Quyết định 1640/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 344/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ” trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Số hiệu | 1640/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/10/2022 |
Ngày có hiệu lực | 10/10/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đắk Nông |
Người ký | Lê Trọng Yên |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1640/QĐ-UBND |
Đắk Nông, ngày 10 tháng 10 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”;
Căn cứ Kế hoạch số 3683/KH-BNN-TCLN ngày 09/6/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai thực hiện Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”;
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 19/8/2021 của Tỉnh ủy về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững; nâng cao tỷ lệ che phủ rừng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 06/9/2018 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2096/QĐ-UBND ngày 18/12/2018 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Đắk Nông;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 162/TTr-SNN ngày 30 tháng 9 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam; Giám đốc Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Post Bank; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Nông; Báo Đắk Nông; Giám đốc các đơn vị chủ rừng, các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 344/QĐ-TTG NGÀY 15/3/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MẮC CA GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2050” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Kèm theo Quyết định số 1640/QĐ-UBND ngày 10/10/2022 của UBND tỉnh Đắk Nông)
1. Mục tiêu chung
Tổ chức triển khai Đề án “Phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” theo Quyết định số 344/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 3683/KH-BNN-TCLN ngày 09/6/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chủ trương của Nhà nước, đảm bảo đồng bộ, phù hợp giữa quy định và thực tiễn; thúc đẩy phát triển cây Mắc ca theo hướng bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu diện tích trồng Mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 đạt 6.506 ha; dự kiến đến năm 2030 đạt khoảng 10.923 ha, tiềm năng phát triển đến năm 2050 đạt khoảng 13.105 ha.
- Phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 01 vườn cây đầu dòng cung ứng cây giống Mắc ca đáp ứng nhu cầu cây giống Mắc ca trên địa bàn tỉnh; định hướng vườn cây đầu dòng cung ứng cây giống Mắc ca tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Nông và Công ty Mắc ca Nữ Hoàng thuộc xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức.
- Hình thành và phát triển vùng sản xuất Mắc ca tập trung gắn với nhà máy chế biến, tiêu thụ sản phẩm; định hướng vùng sản xuất Mắc ca tập trung gắn với nhà máy chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn các huyện Tuy Đức, Đắk Glong.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1640/QĐ-UBND |
Đắk Nông, ngày 10 tháng 10 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”;
Căn cứ Kế hoạch số 3683/KH-BNN-TCLN ngày 09/6/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai thực hiện Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”;
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 19/8/2021 của Tỉnh ủy về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững; nâng cao tỷ lệ che phủ rừng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 06/9/2018 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2096/QĐ-UBND ngày 18/12/2018 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Đắk Nông;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 162/TTr-SNN ngày 30 tháng 9 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam; Giám đốc Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Post Bank; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Nông; Báo Đắk Nông; Giám đốc các đơn vị chủ rừng, các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 344/QĐ-TTG NGÀY 15/3/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MẮC CA GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2050” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Kèm theo Quyết định số 1640/QĐ-UBND ngày 10/10/2022 của UBND tỉnh Đắk Nông)
1. Mục tiêu chung
Tổ chức triển khai Đề án “Phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” theo Quyết định số 344/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 3683/KH-BNN-TCLN ngày 09/6/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chủ trương của Nhà nước, đảm bảo đồng bộ, phù hợp giữa quy định và thực tiễn; thúc đẩy phát triển cây Mắc ca theo hướng bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu diện tích trồng Mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 đạt 6.506 ha; dự kiến đến năm 2030 đạt khoảng 10.923 ha, tiềm năng phát triển đến năm 2050 đạt khoảng 13.105 ha.
- Phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 01 vườn cây đầu dòng cung ứng cây giống Mắc ca đáp ứng nhu cầu cây giống Mắc ca trên địa bàn tỉnh; định hướng vườn cây đầu dòng cung ứng cây giống Mắc ca tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Nông và Công ty Mắc ca Nữ Hoàng thuộc xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức.
- Hình thành và phát triển vùng sản xuất Mắc ca tập trung gắn với nhà máy chế biến, tiêu thụ sản phẩm; định hướng vùng sản xuất Mắc ca tập trung gắn với nhà máy chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn các huyện Tuy Đức, Đắk Glong.
II. Hình thức đầu tư, hỗ trợ đầu tư
1. Hình thức đầu tư
- Ban quản lý rừng, Công ty lâm nghiệp Nhà nước, tổ chức kinh tế (bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác) được Nhà nước giao đất để trồng rừng phòng hộ bằng vốn ngân sách Nhà nước hoặc bằng vốn tự đầu tư.
- Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất bằng cây Mắc ca, bằng vốn tự đầu tư.
- Các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất; cho thuê đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tự đầu tư hoặc liên kết hợp tác đầu tư trồng Mắc ca; chuyển đổi loài cây trồng không hiệu quả sang trồng cây Mắc ca; trồng xen Mắc ca trên diện tích đất đang trồng các loài cây công nghiệp (Cà phê, Tiêu, Chè,...).
2. Hỗ trợ đầu tư
- Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích liên kết sản xuất, tập trung đất đai để hình thành vùng trồng thâm canh cây Mắc ca tập trung; hỗ trợ phát triển Mắc ca thông qua lồng ghép tổ chức thực hiện các chương trình, đề án theo quy định của pháp luật (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án Phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2035...).
- Các tổ chức tín dụng (Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Post Bank,...): Triển khai các Chương trình hỗ trợ vay vốn ưu đãi đầu tư, mở rộng diện tích trồng, chăm sóc cây Mắc ca cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.
III. Kế hoạch phát triển Mắc ca
1. Thực trạng diện tích trồng Mắc ca
Đến thời điểm hiện nay, tổng diện tích trồng Mắc ca trên địa bàn tỉnh là 3.473 ha, cụ thể:
- Phân theo phương thức trồng: Diện tích trồng thuần loài tập trung là 786 ha, diện tích trồng xen kết hợp là 2.687 ha.
- Phân theo loại đất: Trồng trên đất nông nghiệp là 2.413 ha, trồng trên đất lâm nghiệp là 1.060 ha;
- Phân theo độ tuổi: Tuổi ≤ 4 (2.096 ha); tuổi 5 - 7 (813 ha); tuổi 8 - 10 (378 ha); tuổi > 10 (187 ha).
- Phân bố tập trung trên địa bàn các huyện: Tuy Đức, Đắk Glong, Krông Nô, Đắk R’lấp và Thành phố Gia Nghĩa. Riêng 02 huyện (Cư Jút và Đắk Mil) có điều kiện khí hậu không phù hợp để phát triển Mắc ca (Chi tiết tại Biểu 01 đính kèm).
