Quyết định 168/QĐ-BTP năm 2002 về quy chế tổ chức và hoạt động của vụ phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 168/QĐ-BTP
Ngày ban hành 27/02/2002
Ngày có hiệu lực 14/03/2002
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Uông Chu Lưu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BÔ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 168/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 04 tháng 06 năm 1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Tổ chức và hoạt động của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo chịu trách nhiệm theo dõi việc tổ chức thực hiện Quy chế này và cùng với Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật phát hiện những vướng mắc, những vấn đề mới phát sinh (nếu có) báo cáo và đề nghị Bộ trưởng xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm hoàn thiện Quy chế.

 


Nơi nhận :
- Các Thứ trưởng
- Các đơn vị thuộc Bộ (để thực hiện);
- Ban TCCBCP (để biết);
- Lưu VP, Vụ PBGDPL, Vụ TCCB&ĐT

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP




Uông Chu Lưu

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 168/ QĐ-BTP ngày 27 tháng 02 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Chương I

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

Điều 1. Chức năng

Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước thống nhất về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn, công tác hòa giải ở cơ sở trên phạm vi cả nước; chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trực tiếp tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền về công tác tư pháp.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, ngắn hạn và chỉ đạo tổ chức thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch đó; chủ trì hoặc tham gia xây dựng, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật được Bộ trưởng giao;

2. Giúp Bộ trưởng – chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng; phối hợp với các cơ quan tổ chức hữu quan ở Trung ương theo dõi và đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

3. Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi các cơ quan tư pháp địa phương, tổ chức Pháp chế các Bộ, Ngành thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật và xây dựng lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi các cơ quan tư pháp địa phương thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở; xây dựng đội ngũ hòa giải viên;

5. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Giáo dục – Đào tạo và cuả các Bộ, Ngành hữu quan theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường;

6. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan theo dõi, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí; điểm báo về thực tiễn xây dựng, thực hiện pháp luật phục vụ hoạt động chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ;

7. Chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ biên soạn, phát hành các bản tin, tài liệu nghiệp vụ phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, hòa giải ở cơ sở và thực hiện các hoạt động tuyên truyền về công tác Tư pháp;

8. Tổng hợp thông tin, thống kê số liệu về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật, hòa giải ở cơ sở trong phạm vi cả nước và giúp Bộ trưởng tổ chức sơ kết, tổng kết công tác đó;

[...]