BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1648/QĐ-BNN-TT
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 07
năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG CÂY ĂN QUẢ CHỦ LỰC TRỒNG TẬP TRUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
RẢI VỤ MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ Ở NAM BỘ ĐẾN NĂM 2020
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày
03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP
ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày
03/01/2008;
Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg
ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg
ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững”;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng
trọt,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt
quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số
cây ăn quả ở Nam bộ (đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ) đến năm 2020 với
các nội dung chính sau:
I. QUAN ĐIỂM
1. Quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực
trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam bộ theo hướng đảm
bảo năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng
cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, trên cơ sở đổi mới phương thức tiếp cận thị
trường, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, khai thác có
hiệu quả lợi thế và điều kiện sinh thái mỗi vùng, mỗi địa phương đối với từng
loại cây.
2. Quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực
trồng tập trung, định hướng rải vụ một số cây ăn quả là cơ sở cho đầu tư hạ tầng
kỹ thuật đồng bộ, chuyển giao công nghệ, tổ chức lại sản xuất theo hướng hàng
hóa lớn, hình thành quan hệ hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị ngành hàng, góp
phần tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến
và tiêu thụ trái cây.
3. Quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực
trồng tập trung, định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam bộ gắn với xây dựng
nông thôn mới ở từng xã, huy động được các nguồn lực xã hội và các thành phần
kinh tế, cùng với nguồn nhân lực được đào tạo, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.
4. Chú trọng phát triển mạnh cây ăn
quả đặc sản nổi tiếng có lợi thế cạnh tranh cao ở từng địa phương.
II. MỤC TIÊU
1. Xây dựng ngành hàng trái cây chủ lực
trồng tập trung ở Nam bộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở
phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
trong nước và nước ngoài, với mục tiêu đến năm 2020 như sau:
a) Năng suất bình quân đối với cây ăn
quả chủ lực trồng tập trung tăng 20 % - 25 % so với năm 2012.
b) 100 % sản phẩm trái cây chủ lực trồng
tập trung đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm, trong đó trên 50 % sản phẩm đạt
tiêu chuẩn chất lượng GAP.
c) Thực hiện biện pháp rải vụ thu hoạch
05 loại trái cây Thanh long, Xoài, Chôm chôm, Sầu riêng và
Nhãn để tăng hiệu quả sản xuất.
d) Tăng chủng loại, sản lượng và giá
trị trái cây xuất khẩu của vùng trồng tập trung ở Nam bộ
lên trên 70 %.
đ) Giá trị sản lượng cây ăn quả chủ lực
tập trung đạt trên 150 triệu đồng/ha/năm.
2. Phát triển bền
vững cây ăn quả chủ lực trồng tập trung góp phần tái cơ cấu ngành trồng trọt, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị tăng thêm trên
một đơn vị diện tích đất, tăng thu nhập cho người sản xuất và hiệu quả kinh
doanh của các cơ sở thu mua, bảo quản, tiêu thụ trái cây.
III. NỘI DUNG QUY HOẠCH VÙNG
CÂY ĂN QUẢ CHỦ LỰC TRỒNG TẬP TRUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG RẢI VỤ MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ Ở NAM
BỘ ĐẾN NĂM 2020
1. Chủng loại và quy mô sản
xuất cây ăn quả chủ lực trồng tập trung
a) Cây ăn quả chủ lực trồng tập trung
ở Nam bộ gồm 12 chủng loại:
Thanh long, Xoài, Chôm chôm, sầu riêng,
Vú sữa, Bưởi, Nhãn, Chuối, Dứa, Cam, Mãng cầu và Quýt.
b) Diện tích và phân bố loại cây ăn
quả chủ lực trồng tập trung ở Nam bộ:
- Tổng diện tích
cây ăn quả chủ lực trồng tập trung đến năm 2020 là: 257.000 ha, chiếm 52 % so với
tổng diện tích quy hoạch cây ăn quả ở Nam bộ, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu
Long 185.100 ha, vùng Đông Nam bộ 71.900 ha.