2. Kế hoạch phát triển Mắc ca phân theo huyện/thành phố
Kế hoạch phát triển Mắc ca đến năm 2025 đạt khoảng 6.506 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Đức và Đắk Glong; phấn đấu đến năm 2030, đạt khoảng 10.923 ha, tiếp tục mở rộng diện tích trên địa bàn các huyện Tuy Đức, Krông Nô, Đắk R’lấp và các huyện khác; tầm nhìn đến năm 2050 đạt khoảng 13.105 ha, chi tiết tại biểu sau:
BIỂU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN MẮC CA PHÂN THEO HUYỆN/THÀNH PHỐ
STT |
UBND huyện/TP |
Giai đoạn 2022 - 2025 (ha) |
Giai đoạn 2022 - 2025 |
Dự kiến đến năm 2030 |
Tầm nhìn đến 2050 |
Ghi chú |
|||
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7=3+4+5+6) |
(8) |
(9) |
(10) |
1 |
TP. Gia Nghĩa |
130 |
20 |
20 |
25 |
195 |
224 |
424 |
|
2 |
Huyện Tuy Đức |
2.087 |
482 |
368 |
310 |
3.247 |
5.897 |
6.035 |
|
3 |
Huyện Đắk Glong |
652 |
170 |
182 |
563 |
1.566 |
1.780 |
2.204 |
|
4 |
Huyện Đắk Song |
502 |
53 |
84 |
81 |
720 |
720 |
840 |
|
5 |
Huyện Krông Nô |
27 |
13 |
132 |
172 |
344 |
1.245 |
2.258 |
|
6 |
Huyện Đắk R'lấp |
76 |
90 |
126 |
143 |
435 |
1.058 |
1.344 |
|
TỔNG |
3.473 |
827 |
912 |
1.294 |
6.506 |
10.923 |
13.105 |
|
3. Kế hoạch phát triển Mắc ca phân theo loại đất, phương thức trồng qua từng giai đoạn
3.1. Kế hoạch phát triển Mắc ca đến năm 2025: Tổng diện tích đạt 6.506 ha, cụ thể:
- Phân theo phương thức trồng: Diện tích trồng thuần loài tập trung là 1.660 ha, diện tích trồng xen (nông, lâm kết hợp) là 4.846 ha;
- Phân theo loại đất: Trồng trên đất nông nghiệp là 3.168 ha, trồng trên đất lâm nghiệp là 3.338 ha.
3.2. Dự kiến phát triển Mắc ca đến năm 2030: Tổng diện tích đạt khoảng 10.923 ha, trong đó:
- Phân theo phương thức trồng: Diện tích trồng thuần loài tập trung là 2.847 ha, diện tích trồng xen (nông, lâm kết hợp) là 8.076 ha;
- Phân theo loại đất: Trồng trên đất nông nghiệp là 4.322 ha, trồng trên đất lâm nghiệp là 6.601 ha.
3.3. Tiềm năng phát triển đến năm 2050: Tổng diện tích đạt khoảng 13.105 ha, trong đó:
- Phân theo phương thức trồng: Diện tích trồng thuần loài tập trung là 3.925 ha, diện tích trồng xen (nông, lâm kết hợp) là 9.528 ha;
- Phân theo loại đất: Trồng trên đất nông nghiệp là 5.209 ha, trồng trên đất lâm nghiệp là 7.895 ha.
(Chi tiết tại Biểu 02 đính kèm).
4. Quy mô quỹ đất và định hướng phát triển
4.1. Phát triển Mắc ca trên đất lâm nghiệp
- Phát triển Mắc ca theo phương thức trồng thuần loài trên diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng, quy hoạch rừng sản xuất; theo phương thức trồng xen Mắc ca với loài cây trồng công nghiệp, lâm nghiệp khác trên đất chưa có rừng quy hoạch rừng phòng hộ; đảm bảo phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây Mắc ca và quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất từng giai đoạn.
- Quỹ đất phát triển Mắc ca trên đất lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030 khoảng 6.601 ha (gồm: 6.387 ha trồng trên đất quy hoạch rừng sản xuất; 214 ha trồng trên quy hoạch rừng phòng hộ); tầm nhìn đến năm 2050 đạt khoảng 7.895 ha; vùng trồng phân bổ tại các huyện: Tuy Đức, Đắk Glong, Krông Nô, Đắk R’lấp và Thành phố Gia Nghĩa.
4.2. Phát triển Mắc ca trên đất nông nghiệp
- Trên diện tích đất đang trồng các loài cây công nghiệp (Cà phê, Tiêu, Chè,...); theo phương thức trồng xen hoặc chuyển đổi loài cây sang trồng thuần Mắc ca, gắn với việc liên kết sản xuất, tập trung đất đai để hình thành vùng trồng Mắc ca tập trung.
- Quỹ đất phát triển Mắc ca trên đất nông nghiệp trong giai đoạn 2021- 2030 khoảng 4.322 ha; tầm nhìn đến năm 2050 khoảng 5.209 ha (bao gồm cả phương thức trồng thuần và trồng xen); trên địa bàn các huyện: Tuy Đức, Krông Nô, Đắk Glong, Đắk R’lấp, Đắk Song và Thành phố Gia Nghĩa.
(Chi tiết tại Biểu 03, 04 đính kèm).
5. Phát triển cơ sở sản xuất, cung ứng giống Mắc ca trên địa bàn tỉnh đảm bảo nguồn gốc, chất lượng; định hướng 01 vườn cây đầu dòng tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Nông[1] và 01 vườn cây đầu dòng tại Dự án trồng Mắc ca của Công ty Mắc ca Nữ Hoàng thuộc xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức.
6. Hình thành và phát triển vùng sản xuất Mắc ca tập trung; hướng đến công nhận vùng Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (tại các Bon: Bup Răng 1, Bup Răng 2, Đắk Huýt, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức).
1. Công tác triển khai
Tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” và Kế hoạch số 3683/KH-BNN-TCLN ngày 09/6/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai thực hiện Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ Mắc ca đến người dân địa phương; tuyên truyền, hướng dẫn người dân lựa chọn, sử dụng giống cây Mắc ca có chất lượng.
Tăng cường công tác quản lý giống Mắc ca đảm bảo chặt chẽ về tiêu chuẩn, nguồn gốc xuất xứ, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh giống.
