Quyết định 5392/QĐ-BNN-TT năm 2016 phê duyệt Quy hoạch vùng trồng cây thanh long đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 5392/QĐ-BNN-TT
Ngày ban hành 26/12/2016
Ngày có hiệu lực 26/12/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Lê Quốc Doanh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5392/QĐ-BNN-TT

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG TRỒNG CÂY THANH LONG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch vùng trồng cây thanh long đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH

1. Phát triển cây thanh long đạt hiệu quả cao và bền vững, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Quy mô và vùng trồng cây thanh long phải phù hợp yêu cầu của thị trường và yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây thanh long; đồng thời, phải xem xét đến khả năng cạnh tranh về hiệu quả kinh tế, xã hội với các cây trồng khác.

2. Phát triển cây thanh long trên cơ sở tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng trồng tập trung, có hạ tầng đồng bộ để áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu và người tiêu dùng trong nước.

3. Nhà nước tiếp tục tạo cơ chế, chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển trồng, chế biến, tiêu thụ cây thanh long ở những vùng sản xuất tập trung gắn với tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ tốt môi trường sinh thái, tạo cảnh quan phục vụ hoạt động du lịch và xây dựng nông thôn mới.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Đến năm 2025

- Diện tích trồng cây thanh long cả nước đến năm 2020 đạt 45.000 - 46.000 ha; năm 2025 đạt khoảng 48.000 - 48.500 ha, vùng trồng tập trung từ 44.000 - 44.500 ha, sản lượng 1,2 - 1,25 triệu tấn.

- Diện tích trồng thanh long áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến (VietGAP, GlobalGAP...) năm 2020 đạt 30%, đến năm 2025 đạt 40%.

- Kim ngạch xuất khẩu thanh long năm 2020 đạt 700 - 750 triệu USD, đến năm 2025 đạt 750 - 800 triệu USD.

2. Định hướng đến năm 2030

- Diện tích trồng thanh long cả nước đạt 48.500 - 49.000 ha; trong đó, vùng trồng tập trung 44.000 - 45.000 ha, năng suất bình quân đạt 30 - 31 tấn/ha, sản lượng đạt trên 1,3 triệu tấn.

- Diện tích trồng thanh long áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến (VietGAP, GlobalGAP...) đạt khoảng 50%.

- Kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt 850 - 900 triệu USD.

III. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH VÙNG TRỒNG THANH LONG

1. Năm 2020, diện tích trồng thanh long cả nước khoảng 45.000 - 46.000 ha; vùng tập trung khoảng 41.700 ha, phân bố ở các tỉnh như sau:

- Bình Thuận khoảng 28.000 ha, bao gồm: Thị xã La Gi 1.200 ha, Bắc Bình 2.600 ha, Hàm Thuận Bắc 9.500 ha, Hàm Thuận Nam 13.000 ha, Hàm Tân 1.000 ha, thành phố Phan Thiết 400 ha, Tuy Phong 300 ha.

- Long An khoảng 7.500 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành 7.000 ha, các huyện khác 500 ha.

- Tiền Giang khoảng 6.200 ha, bao gồm: Chợ Gạo 4.500 ha, Gò Công Tây 500 ha, Tân Phước 1.000 ha, các huyện khác 200 ha.

2. Năm 2025, diện tích trồng thanh long cả nước khoảng 48.000 - 48.500 ha; vùng tập trung khoảng 44.500 ha, trong đó:

- Bình Thuận khoảng 30.000 ha, chỉ mở rộng diện tích trồng thanh long tại huyện Bắc Bình (3.100 ha) và Hàm Thuận Nam (14.500 ha); các huyện khác giữ quy mô như năm 2020.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