- Diện tích từng loại cây ăn quả chủ
lực trồng tập trung ở Nam bộ: Thanh long 24.800 ha, Xoài 45.900 ha, Chôm chôm
18.300 ha, Sầu riêng 15.000 ha, Vú sữa 5.000 ha, Bưởi
27.900 ha, Nhãn 29.800 ha, Chuối 28.900 ha, Dứa 21.000 ha, Cam 26.250 ha, Mãng
cầu 8.300 ha và Quýt 5.850 ha.
Chi tiết phân bố diện tích các loại
cây ăn quả chủ lực trồng tập trung ở Nam bộ tại Phụ lục 1 kèm theo Quyết định
này.
2. Thực hiện kế hoạch lịch
thời vụ sản xuất 5 loại cây ăn quả chủ lực trồng tập trung để rải vụ thu hoạch
(Thanh long, Xoài, Chôm chôm, Sầu riêng và Nhãn)
a) Cây thanh long:
- Diện tích rải vụ 14.880 ha (60 % diện
tích thanh long tập trung vùng Nam bộ).
- Địa bàn rải vụ: tập trung ở 03 tỉnh
Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.
- Thời gian thu hoạch rải vụ: từ
tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau (Phụ lục 2.1).
b) Cây xoài:
- Diện tích rải vụ 12.500 ha (27,2 %
diện tích xoài tập trung vùng Nam bộ).
- Địa bàn rải vụ: tập trung ở 06 tỉnh
(Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ và
Trà Vinh).
- Thời gian thu hoạch rải vụ: từ
tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau (Phụ lục 2.2).
c) Cây chôm chôm:
- Diện tích rải vụ 2.750 ha (15 % diện
tích chôm chôm tập trung vùng Nam bộ).
- Địa bàn rải vụ: tập trung ở 3 tỉnh
Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang.
- Thời gian thu hoạch rải vụ: từ
tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau (Phụ lục 2.3).
d) Cây sầu riêng:
- Diện tích rải vụ 5.250 ha (35 % diện
tích sầu riêng tập trung vùng Nam bộ).
- Địa bàn rải vụ: tập trung ở 03 tỉnh
Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long.
- Thời gian thu hoạch rải vụ: từ
tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau (Phụ lục 2.4).
đ) Cây nhãn:
- Diện tích rải vụ 13.150 ha (44,1 %
diện tích nhãn tập trung vùng Nam bộ).
- Địa bàn rải vụ: tập trung ở 06 tỉnh
(Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Cần
Thơ).
- Thời gian thu hoạch rải vụ: từ
tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau (Phụ lục 2.5).
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Rà soát và tổ chức quản
lý thực hiện quy hoạch cây ăn quả chủ lực trồng tập trung ở Nam bộ
a) Căn cứ định hướng quy hoạch chung,
từng tỉnh, thành phố tiến hành lập quy hoạch cây ăn quả chủ lực trồng tập trung
trên địa bàn (trong đó có 5 loại cây ăn quả chủ lực trồng tập trung để rải vụ thu hoạch), xác định cụ thể diện tích từng loại cây ăn quả phân
bổ đến xã, thị trấn; gắn sản xuất - thu mua - sơ chế, chế biến, bảo quản và
tiêu thụ.
Tăng cường công tác quản lý, giám sát
thực hiện quy hoạch đảm bảo phát triển ngành hàng cây ăn quả đúng định hướng và
phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
b) Nội dung quy hoạch cây ăn quả chủ
lực trồng tập trung phải gắn với các đề án xây dựng nông thôn mới của xã có cây
ăn quả chủ lực trồng tập trung trên địa bàn.
c) Xây dựng các dự án đầu tư cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, hệ thống bảo quản chế biến và thị trường tiêu thụ
đồng bộ với sản xuất cây ăn quả chủ lực trồng tập trung trong vùng quy hoạch.