Xây dựng chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển Mắc ca hằng năm và từng giai đoạn 5 năm từ các nguồn vốn huy động của người dân, doanh nghiệp và chương trình, dự án. Tổ chức sơ kết 5 năm để đánh giá kết quả thực hiện; rà soát, đánh giá, xác định quy mô quỹ đất phù hợp phát triển Mắc ca trong giai đoạn tiếp theo; xác định những vấn đề tồn tại, hạn chế và đề ra giải pháp triển khai hiệu quả, đảm bảo tính khả thi trong từng giai đoạn.
Tích hợp kế hoạch phát triển Mắc ca vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất từng giai đoạn; làm cơ sở xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển bền vững cây Mắc ca và thu hút đầu tư.
2. Cơ chế, chính sách: Tổ chức thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện có; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, nhà khoa học đầu tư nghiên cứu, phát triển cây Mắc ca theo hướng bền vững. Xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng khuyến khích liên kết sản xuất, tập trung đất đai để hình thành vùng trồng thâm canh cây Mắc ca tập trung.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở, nhà máy chế biến sâu gắn với vùng trồng nguyên liệu; trên cơ sở đánh giá tiềm năng, năng lực đầu tư, quỹ đất phù hợp, hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và nhu cầu thị trường.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đơn vị đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ về giống cây Mắc ca phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn.
3. Khoa học công nghệ: Tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ khoa học công nghệ về nghiên cứu, phát triển Mắc ca hiện có; xây dựng và triển khai các đề tài khoa học và công nghệ phục vụ phát triển Mắc ca trong thời gian tới. Ứng dụng quy trình sản xuất Mắc ca theo hướng công nghệ cao, theo tiêu chuẩn (VietGAP, GlobalGAP,...), nông nghiệp hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm Mắc ca chất lượng, an toàn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
4. Tổ chức sản xuất: Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển Mắc ca cả về chiều rộng và chiều sâu; đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động và tăng cường năng lực cho hợp tác xã, tổ hợp tác.
Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất Mắc ca, hoặc thông qua cầu nối hợp tác xã và tổ hợp tác theo hình thức liên kết hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hình thành vùng trồng thâm canh cây Mắc ca tập trung.
5. Hợp tác phát triển
Triển khai hiệu quả Chương trình hợp tác phát triển cây Mắc ca giữa UBND tỉnh Đắk Nông với Hiệp hội Mắc ca Việt Nam; phát huy vai trò của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, là cầu nối gắn kết chặt chẽ giữa các hộ dân và doanh nghiệp trong phát triển sản xuất Mắc ca theo chuỗi giá trị; hỗ trợ vay vốn, cung ứng dịch vụ giống và phân bón, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển Mắc ca hiệu quả, bền vững; tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn và chuyển giao khoa học, kỹ thuật về phát triển Mắc ca cho người dân, doanh nghiệp; hỗ trợ Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm Mắc ca, gắn với chỉ dẫn địa lý; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm Mắc ca chế biến sâu vào thị trường các nước; tăng cường hợp tác chuyển giao khoa học công nghệ về giống, quy trình canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm Mắc ca.
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành Trung ương trong việc xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách thực hiện Đề án.
6. Nguồn vốn thực hiện
Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển bền vững Mắc ca theo hướng xã hội hóa; chủ yếu là vốn đầu tư của doanh nghiệp, người dân và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm Mắc ca.
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển Mắc ca thông qua lồng ghép tổ chức thực hiện các chương trình, đề án theo quy định pháp luật; hỗ trợ đầu tư nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất, mở rộng thị trường, trồng rừng thay thế.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch này và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện. Tham mưu UBND tỉnh phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành Trung ương trong việc xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách thực hiện Đề án.
b) Tổ chức sơ kết 5 năm để đánh giá kết quả thực hiện; phối hợp UBND các huyện, thành phố rà soát, đánh giá, xác định quy mô quỹ đất phù hợp phát triển Mắc ca trong giai đoạn tiếp theo; xác định những vấn đề tồn tại, hạn chế và đề ra giải pháp triển khai hiệu quả, đảm bảo tính khả thi trong từng giai đoạn.
c) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng khuyến khích liên kết sản xuất, tập trung đất đai để hình thành vùng trồng thâm canh cây Mắc ca tập trung.
d) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ Mắc ca; kết nối, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Mắc ca giữa người dân với doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư, phát triển Mắc ca theo chuỗi giá trị, chế biến sâu, gắn với thị trường tiêu thụ. Lồng ghép Kế hoạch này với việc triển khai các chính sách về nông nghiệp, nông thôn.
e) Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa triển khai công tác quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây Mắc ca theo quy định tại Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
2. UBND các huyện, thành phố
a) Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ Mắc ca đến người dân địa phương; hướng dẫn người dân lựa chọn, sử dụng giống cây Mắc ca có chất lượng; không trồng cây giống thực sinh và các giống chưa được công nhận; chỉ trồng cây giống được nhân bằng phương pháp vô tính (cây ghép) từ các dòng có năng suất, chất lượng cao đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.
b) Chủ động rà soát, bố trí quy hoạch quỹ đất phục vụ thu hút đầu tư các nhà máy chế biến Mắc ca; kết nối, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành mô hình liên kết sản xuất, gắn với chế biến tiêu thụ Mắc ca trên địa bàn quản lý. Đến năm 2025, UBND các huyện Tuy Đức, Đắk Glong hình thành vùng trồng Mắc ca tập trung gắn với Nhà máy chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
c) Chủ động triển khai mô hình khảo nghiệm phát triển cây Mắc ca trên địa bàn huyện; phối hợp với Hiệp hội Mắc ca Việt Nam khảo sát, đánh giá thực trạng, để xác định vùng đủ điều kiện phát triển cây Mắc ca, làm cơ sở khuyến cáo người dân mở rộng diện tích trồng mới cây Mắc ca; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia mô hình liên kết sản xuất Mắc ca theo chuỗi giá trị ở những vùng khí hậu thích hợp.
d) Tập trung phối hợp, hỗ trợ đơn vị chủ rừng (Ban quản lý rừng, Công ty lâm nghiệp, Doanh nghiệp,...) tuyên truyền, vận động người dân tham gia trồng Mắc ca trên diện tích đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm và tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị chủ rừng thực hiện trồng cây Mắc ca trên đất rừng phòng hộ bằng nguồn tiền trồng rừng thay thế.
