum multiflorum Thunb. Fallopia multiflora); Vàng đắng (Coscinium usitatum Pierre); Đinh lăng lá xẻ (Polyscias fruticosa (L.) Harms); Sâm cau (Curculigo orchioidea Gaerth); Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis difusa); Bạch hạc (Rhinacanthus nasutus); Cây Xáo tam phân (Paramignya trimera); Ba kích tím (Morinda officinalis How). |
||||
1.3. Nguồn gen invitro (02 nguồn gen): hoàng đằng (Fibraurea spp) và lan kim tuyến (Anoetochilus spp). |
||||
2. Lưu giữ các nguồn gen giai đoạn 2021-2025 : 47 nguồn gen, gồm: |
||||
2.1. Cây lâm nghiệp (05 nguồn gen): Cây ươi (Scaphium lychnophorum), Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon), Cây căm xe (Xylia xylocarpa), Chai lá cong (Shorea falcata J.E. Vidal 1962), Sao đen (Hopea odorata Roxb). |
||||
2.2. Cây dược liệu (13 nguồn gen): Bạch đồng nữ (Clerodendrum viscosum Vent), Sâm hẹ (Murdannia sp), Sa sâm nam (Launaaea sarmentosa (Willd.) Merr.et Chun), Ba đậu (Croton tignium L), Bạch chỉ nam (Millettia pulchra (Colebr. ex Benth)Kurz), Bạch tật lê (Tribulus terrestris L), Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burkill), Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L. Wu (Newmania sesilanthera Lưu & Skornick)), Sa nhân trắng (Amomum villosum Lour), Sắn dây (Pueraria montana (Lour.) Merr. var chinensis (Ohwi) Maesen), Nghệ vàng (Curcuma vitellina Škorničk.& H.Ð.Trần), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas (Lour.) Merr), Cam thảo đá bia (Jasminanthes tuyetanhiae T.B.Tran & Rodda). |
||||
2.3. Cây nông nghiệp (03 nguồn gen): Lúa Nhất đỏ, Nhất trắng, Chè Mã Dọ. |
||||
2.4. Thủy sản (09 nguồn gen): Tôm hùm bông (Panulius ornatus (Fabricius, 1789), Cua đinh (Amyda cartilaginea), Sò huyết đầm Ô Loan (Anadara granosa (Linne, 1758)), Cá mương (Hemicult leucisculus, Banasile Wsky, 1855), Lịch huyết Ô Loan (Pisodonophilis sp), Cá ngựa đen (Hippocampus kuda), Rùa Trung bộ (Mauremys amnamensis), Cá chình hoa (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824), Cá chình mun (Anguilla bicolor Mc Clelland, 1844). |
||||
2.5. Vật nuôi (03 nguồn gen): Chim yến đảo (Aerodramus fucipphagus Germani), Heo Phú Khánh, Dê Cỏ. |
||||
2.6. Vi sinh vật (09 nguồn gen): Bacillus subtilis, Bacillus licheniformi, Streptomyces griseorubens, Trichoderma viride, Trichoderma harzianum, Trichoderma reesei, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus plantarum, Sacharomyces cerevisiae. |
||||
2.7. Nấm ăn và dược liệu (05 nguồn gen): Ganoderma lucidum, Hericium erinaceus, Pleurotus sajor -caju, Clitocybe maxima, Auricularia auricula-judae. |
||||
3 |
Xây dựng lý lịch cho các đối tượng cần phải bảo tồn |
Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Phú Yên |
1. Nguồn gen giai đoạn 2015-2020 tại Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ, gồm 23 nguồn gen: |
1,500 |
1.1 Cây lâm nghiệp (07 nguồn gen): Mun (Diospyros mun A.chev ex Prain); Giáng Hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz); Chò chỉ (Parashorea chinensis); Cẩm lai (Dalbergia oliveri Gamble ex Prain); Dó gạch (Aquilaria malaccensis); Cẩm thị (Diospyros siamentsis); Gõ đỏ (Pahudia cochinchinensis). |
||||
1.2. Cây dược liệu (14 nguồn gen): Nhân sâm Phú Yên (Abelmoschus sagittifolius Kurz); Hoàng đằng (Fibraurea spp); Bình vôi (Stephania rotunda Lour.); Xạ đen (Celastrus hindsu Benth.); Gừng gió (Zingiber zerumbet Smrn); Bá bệnh (Eurycoma longiflia Jack.); Hà Thủ Ô Đỏ (Polygonum multiflorum Thunb. Fallopia multiflora); Vàng đắng (Coscinium usitatum Pierre); Đinh lăng lá xẻ (Polyscias fruticosa (L.) Harms); Sâm cau (Curculigo orchioidea Gaerth); Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis difusa); Bạch hạc (Rhinacanthus nasutus); Cây Xáo tam phân (Paramignya trimera); Ba kích tím (Morinda officinalis How). |