2. Mở rộng thị trường và
xúc tiến thương mại đối với sản phẩm trái cây
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện
chương trình xúc tiến thương mại đối với xuất khẩu trái cây; ký kết các hiệp định
kiểm dịch thực vật đối với các nước có khả năng nhập khẩu trái cây Việt Nam, thực
hiện các nghĩa vụ của hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động
thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm giữ vững các thị trường
lớn, thị trường truyền thống và mở rộng thêm các thị trường mới.
b) Phát triển, mở rộng thị trường nội
địa thông qua hoạt động liên kết hợp tác, quảng bá sản phẩm trái cây vùng tập trung giữa các địa phương ở Nam bộ với các thị trường trong nước có sức
tiêu thụ trái cây với số lượng lớn: các đô thị, các khu du lịch và khu dân cư lớn.
Các địa phương tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất cây ăn quả, thực hiện ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trái cây với người sản xuất, góp phần ổn định
nguồn hàng chế biến và tiêu thụ trên thị trường.
Hỗ trợ tạo điều kiện cho chủ cơ sở sản
xuất, kinh doanh trái cây xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý những sản phẩm
trái cây chủ lực trong vùng tập trung.
Khuyến khích phát triển vườn cây ăn
quả kết hợp du lịch sinh thái, đào tạo các kỹ năng phục vụ du lịch cho nhà vườn
trồng cây ăn quả.
c) Tăng cường công tác dự báo, thông
tin thị trường, giá cả trái cây.
3. Nghiên cứu, chuyển giao
khoa học công nghệ
a) Ưu tiên hoạt động nghiên cứu khoa
học đối với các loại cây ăn quả chủ lực trồng tập trung, đồng bộ từ chọn tạo giống
(nhất là các giống cây có năng suất, chất lượng cao, phù hợp thị hiếu; giống
không hạt hoặc có ít hạt đối với cây có múi) đến hoàn thiện, chuyển giao vào sản
xuất các quy trình canh tác tiên tiến, quy trình kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ
hiệu quả, quy trình quản lý dịch hại, công nghệ xử lý, bảo quản, chế biến sau
thu hoạch;
b) Xây dựng chương trình khuyến nông
quốc gia và từng địa phương phục vụ phát triển cây ăn quả chủ lực trồng tập
trung theo hướng đồng bộ từ ứng dụng khoa học công nghệ đến tổ chức sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm, chứng nhận chất lượng, các mô hình trình diễn, đào tạo, tập
huấn cho các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh;
c) Xây dựng và thực hiện dự án giống
cho 12 loại cây ăn quả chủ lực trồng tập trung, quản lý chặt chẽ vườn cây đầu
dòng, công tác sản xuất và kinh doanh giống cây ăn quả; kết hợp kỹ thuật nhân
giống truyền thống với công nghệ hiện đại, kỹ thuật ghép cải tạo giống để tăng
nhanh tỷ lệ diện tích các giống cây ăn quả mới, sạch bệnh, thay thế giống cũ có
năng suất và hiệu quả kinh tế thấp.
4. Tổ chức sản xuất
a) Tuyên truyền vận động nông dân tự
nguyện tham gia các hình thức hợp tác liên kết, từ vườn
cây nhỏ của nông hộ liên kết thành vùng sản xuất tập trung có quy mô phù hợp.
b) Đa dạng hóa các loại hình hợp tác
liên kết sản xuất: câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã, vườn
cây ăn quả mẫu lớn, doanh nghiệp cổ phần.
c) Khuyến khích các doanh nghiệp liên
kết với nông dân theo chuỗi giá trị cây ăn quả chủ lực trồng tập trung, từ sản
xuất đến thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tạo điều kiện khuyến
khích doanh nghiệp liên doanh, liên kết trực tiếp với các đối tác nước ngoài, đặc
biệt là khâu bảo quản và tiêu thụ trái cây tươi.
d) Hỗ trợ, khuyến khích hình thành
các liên kết vùng trong sản xuất, rải vụ thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đảm bảo phát triển ngành hàng trái cây bền vững.
5. Đầu tư và tín dụng
a) Vốn tín dụng: Thực hiện Nghị định
số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của
Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn và Thông tư số 84/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số chính sách
tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị
định số 61/2010/NĐ-CP; Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 và Quyết định
số 65/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất
sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản và Thông tư 03/2011/TT-NHNN của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định số
63/2010/QĐ-TTg.
b) Vốn ngân sách nhà nước Trung ương
và địa phương:
- Đầu tư cho nghiên cứu khoa học,
khuyến nông, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển ngành
hàng trái cây ngày càng hiện đại và hiệu quả hơn.