3. Sở Khoa học và Công nghệ: Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai Chương trình của Tỉnh ủy về đẩy mạnh Khoa học công nghệ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2022 - 2030, định hướng đến 2045 (gồm các nội dung nghiên cứu, phát triển cây Mắc ca như: Nghiên cứu, tuyển chọn bộ giống Mắc ca phù hợp theo hướng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, chống chịu sâu bệnh hại, thích nghi các tiểu vùng sinh thái; xây dựng vườn cây đầu dòng, vườn ươm cây giống Mắc ca với quy mô phù hợp nhu cầu trồng, đảm bảo chủ động và cung ứng đủ cây giống chất lượng tốt cho trồng mới trên địa bàn;...).
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, tham mưu cấp thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách thu hút, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định pháp luật; tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn đầu tư công để đầu tư cơ sở hạ tầng đến các vùng phát triển bền vững Mắc ca theo quy định pháp luật về đầu tư công.
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích hợp vùng trồng Mắc ca vào quy hoạch tỉnh, làm cơ sở xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển bền vững cây Mắc ca.
5. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, huy động các nguồn vốn, tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển Mắc ca thông qua lồng ghép tổ chức thực hiện các chương trình, đề án theo quy định pháp luật.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa bố trí quỹ đất phục vụ thu hút đầu tư các nhà máy chế biến, tiêu thụ Mắc ca trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm.
7. Hiệp hội Mắc ca Việt Nam: Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương triển khai Bản ghi nhớ ký kết ngày 02/6/2021 về việc hợp tác phát triển Mắc ca giữa UBND tỉnh Đắk Nông với Hiệp hội Mắc ca Việt Nam.
8. Các tổ chức tín dụng (Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Post Bank,...): Tăng cường triển khai các Chương trình hỗ trợ vay vốn ưu đãi để đầu tư mở rộng diện tích trồng, chăm sóc cây Mắc ca cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Hiệp hội Mắc ca Việt Nam triển khai Hội thảo, tư vấn vay đầu tư phát triển Mắc ca.
9. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh: Cân đối, tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn tiền trồng rừng thay thế để hỗ trợ Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty Lâm nghiệp Nhà nước thực hiện trồng xen canh Mắc ca với các loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp trên đất chưa có rừng quy hoạch rừng phòng hộ, đảm bảo đúng quy định hiện hành.
10. Sở Công Thương: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xúc tiến thương mại, quảng bá và tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước đối với sản phẩm Mắc ca.
11. Các đơn vị chủ rừng, các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh: Tùy theo đặc điểm của từng đơn vị và điều kiện vùng sinh thái phù hợp, khuyến khích lựa chọn giống cây Mắc ca đưa vào trong tập trung trên đất trống quy hoạch rừng sản xuất; trồng xen canh Mắc ca với các loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp trên đất chưa có rừng quy hoạch rừng phòng hộ; đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ sản phẩm Mắc ca và tham gia thực hiện chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ Mắc ca bền vững.
12. Các lực lượng chức năng (Công an nhân dân, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành, Kiểm lâm, Bộ đội Biên phòng, UBND cấp huyện/xã): Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giống cây trồng lâm nghiệp nói chung, giống cây Mắc ca nói riêng theo thẩm quyền (quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi và Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp); đồng thời, công bố công khai để người dân biết, lựa chọn sử dụng giống tại những cơ sở đảm bảo chất lượng.
(Chi tiết tại Phụ lục phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch)
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; tham mưu UBND tỉnh đôn đốc, chỉ đạo, tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch trong từng giai đoạn 5 năm; kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc và đề xuất phương hướng giải quyết, trường hợp cần thiết, đôn đốc, hướng dẫn triển khai; hàng năm, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và báo cáo đột xuất khi có văn bản yêu cầu.
2. Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa, các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao triển khai thực hiện Kế hoạch này; hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh; kịp thời trao đổi những vấn đề phát sinh, tăng cường công tác phối hợp, thông tin báo cáo kết quả thực hiện trong trường hợp cần thiết.
3. Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được giao, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa hàng năm xây dựng kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu cho UBND cấp xã tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.
4. Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Nông, Báo Đắk Nông: Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan để đưa tin, bài viết về việc triển khai thực hiện Đề án “Phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ ” trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