||||
1.3. Nguồn gen invitro (02 nguồn gen): Hoàng đằng (Fibraurea spp) và Lan Kim tuyến (Anoetochilus spp). |
||||
2. Nguồn gen giai đoạn 2021-2025, 47 nguồn gen, gồm: |
||||
2.1. Cây lâm nghiệp (05 nguồn gen): Cây ươi (Scaphium lychnophorum), Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon), Cây căm xe (Xylia xylocarpa), Chai lá cong (Shorea falcata J.E. Vidal 1962), Sao đen (Hopea odorata Roxb). |
||||
2.2. Cây dược liệu (13 nguồn gen): Bạch đồng nữ (Clerodendrum viscosum Vent), Sâm hẹ (Murdannia sp), Sa sâm nam (Launaaea sarmentosa (Willd.) Merr.et Chun), Ba đậu (Croton tignium L), Bạch chỉ nam (Millettia pulchra (Colebr. ex Benth)Kurz), Bạch tật lê (Tribulus terrestris L), Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burkill), Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L. Wu (Newmania sesilanthera Lưu & Skornick)), Sa nhân trắng (Amomum villosum Lour), Sắn dây (Pueraria montana (Lour.) Merr. var chinensis (Ohwi) Maesen), Nghệ vàng (Curcuma vitellina Škorničk.& H.Ð.Trần), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas (Lour.) Merr), Cam thảo đá bia (Jasminanthes tuyetanhiae T.B.Tran & Rodda). |
||||
2.3. Cây nông nghiệp (03 nguồn gen): Lúa Nhất đỏ, Nhất trắng, Chè Mã dọ. |
||||
2.4. Thủy sản (09 nguồn gen): Tôm hùm bông (Panulius ornatus (Fabricius, 1789)), Cua đinh (Amyda cartilaginea), Sò huyết đầm Ô Loan (Anadara granosa (Linne, 1758)), Cá mương (Hemicult leucisculus, Banasile Wsky, 1855), Lịch huyết Ô Loan (Pisodonophilis sp), Cá ngựa đen (Hippocampus kuda), Rùa Trung bộ (Mauremys amnamensis), Cá chình hoa (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824), Cá chình mun (Anguilla bicolor Mc Clelland, 1844). |
||||
2.5. Vật nuôi (03 nguồn gen): Chim yến đảo (Aerodramus fucipphagus Germani), Heo Phú Khánh, Dê cỏ. |
||||
2.6. Vi sinh vật (09 nguồn gen): Bacillus subtilis, Bacillus licheniformi, Streptomyces griseorubens, Trichoderma viride, Trichoderma harzianum, Trichoderma reesei, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus plantarum, Sacharomyces cerevisiae. |
||||
2.7. Nấm ăn và dược liệu (05 nguồn gen): Ganoderma lucidum, Hericium erinaceus, Pleurotus sajor -caju, Clitocybe maxima, Auricularia auricula-judae. |
||||
II |
Nhiệm vụ cấp tỉnh |
10,000 |
||
1 |
Khai thác và phát triển các nguồn gen |
Tuyển chọn |
1. Cây lâm nghiệp (01 nguồn gen): Cây ươi (Scaphium lychnophorum). |
10,000 |
2. Cây dược liệu (07 nguồn gen): Sâm hẹ (Murdannia sp), Sa sâm nam (Launaaea sarmentosa (Willd.) Merr.et Chun), Bạch tật lê (Tribulus terrestris L.), Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burkill), Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L. Wu (Newmania sesilanthera Lưu & Skornick)), Sa nhân trắng (Amomum villosum Lour), Cam thảo Đá Bia (Telosma procumbens;Jasminanthes tuyetanhiae T.B.Tran & Rodda). |
||||
3. Cây nông nghiệp (01 nguồn gen): Chè Mã dọ. |
||||
4. Thủy sản (03 nguồn gen): Cá mương (Hemicult leucisculus, Banasile Wsky, 1855), Cá chình hoa (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824), Cá chình mun (Anguilla bicolor Mc Clelland, 1844). |
||||
5. Vật nuôi (02 nguồn gen): Chim yến đảo (Aerodramus fucipphagus Germani), Dê cỏ. |
||||
|
Tổng kinh phí giai đoạn 2021-2025 |
|
|
16,000 |