- Hỗ trợ đầu tư nâng cấp, xây dựng mới
kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất ở các vùng cây ăn quả trồng tập
trung (giao thông, thủy lợi, điện, cơ sở nhân giống, nhà phân loại - đóng gói,
kho bảo quản,...).
- Thực hiện Quyết định số
01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ
trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản.
- Hỗ trợ nông dân phục hồi sản xuất
cây ăn quả khi bị thiên tai, dịch bệnh theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày
31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng,
vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
và Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày
31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT
a) Chỉ đạo xây dựng, thực hiện quy hoạch
vùng trồng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung, trong đó có rải vụ thu hoạch một
số cây ăn quả chủ lực vùng Nam bộ; tổ chức liên kết vùng, miền trong sản xuất.
b) Chỉ đạo các cơ quan khoa học thuộc
Bộ thực hiện các chương trình nghiên cứu về giống, kỹ thuật canh tác, phòng trừ
sâu bệnh, giải pháp công nghệ bảo quản, chế biến cũng như chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật phục vụ cho sản xuất.
c) Phối hợp với các Bộ, ngành ở Trung
ương giải quyết các vấn đề về vốn, thị trường, xúc tiến thương mại, khoa học
công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, cơ chế chính sách phục vụ phát triển sản xuất
cây ăn quả chủ lực trồng tập trung theo quy hoạch.
d) Thành lập Ban Chỉ đạo sản xuất rải
vụ thu hoạch cây ăn quả chủ lực trồng tập trung vùng Nam bộ, do Cục trưởng Cục
Trồng trọt làm Trưởng ban.
Tham gia Ban Chỉ đạo có đại diện Sở
Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố được phân công Trưởng nhóm điều hành đối
với 05 loại cây ăn trái thực hiện rải vụ thu hoạch và một số đơn vị liên quan.
2. UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương
a) Chỉ đạo xây dựng, thực hiện quy hoạch
sản xuất, lịch thời vụ cây ăn quả chủ lực trồng tập trung trên địa bàn; tổ chức
thực hiện có hiệu quả liên kết vùng nhằm phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực
trồng tập trung, rải vụ cây ăn quả theo quy hoạch.
b) Xây dựng, ban hành, cụ thể hóa các
cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất cây ăn quả tập trung và rải vụ
cây ăn quả theo quy hoạch.
c) Đầu tư, tổ chức xây dựng cơ sở hạ
tầng phục vụ sản xuất cây ăn quả tập trung như hệ thống giao thông, điện, thủy
lợi...
d) Tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp hoạt động thu mua, tiêu thụ sản phẩm trái cây trên địa bàn.
3. Sở Nông nghiệp và PTNT
a) Chủ trì tham mưu, chỉ đạo thực hiện
quy hoạch sản xuất, lịch thời vụ cây ăn quả chủ lực trồng tập trung trên địa
bàn.
b) Đối với Sở Nông nghiệp và PTNT các
tỉnh, thành phố được phân công Trưởng nhóm điều hành 05 loại cây ăn trái thực
hiện rải vụ (do Ban Chỉ đạo sản xuất rải vụ cây ăn trái phân công):
- Điều phối, chủ trì tổ chức phối hợp
triển khai, hướng dẫn rải vụ trái cây trên địa bàn và các địa phương trong nhóm
về: quy mô diện tích, sản lượng; thời gian, quy trình thực hiện sản xuất rải vụ;
thời vụ thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả;
- Nghiên cứu kịp
thời đề xuất điều chỉnh kế hoạch rải vụ trái cây với các địa phương trong nhóm
về quy mô sản xuất, thời vụ thu hoạch cụ thể.
4. Cơ quan nghiên cứu và
chuyển giao KHKT
- Nghiên cứu hoàn thiện, chuyển giao
vào sản xuất các qui trình canh tác tiên tiến, quy trình xử lý ra hoa trái vụ hiệu
quả, kỹ thuật xử lý, quản lý dịch hại, công nghệ xử lý, bảo quản, chế biến sau
thu hoạch...