BIỂU 01: DIỆN TÍCH TRỒNG MẮC CA PHÂN THEO ĐỘ TUỔI VÀ PHƯƠNG THỨC TRỒNG
STT |
Nội dung |
Diện tích trồng phân theo độ tuổi (ha) |
Ghi chú |
||||
Tổng |
Tuổi ≤ 4 |
Tuổi 5 - 7 |
Tuổi 8 -10 |
Tuổi > 10 |
|
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
Tổng |
3.473 |
2.096 |
813 |
378 |
187 |
|
|
I |
Trên đất Nông nghiệp |
2.413 |
1.356 |
493 |
378 |
187 |
|
1 |
Trồng thuần loài |
372 |
181 |
154 |
24 |
13 |
|
2 |
Trồng xen |
2.041 |
1.175 |
339 |
353 |
174 |
|
II |
Trên đất Lâm nghiệp |
1.060 |
740 |
320 |
- |
- |
|
1 |
Trồng thuần loài |
414 |
232 |
183 |
- |
- |
|
2 |
Trồng xen |
646 |
509 |
137 |
- |
- |
|
Thành phố Gia Nghĩa |
130 |
129 |
|
|
|
|
|
I |
Trên đất Nông nghiệp |
75 |
75 |
|
|
|
|
1 |
Trồng thuần loài |
14 |
14 |
|
|
|
|
2 |
Trồng xen |
61 |
61 |
|
|
|
|
II |
Trên đất Lâm nghiệp |
54 |
54 |
|
|
|
|
1 |
Trồng thuần loài |
3 |
3 |
|
|
|
|
2 |
Trồng xen |
51 |
51 |
|
|
|
|
Huyện Krông Nô |
27 |
12 |
15 |
- |
- |
|
|
I |
Trên đất Nông nghiệp |
27 |
12 |
15 |
- |
- |
|
1 |
Trồng thuần loài |
12 |
7 |
5 |
|
|
|
2 |
Trồng xen |
15 |
5 |
10 |
|
|
|
II |
Trên đất Lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
Huyện Tuy Đức |
2.087 |
1.114 |
425 |
368 |
180 |
|
|
I |
Trên đất Nông nghiệp |
1.690 |
728 |
414 |
368 |
180 |
|
1 |
Trồng thuần loài |
342 |
158 |
147 |
24 |
13 |
|
2 |
Trồng xen |
1.348 |
570 |
267 |
343 |
168 |
|
II |
Trên đất Lâm nghiệp |
397 |
386 |
11 |
- |
- |
|
1 |
Trồng thuần loài |
232 |
228 |
4 |
|
|
|
2 |
Trồng xen |
165 |
158 |
7 |
|
|
|
Huyện Đắk Song |
502 |
457 |
45 |
- |
- |
|
|
I |
Trên đất Nông nghiệp |
502 |
457 |
45 |
|
|
|
1 |
Trồng thuần loài |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng xen |
502 |
457 |
45 |
|
|
|
II |
Trên đất Lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
1 |
Trồng thuần loài |
|
|
|
|
|
|
2 |
Trồng xen |
|
|
|
|
|
|
Huyện Đắk R'lấp |
76 |
43 |
17 |
10 |
7 |
|
|
I |
Trên đất Nông nghiệp |
76 |
43 |
17 |
10 |
7 |
|
1 |
Trồng thuần loài |
2 |
2 |
|
|
|
|
2 |
Trồng xen |
75 |
42 |
17 |
10 |
7 |
|
II |
Trên đất Lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
Huyện Đắk Glong |
652 |
340 |
312 |
- |
- |
|
|
I |
Trên đất Nông nghiệp |
43 |
40 |
3 |
- |
- |
|
1 |
Trồng thuần loài |
3 |
|
3 |
|
|
|
2 |
Trồng xen |
40 |
40 |
|
|
|
|
II |
Trên đất Lâm nghiệp |
609 |
300 |
309 |
- |
- |
|
1 |
Trồng thuần loài |
179 |
|
179 |
|
|
|
2 |
Trồng xen |
430 |
300 |
130 |
|
|
|
BIỂU 02: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN MẮC CA PHÂN THEO LOẠI ĐẤT, PHƯƠNG THỨC TRỒNG
STT |
Nội dung |
Giai đoạn 2022 - 2025 (ha) |
Dự kiến đến năm 2030 |
Tầm nhìn đến 2050 |
Ghi chú |
||||
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Tổng giai đoạn 2022- 2025 |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
TỔNG |
3.473 |
827 |
912 |
1.294 |
6.506 |
10.923 |
13.105 |
|
|
1 |
Tổng diện tích trồng trên đất nông nghiệp |
2.237 |
294 |
299 |
339 |
3.168 |
4.322 |
5.209 |
|
- |
Trồng thuần loài tập trung |
523 |
18 |
31 |
33 |
605 |
825 |
1.009 |
|
- |
Trồng xen canh (nông, lâm kết hợp) |
1.714 |
276 |
268 |
305 |
2.563 |
3.497 |
4.548 |
|
2 |
Tổng diện tích trồng trên đất lâm nghiệp |
1.237 |
534 |
614 |
955 |
3.338 |
6.601 |
7.895 |
|
- |
Đất quy hoạch rừng sản xuất |
1.142 |
513 |
589 |
939 |
3.182 |
6.387 |
7.596 |
|
+ |
Trồng thuần loài tập trung |
269 |
188 |
178 |
388 |
1.022 |
1.979 |
2.823 |
|
+ |
Trồng xen canh |
812 |
255 |
331 |
470 |
1.868 |
4.009 |
4.374 |
|
- |
Đất quy hoạch rừng phòng hộ |
94 |
21 |
25 |
16 |
156 |
214 |
299 |
|
+ |
Trồng thuần loài tập trung |
3 |
10 |
10 |
10 |
33 |
43 |
93 |
|
+ |
Trồng xen canh |
152 |
81 |
95 |
87 |
415 |
571 |
606 |
|
Thành phố Gia Nghĩa |
130 |
20 |
20 |
25 |
195 |
224 |
424 |
|
|
I |
Trồng trên đất nông nghiệp |
75 |
10 |
10 |
15 |
110 |
130 |
280 |
|
- |
Trồng thuần loài tập trung |
14 |
|
|
|
14 |
14 |
44 |
|
- |
Trồng xen canh (nông, lâm kết hợp) |
61 |
10 |
10 |
15 |
96 |
116 |
236 |
|
2 |
Trồng trên đất lâm nghiệp |
54 |
10 |
10 |
10 |
84 |
94 |
144 |
|
- |
Đất quy hoạch rừng sản xuất |
|
|
|
|
- |
|
|
|
- |
Đất quy hoạch rừng phòng hộ |
54 |
10 |
10 |
10 |
84 |
94 |
144 |
|
+ |
Trồng thuần loài tập trung |
3 |
10 |
10 |
10 |
33 |
43 |
93 |
|
+ |
Trồng xen canh |
51 |
|
|
|
51 |
51 |
51 |
|
Huyện Krông Nô |
27 |
13 |
132 |
172 |
344 |
1.245 |
2.258 |
|
|
1 |
Trồng trên đất nông nghiệp |
27 |
13 |
15 |
25 |
80 |
285 |
538 |
|
- |
Trồng thuần loài tập trung |
12 |
3 |
5 |
10 |
30 |
115 |
215 |
|
- |
Trồng xen canh (nông, lâm kết hợp) |
15 |
10 |
10 |
15 |
50 |
170 |
323 |
|
2 |
Trồng trên đất lâm nghiệp |
- |
- |
117 |
147 |
264 |
960 |
1.720 |
|
- |
Đất quy hoạch rừng sản xuất |
|
|
117 |
147 |
264 |
960 |
1.720 |
|
+ |
Trồng thuần loài tập trung |
|
|
75 |
90 |
165 |
590 |
1.090 |
|
+ |
Trồng xen canh (nông, lâm kết hợp) |
|
|
42 |
57 |
99 |
370 |
630 |
|
- |
Đất quy hoạch rừng phòng hộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
Huyện Tuy Đức |
2.087 |
482 |
368 |
310 |
3.247 |
5.897 |
6.035 |
|
|
1 |
Trồng trên đất nông nghiệp |
1.575 |
170 |
95 |
68 |
1.907 |
2.252 |
2.252 |
|
- |
Trồng thuần loài tập trung |
493 |
12 |
12 |
9 |
526 |
571 |
600 |
|
- |
Trồng xen canh (nông, lâm kết hợp) |
1.082 |
159 |
83 |
58 |
1.381 |
1.681 |
2.000 |
|
2 |
Trồng trên đất lâm nghiệp |
512 |
312 |
273 |
242 |
1.340 |
3.645 |
3.782 |
|
- |