- Nghiên cứu cải thiện giống có chất
lượng cao hơn để phù hợp với yêu cầu của thị trường, chọn tạo giống mới có năng
suất, chất lượng phù hợp thị trường.
- Tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho
tỉnh và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cho nhà vườn và hệ thống
thương lái thu mua sản phẩm.
5. Nhà vườn trồng cây ăn quả
- Khuyến khích việc tự nguyện tham
gia thực hiện lịch thời vụ rải vụ trái cây trên địa bàn theo quy hoạch chung,
thực hiện qui trình kỹ thuật canh tác đảm bảo hiệu quả, an toàn thực phẩm và bền
vững.
- Tăng cường liên kết hợp tác để tạo
ra khối lượng trái cây hàng hóa lớn, chất lượng cao, đồng đều, ổn định theo kế
hoạch đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp chế biến, thương mại cũng như thị
trường.
6. Đối với các doanh nghiệp
- Ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm,
phối hợp chặt chẽ với nông dân bằng cách kết hợp đầu tư từ dịch vụ đầu vào, có
lịch thu hoạch và tiêu chuẩn sản phẩm rõ ràng theo yêu cầu của từng thị trường.
- Đầu tư thiết bị xử lý sau thu hoạch,
bảo quản, phân loại, đóng gói và vận chuyển phù hợp với thị trường tiêu thụ.
Điều 2. Điều khoản
thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục
Trồng trọt, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Phó Thủ tướng Chính
phủ Hoàng Trung Hải (để b/cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);
- Các Bộ: KH&ĐT, TC, KH&CN;
- UBND các tỉnh, thành phố vùng Nam bộ;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố vùng Nam bộ;
- Các Vụ: KH, KHCN&MT, TC, HTQT;
- Các Cục: TT, CBTMNLS&NM, QLCLNLS&TS, KTHT&PTNT;
- Trung tâm Tin học và Thống kê, Trung tâm KNQG;
- Hiệp hội Rau quả Việt Nam;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
|
PHỤ LỤC 1
PHÂN BỐ, QUY MÔ DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY ĂN
QUẢ CHỦ LỰC TRỒNG TẬP TRUNG Ở VÙNG NAM BỘ ĐẾN NĂM 2020
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1648/QĐ-BNN-TT
ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
ĐVT:
ha
TT
|
Địa phương
|
Diện tích trồng tập trung
|
Chia ra từng cây
|
Xoài
|
Nhãn
|
Cam
|
Bưởi
|
Thanh long
|
Dứa
|
Chôm chôm
|
Sầu riêng
|
Chuối
|
Mãng cầu
|
Quýt
|
Vú sữa
|
I
|
ĐBSCL
|
185.100
|
31.600
|
26.300
|
26.250
|
25.000
|
7.300
|
21.000
|
5.500
|
10.500
|
21.400
|
0
|
5.250
|
5.000
|
1
|
Tiền Giang
|
51.500
|
5.000
|
4.500
|
6.000
|
5.000
|
4.000
|
13.000
|
500
|
6.500
|
1.500
|
|
1.500
|
4.000
|
2
|
Vĩnh Long
|
30.000
|
4.000
|
9.000
|
7.000
|
7.000
|
|
|
1.000
|
2.000
|
|
|
|
|
3
|
Đồng Tháp
|
16.000
|
9.000
|
4.000
|
1.250
|
|
|
|
|
|
|
|
1.750
|
|
4
|
Bến Tre
|
18.800
|
|
4.800
|
1.500
|
6.500
|
|
|
4.000
|
2.000
|
|
|
|
|
5
|
Sóc Trăng
|
19.000
|
1.000
|
3.000
|
2.500
|
3.500
|
|
|
|
|
7.000
|
|
1.000
|
1.000
|
6
|
Hậu Giang
|
14.500
|
3.000
|
|
6.000
|
2.500
|
|
2.000
|
|
|
|
|
1.000
|
|
7
|
Kiên Giang
|
7.000
|
|
|
|
|
|
5.000
|
|
|
2.000
|
|
|
|
8
|
An Giang
|
6.000
|
4.600
|
|
|
|
|
|
|
|
1.400
|
|
|
|
9
|
TP. Cần Thơ
|
6.000
|
2.500
|
1.000
|
1.000
|
500
|
|
|
|
|
1.000
|
|
|
|
10
|
Cà Mau
|
6.000
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6.000
|
|
|
|
11
|
Trà Vinh
|
3.500
|
1.500
|
|
1.000
|
|
|
|
|
|
1.000
|
|
|
|
12
|
Long An
|
4.300
|
|
|
|
|
3.300
|
1.000
|
|
|
|
|
|
|
13
|
Bạc Liêu
|
2.500
|
1.000
|
|
|
|
|
|
|
|
1.500
|
|
|
|
II
|
Đông Nam
bộ
|
71.900
|
14.300
|
3.500
|
0
|
2.900
|
17.500
|
0
|
12.800
|
4.500
|
7.500
|
8.300
|
600
|
0
|
1
|
Đồng Nai
|
33.600
|
9.000
|
|
|
2.000
|
|
|
11.000
|
4.000
|
6.000
|
1.600
|
|
|
2
|
Bình Thuận
|
17.500
|
|
|
|
|
17.500
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Tây Ninh
|
10.000
|
2.500
|
1.000
|
|
|
|
|
1.000
|
|
500
|
5.000
|
|
|
4
|
Bà Rịa - VT
|
4.500
|
|
1.500
|
|
200
|
|
|
500
|
|
|
1.700
|
600
|
|
5
|
Bình Phước
|
3.000
|
500
|
1.000
|
|
|
|
|
|
500
|
1.000
|
|
|
|
6
|
TP.HCM
|
2.300
|
2.000
|
|
|
|
|
|
300
|
|
|
|
|
|
7
|
Bình Dương
|
1.000
|
300
|
|
|
700
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
257.000
|
45.900
|
29.800
|
26.250
|
27.900
|
24.800
|
21.000
|
18.300
|
15.000
|
28.900
|
8.300
|
5.850
|
5.000
|
PHỤ LỤC 2
KẾ HOẠCH LỊCH THỜI VỤ SẢN XUẤT 5 LOẠI CÂY
ĂN QUẢ (XOÀI, NHÃN, CHÔM CHÔM, SẦU RIÊNG, THANH LONG) TRỒNG TẬP TRUNG Ở VÙNG
NAM BỘ ĐẾN NĂM 2020
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1648/QĐ-BNN-TT ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Phụ lục 2.1: Lịch thời vụ - cây
thanh long
TT
|
Địa
phương
|
DT
trồng tập trung (ha)
|
Lịch thời vụ
|
Chính
vụ
|
Rải
vụ
|
DT
(ha)
|
Thời
gian thu hoạch
|
Tỷ
lệ DT (%)
|
DT
(ha)
|
Thời
gian thu hoạch
|
Tỷ
lệ DT (%)
|
I
|
ĐÔNG NAM BỘ
|
17.500
|
7.000
|
|
|
10.500
|
|
|
1
|
Bình Thuận
|
17.500
|
7.000
|
T5-T9
|
40
|
10.500
|
T10-T3
năm sau
|
60
|
|
Các tỉnh khác
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
II
|
ĐBSCL
|
7.300
|
2.920
|
|
|
4.380
|
|
|
2
|
Tiền Giang
|
4.000
|
1.600
|
T5-T9
|
40
|
2.400
|
T10-T3
năm sau
|
60
|
3
|
Long An
|
3.300
|
1.320
|
1.980
|
|