Đất quy hoạch rừng sản xuất |
512 |
312 |
273 |
242 |
1.339 |
3.645 |
3.782 |
|
+ |
Trồng thuần loài tập trung |
90 |
84 |
93 |
50 |
316 |
856 |
1.024 |
|
+ |
Trồng xen canh |
422 |
228 |
180 |
193 |
1.023 |
2.789 |
2.758 |
|
- |
Đất quy hoạch rừng phòng hộ |
|
|
|
|
- |
- |
- |
|
Huyện Đắk Song |
502 |
53 |
84 |
81 |
720 |
720 |
840 |
|
|
1 |
Trồng trên đất nông nghiệp |
502 |
53 |
84 |
81 |
720 |
720 |
840 |
|
- |
Trồng thuần loài tập trung |
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Trồng xen canh (nông, lâm kết hợp) |
502 |
53 |
84 |
81 |
720 |
720 |
840 |
|
2 |
Trồng trên đất lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
Huyện Đắk R'lấp |
76 |
90 |
126 |
143 |
435 |
1.058 |
1.344 |
|
|
1 |
Trồng trên đất nông nghiệp |
16 |
20 |
46 |
62 |
143 |
658 |
944 |
|
- |
Trồng thuần loài tập trung |
2 |
2 |
10 |
12 |
26 |
100 |
110 |
|
- |
Trồng xen canh (nông, lâm kết hợp) |
14 |
18 |
36 |
50 |
118 |
558 |
834 |
|
2 |
Trồng trên đất lâm nghiệp |
61 |
70 |
80 |
81 |
292 |
400 |
400 |
|
- |
Đất quy hoạch rừng sản xuất |
61 |
70 |
80 |
81 |
292 |
400 |
400 |
|
+ |
Trồng thuần loài tập trung |
|
|
|
|
|
|
|
|
+ |
Trồng xen canh (nông, lâm kết hợp) |
61 |
70 |
80 |
81 |
292 |
400 |
400 |
|
Huyện Đắk Glong |
652 |
170 |
182 |
563 |
1.566 |
1.780 |
2.204 |
|
|
1 |
Trồng trên đất nông nghiệp |
43 |
28 |
49 |
88 |
207 |
277 |
355 |
|
- |
Trồng thuần loài tập trung |
3 |
2 |
4 |
2 |
10 |
26 |
40 |
|
- |
Trồng xen canh (nông, lâm kết hợp) |
40 |
27 |
45 |
86 |
198 |
252 |
315 |
|
2 |
Trồng trên đất lâm nghiệp |
609 |
142 |
134 |
475 |
1.359 |
1.503 |
1.849 |
|
- |
Đất quy hoạch rừng sản xuất |
569 |
131 |
119 |
469 |
1.287 |
1.383 |
1.694 |
|
+ |
Trồng thuần loài tập trung |
179 |
104 |
10 |
248 |
541 |
533 |
709 |
|
+ |
Trồng xen canh |
390 |
27 |
109 |
221 |
746 |
850 |
986 |
|
- |
Đất quy hoạch rừng phòng hộ |
40 |
11 |
15 |
6 |
72 |
120 |
155 |
|
+ |
Trồng thuần loài tập trung |
|
|
|
|
- |
|
|
|
+ |
Trồng xen canh |
40 |
11 |
15 |
6 |
72 |
120 |
155 |
|
BIỂU 03: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN MẮC CA PHÂN THEO XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
STT |
UBND xã/ Phường/Thị trấn |
Giai đoạn 2022 - 2025 |
Tổng giai đoạn 2022 - 2025 |
Dự kiến đến năm 2030 |
Tầm nhìn đến 2050 |
Ghi chú |
|||
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7=3+4+5+6) |
(8) |
(9) |
(10) |
TỔNG |
3.473 |
827 |
912 |
1.294 |
6.506 |
10.923 |
13.105 |
|
|
I |
TP. Gia Nghĩa |
130 |
20 |
20 |
25 |
195 |
225 |
425 |
|
1 |
P. Quảng Thành |
14 |
10 |
10 |
12 |
46 |
66 |
166 |
|
2 |
P. Nghĩa Trung |
2 |
|
|
|
2 |
2 |
2 |
|
3 |
P. Nghĩa Đức |
5 |
|
|
|
5 |
5 |
5 |
|
4 |
P. Nghĩa Phú |
1 |
|
|
|
1 |
1 |
1 |
|
5 |
Xã Đắk Nia |
68 |
10 |
10 |
13 |
101 |
111 |
211 |
|
6 |
Xã Đắk Ha |
41 |
|
|
|
41 |
41 |
41 |
|
H |
Huyện Krông Nô |
27 |
13 |
132 |
172 |
344 |
1.245 |
2.258 |
|
1 |
Đắk Sôr |
|
|
|
|
- |
14 |
19 |
|
2 |
Nam Xuân |
6 |
2 |
2 |
5 |
15 |
40 |
80 |
|
3 |
Nam Đà |
|
|
2 |
2 |
4 |
13 |
33 |
|
4 |
Tân Thành |
10 |
5 |
2 |
12 |
29 |
84 |
124 |
|
5 |
Đắk Mâm |
2 |
1 |
|
|
3 |
3 |
5 |
|
6 |
Nâm Nung |
5 |
|
3 |
5 |
13 |
48 |
88 |
|
7 |
Đắk Drô |
|
2 |
9 |
9 |
20 |
52 |
72 |
|
8 |
Buôn Choah |
|
1 |
2 |
2 |
5 |
15 |
20 |
|
9 |
Nâm N’Đir |
|
|
|
2 |
2 |
18 |
38 |
|
10 |
Đức Xuyên |
|
|
30 |
30 |
60 |
220 |
430 |
|
11 |
Đắk Nang |
|
|
30 |
30 |
60 |
220 |
390 |
|
12 |
Quảng Phú |
5 |
2 |
52 |
75 |
134 |
519 |
959 |
|
III |
Huyện Tuy Đức |
2.087 |
482 |
368 |
310 |
3.247 |
5.897 |
6.035 |
|
1 |
Các đơn vị kinh tế quốc phòng |
83 |
3 |
1 |
1 |
87 |
100 |
100 |
|
2 |
Xã Quảng Trực |
1.152 |
161 |
177 |
111 |
1.600 |
2.617 |
2.560 |
|
3 |
Xã Đắk Buk So |
253 |
75 |
55 |
44 |
426 |
832 |
888 |
|
4 |
Xã Đắk R'tih |
148 |
33 |
33 |
12 |
227 |
672 |
800 |
|
5 |
Xã Quảng Tân |
32 |
12 |
0 |
3 |
47 |
58 |
70 |
|
6 |
Xã Quảng Tâm |
285 |
168 |
71 |
111 |
634 |
1.268 |
1.268 |
|
7 |
Xã Đắk Ngo |
135 |
31 |
31 |
31 |
228 |
350 |
350 |
|
IV |
Huyện Đắk Song |
502 |
53 |
84 |
81 |
720 |
720 |
840 |
|
1 |
TT Đức An |
18 |
1 |
1 |
- |
20 |
20 |
20 |
|
2 |
Nam Bình |
31 |
10 |
20 |
19 |
80 |
80 |
100 |
|
3 |
Thuận Hà |
75 |
11 |
17 |
17 |
120 |
120 |
150 |
|
4 |
Thuận Hạnh |
269 |
3 |
4 |
4 |
280 |
280 |
300 |
|
5 |
Đắk Mol |
- |
3 |
4 |
3 |
10 |
10 |
15 |
|
6 |
Đắk Hòa |
7 |
5 |
9 |
9 |
30 |
30 |
40 |
|
7 |
Đắk N'drung |
15 |
5 |
10 |
10 |
40 |
40 |
50 |
|
8 |
Nâm N'jang |
30 |
5 |
10 |
10 |
55 |
55 |
65 |
|
9 |
Trường Xuân |
57 |
10 |
9 |
9 |
85 |
85 |
100 |
|
V |
Huyện Đắk R’lấp |
76 |
90 |
126 |
143 |
435 |
1.058 |
1.344 |
|
1 |
Xã Nghĩa Thắng |
16 |
19 |
20 |
22 |
77 |
101 |
151 |
|
2 |
Xã Đắk Sin |
26 |
26 |
27 |
30 |
109 |
322 |
367 |
|
3 |
Xã Hưng Bình |
5 |
6 |
8 |
5 |
23 |
29 |
42 |
|
4 |
Xã Nhân Đạo |
11 |
12 |
15 |
18 |
56 |
217 |
253 |
|
5 |
Xã Đạo Nghĩa |
2 |
7 |
20 |
30 |
59 |
148 |
171 |
|
6 |
Xã Đắk Wer |
18 |
20 |
36 |
38 |
112 |
243 |
361 |
|
VI |
Huyện Đắk Glong |
652 |
170 |
182 |
563 |
1.566 |
1.780 |
2.204 |
|
1 |
Quảng Sơn |
160 |
38 |
42 |
132 |
372 |
423 |
523 |
|
2 |
Quảng Khê |
311 |
46 |
50 |
300 |
707 |
800 |
989 |
|
3 |
Đắk Ha |
61 |
25 |
26 |
36 |
148 |
168 |
208 |
|
4 |
Đắk Som |
42 |
19 |
20 |
35 |
116 |
131 |
164 |
|
5 |
Đắk R’Măng |
30 |
17 |
18 |
19 |
84 |
95 |
121 |
|
6 |
Đắk Plao |
8 |
8 |
9 |
21 |
46 |
54 |
65 |
|
7 |
Quảng Hòa |
40 |
17 |
18 |