Các tỉnh khác
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Phụ lục 2.2: Lịch thời vụ - cây xoài
TT
|
Địa
phương
|
DT
trồng tập trung (ha)
|
Lịch
thời vụ
|
Chính
vụ
|
Rải
vụ
|
DT
(ha)
|
Thời gian thu hoạch
|
Tỷ
lệ DT (%)
|
DT
(ha)
|
Thời gian thu hoạch
|
Tỷ
lệ DT (%)
|
I
|
ĐÔNG NAM BỘ
|
14.300
|
14.300
|
T5-T6
|
100
|
-
|
-
|
-
|
II
|
ĐBSCL
|
31.600
|
19.100
|
|
|
12.500
|
|
|
1
|
Đồng Tháp
|
9.000
|
4.500
|
T5-T6
|
50
|
4.500
|
T10-T3
năm sau
|
50
|
2
|
Tiền Giang
|
5.000
|
2.500
|
2.500
|
3
|
Vĩnh Long
|
4.000
|
2.000
|
2.000
|
4
|
Hậu Giang
|
3.000
|
1.500
|
1.500
|
5
|
Cần Thơ
|
2.500
|
1.250
|
1.250
|
6
|
Trà Vinh
|
1.500
|
750
|
750
|
|
Các tỉnh khác
|
6.600
|
6.600
|
T5
-T6
|
100
|
-
|
-
|
-
|
Phụ lục 2.3: Lịch thời vụ - cây chôm chôm
TT
|
Địa
phương
|
DT
trồng tập trung (ha)
|
Lịch
thời vụ
|
Chính
vụ
|
Rải
vụ
|
DT
(ha)
|
Thời gian thu hoạch
|
Tỷ
lệ DT (%)
|
DT
(ha)
|
Thời gian thu hoạch
|
Tỷ
lệ DT (%)
|
I
|
ĐÔNG NAM BỘ
|
12.800
|
12.800
|
T6-T7
|
100
|
-
|
-
|
-
|
II
|
ĐBSCL
|
5.500
|
2.750
|
|
|
2.750
|
|
|
1
|
Bến Tre
|
4.000
|
2.000
|
T7-T8
|
50
|
2.000
|
T11 - T4 năm sau
|
50
|
2
|
Vĩnh Long
|
1.000
|
500
|
500
|
3
|
Tiền Giang
|
500
|
250
|
250
|
|
Các tỉnh khác
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Phụ lục 2.4: Lịch thời vụ - cây sầu riêng
TT
|
Địa
phương
|
DT
trồng tập trung (ha)
|
Lịch
thời vụ
|
Chính
vụ
|
Rải
vụ
|
DT
(ha)
|
Thời gian thu hoạch
|
Tỷ
lệ DT (%)
|
DT
(ha)
|
Thời gian thu hoạch
|
Tỷ
lệ DT (%)
|
I
|
ĐÔNG NAM BỘ
|
4.800
|
4.500
|
T6-T8
|
100
|
-
|
-
|
-
|
II
|
ĐBSCL
|
10.500
|
5.250
|
|
|
5.250
|
|
|
1
|
Tiền Giang
|
6.500
|
3.250
|
T4-T6
|
50
|
3.250
|
T10 - T3 năm sau
|
50
|
2
|
Vĩnh Long
|
2.000
|
1.000
|
1000
|
3
|
Bến Tre
|
2.000
|
1.000
|
1.000
|
|
Các tỉnh khác
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Phụ lục 2.5: Lịch thời vụ - cây nhãn
TT
|
Địa
phương
|
DT
trồng tập trung (ha)
|
Lịch
thời vụ
|
Chính
vụ
|
Rải
vụ
|
DT
(ha)
|
Thời gian thu hoạch
|
Tỷ
lệ DT (%)
|
DT
(ha)
|
Thời gian thu hoạch
|
Tỷ
lệ DT (%)
|
I
|
ĐÔNG NAM BỘ
|
3.500
|
3.500
|
T7-T8
|
100
|
-
|
-
|
-
|
II
|
ĐBSCL
|
26.300
|
13.150
|
|
|
13.150
|
|
|
1
|
Vĩnh Long
|
9.000
|
4.500
|
T7-T8
|
50
|
4.500
|
T10-T4
năm sau
|
50
|
2
|
Tiền Giang
|
4.500
|
2.250
|
2.250
|
3
|
Bến Tre
|
4.800
|
2.400
|
2.400
|
4
|
Đồng Tháp
|
4.000
|
2.000
|
2.000
|
5
|
Sóc Trăng
|
3.000
|
1.500
|
1.500
|
6
|
Cần Thơ
|
1.000
|
500
|
500
|
|
Các tỉnh khác
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|