20 |
95 |
108 |
134 |
|
BIỂU 04: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN MẮC CA PHÂN THEO HUYỆN/THÀNH PHỐ
STT |
UBND huyện/TP |
Giai đoạn 2022 - 2025 |
Tổng giai đoạn 2022 - 2025 |
Dự kiến đến năm 2030 |
Tầm nhìn đến 2050 |
Ghi chú |
|||
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7=3+4+5+6) |
(8) |
(9) |
(10) |
1 |
Thành phố Gia Nghĩa |
130 |
20 |
20 |
25 |
195 |
224 |
424 |
|
2 |
Huyện Tuy Đức |
2.087 |
482 |
368 |
310 |
3.247 |
5.897 |
6.035 |
|
3 |
Huyện Đắk Glong |
652 |
170 |
182 |
563 |
1.566 |
1.780 |
2.204 |
|
4 |
Huyện Đắk Song |
502 |
53 |
84 |
81 |
720 |
720 |
840 |
|
5 |
Huyện Krông Nô |
27 |
13 |
132 |
172 |
344 |
1.245 |
2.258 |
|
6 |
Huyện Đắk R'lấp |
76 |
90 |
126 |
143 |
435 |
1.058 |
1.344 |
|
TỔNG |
3.473 |
827 |
912 |
1.294 |
6.506 |
10.923 |
13.105 |
|
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
STT |
Nội dung nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian hoàn thành |
1 |
Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện. Tham mưu UBND tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành Trung ương trong việc xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách thực hiện Đề án. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa, các đơn vị liên quan |
Thường xuyên |
2 |
Tổ chức sơ kết 5 năm để đánh giá kết quả thực hiện; phối hợp với UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa rà soát, đánh giá, xác định quy mô quỹ đất phù hợp phát triển Mắc ca trong giai đoạn tiếp theo; xác định những vấn đề tồn tại, hạn chế và đề ra giải pháp triển khai hiệu quả, đảm bảo tính khả thi trong từng giai đoạn. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Sở, ngành, UBND các huyện,thành phố Gia Nghĩa, các đơn vị liên quan |
Định kỳ 5 năm/lần |
3 |
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tích hợp vùng trồng Mắc ca vào quy hoạch tỉnh, làm cơ sở xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển bền vững cây Mắc ca. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Năm 2022 |
4 |
Xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng khuyến khích liên kết sản xuất, tập trung đất đai để hình thành vùng trồng thâm canh cây Mắc ca tập trung. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị liên quan |
Năm 2023 |
5 |
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ Mắc ca; kết nối, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Mắc ca giữa người dân với doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư, phát triển Mắc ca theo chuỗi giá trị, chế biến sâu, gắn với thị trường tiêu thụ. Lồng ghép Kế hoạch với việc triển khai các chính sách về nông nghiệp, nông thôn. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa, các đơn vị liên quan |
Thường xuyên |
6 |
Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa triển khai công tác quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây Mắc ca theo quy định tại Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa |
Năm 2023 |
7 |
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ Mắc ca đến người dân địa phương; hướng dẫn người dân lựa chọn, sử dụng giống cây Mắc ca có chất lượng; không trồng cây giống thực sinh và các giống chưa được công nhận; chỉ trồng cây giống được nhân bằng phương pháp vô tính (cây ghép) từ các dòng có năng suất, chất lượng cao đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận. |
UBND các huyện,thành phố Gia Nghĩa có kế hoạch phát triển Mắc ca |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Thường xuyên |
8 |
Chủ động rà soát, bố trí quy hoạch quỹ đất phục vụ thu hút đầu tư các nhà máy chế biến, tiêu thụ Mắc ca, kết nối, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành mô hình sản xuất, liên kết tiêu thụ, gắn với chế biến Mắc ca trên địa bàn huyện. |
UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa có kế hoạch phát triển Mắc ca |
Các Sở, ngành liên quan |
Hàng năm |
9 |
Chủ động triển khai mô hình khảo nghiệm phát triển cây Mắc ca trên địa bàn huyện; phối hợp Hiệp hội Mắc ca Việt Nam khảo sát, đánh giá thực trạng, để xác định vùng đủ điều kiện phát triển cây Mắc ca, làm cơ sở khuyến cáo người dân mở rộng diện tích trồng mới cây Mắc ca; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia mô hình sản xuất, liên kết, tiêu thụ gắn với chế biến Mắc ca ở những vùng khí hậu thích hợp phát triển cây Mắc ca theo chuỗi giá trị. |
UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa có kế hoạch phát triển Mắc ca |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Thường xuyên |
10 |
Tập trung phối hợp, hỗ trợ đơn vị chủ rừng (Ban quản lý rừng, Công ty lâm nghiệp, Doanh nghiệp....) tuyên truyền, vận động người dân tham gia trồng Mắc ca trên diện tích đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm và tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị chủ rừng thực hiện trồng cây Mắc ca trên đất rừng phòng hộ bằng nguồn tiền trồng rừng thay thế. |
UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa có kế hoạch phát triển Mắc ca |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đơn vị chủ rừng |
Thường xuyên |
11 |
Hàng năm xây dựng kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu cho UBND các xã tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương. |
UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa có kế hoạch phát triển Mắc ca |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,các đơn vị liên quan |
Hàng năm |
12 |
Hình thành vùng trồng Mắc ca tập trung gắn với Nhà máy chế biến, tiêu thụ sản phẩm. |
UBND các huyện Tuy Đức, Đắk Glong. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị liên quan |
Đến năm 2025 |
13 |
Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai Chương trình của Tỉnh ủy về đẩy mạnh Khoa học công nghệ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2022-2030, định hướng đến 2045 (gồm các nội dung nghiên cứu, phát triển cây Mắc ca như: Nghiên cứu, tuyển chọn bộ giống Mắc ca phù hợp theo hướng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, chống chịu sâu bệnh hại, thích nghi các tiểu vùng sinh thái; xây dựng vườn cây đầu dòng, vườn ươm cây giống Mắc ca với quy mô phù hợp nhu cầu trồng, đảm bảo chủ động và cung ứng đủ cây giống chất lượng tốt cho trồng mới trên địa bàn;...) |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa, các đơn vị liên quan |
Năm 2023 |
14 |
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách thu hút, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo quy định của pháp luật; tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn đầu tư công để đầu tư cơ sở hạ tầng đến các vùng phát triển bền vững Mắc ca theo quy định của pháp luật về đầu tư công. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan |
Thường xuyên |
15 |
Tích hợp vùng trồng Mắc ca vào quy hoạch tỉnh, làm cơ sở xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển bền vững cây Mắc ca. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan |
Thường xuyên |
16 |
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, huy động các nguồn vốn, tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển Mắc ca thông qua lồng ghép tổ chức thực hiện các chương trình, đề án theo quy định pháp luật. |
Sở Tài chính |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan |
Thường xuyên |
17 |
Bố trí quỹ đất phục vụ thu hút đầu tư các nhà máy chế biến, tiêu thụ Mắc ca trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm. |
UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa có kế hoạch phát triển Mắc ca |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Thường xuyên |
18 |
Triển khai Bản ghi nhớ ký kết ngày 02/6/2021 về việc hợp tác phát triển Mắc ca giữa UBND tỉnh Đắk Nông với Hiệp hội Mắc ca Việt Nam. |
Hiệp hội Mắc ca Việt Nam |
Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa các đơn vị liên quan |
Thường xuyên |
19 |
Tăng cường triển khai các Chương trình hỗ trợ vay vốn ưu đãi để đầu tư mở rộng diện tích trồng, chăm sóc cây Mắc ca cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh. Phối hợp Hiệp hội Mắc ca Việt Nam triển khai Hội thảo, tư vấn vay đầu tư phát triển Mắc ca. |
Các tổ chức tín dụng (Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Post Bank,...) |
Hiệp hội Mắc ca Việt Nam; các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa, các đơn vị liên quan |
Thường xuyên |
20 |
Cân đối, tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn tiền trồng rừng thay thế để hỗ trợ Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty Lâm nghiệp Nhà nước thực hiện trồng xen canh Mắc ca với các loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp trên đất chưa có rừng quy hoạch rừng phòng hộ, đảm bảo đúng quy định hiện hành. |
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, Thành phố Gia Nghĩa, đơn vị liên quan |
Hàng năm |
21 |
Xúc tiến thương mại, quảng bá và tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước đối với sản phẩm Mắc ca. |
Sở Công thương |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, TP, đơn vị liên quan |
Thường xuyên |
22 |
Tùy theo đặc điểm của từng đơn vị và điều kiện vùng sinh thái phù hợp, khuyến khích lựa chọn giống cây Mắc ca đưa vào trồng tập trung trên đất trống quy hoạch rừng sản xuất; trồng xen canh Mắc ca với các loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp trên đất chưa có rừng quy hoạch rừng phòng hộ; đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ sản phẩm Mắc ca và tham gia thực hiện chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ Mắc ca bền vững. |
Các đơn vị chủ rừng, các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, Thành phố Gia Nghĩa, các đơn vị liên quan |
Đăng ký đưa vào kế hoạch trồng rừng hàng năm |
23 |
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giống cây trồng lâm nghiệp nói chung, giống cây Mắc ca nói riêng theo thẩm quyền (quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi và Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp); đồng thời, công bố công khai để người dân biết, lựa chọn sử dụng giống tại những cơ sở đảm bảo chất lượng. |
Các lực lượng chức năng (Công an nhân dân, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành, Kiểm lâm, Bộ đội Biên phòng, UBND cấp huyện/xã) |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Thường xuyên |
[1] Quyết định số 1090/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh về chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư (Tên Dự án: Vườn ươm giống cây Maccadamia; nhà đầu tư: công ty CP Vina Macca; địa điểm: Tại Lô đất số 5, Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thôn Nam Rạ, xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông).