Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 1632/QĐ-BGTVT năm 2017 phê duyệt Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong huy động, sử dụng các nguồn vốn thuộc lĩnh vực giao thông vận tải” do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 1632/QĐ-BGTVT
Ngày ban hành 06/06/2017
Ngày có hiệu lực 06/06/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Trương Quang Nghĩa
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải,Văn hóa - Xã hội

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1632/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM VÀ PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN THUỘC LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI”

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2020;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong huy động, sử dụng các nguồn vốn thuộc lĩnh vực giao thông vận tải” (Kèm theo Đề án).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch - Đầu tư, Đối tác công - tư, Kết cấu hạ tầng giao thông, Quản lý doanh nghiệp, Tài chính, Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế; Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Cục trưởng các Cục: Quản lý xây dựng và Chất lượng CTGT, Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Đường sắt Việt Nam; Giám đốc các Sở GTVT; Giám đốc các Ban Quản lý dự án, các doanh nghiệp thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Đề án này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Ban Chỉ đạo 138/CP (để báo cáo);
- Bộ Công an (để phối hợp);
- Thanh tra Chính phủ (để phối hợp);
- Kiểm toán NN (để phối hợp);
- Các Bộ: Tà
i chính, KH&ĐT, Tư pháp
Xây dựng (để phối hợp)
- UBND các tỉnh (để phối hợp);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Đảng ủy Bộ GTVT;
- Các Vụ (để thực hiện);
- Các Cục, TCĐBVN (để thực hiện);
- Các doanh nghiệp thuộc Bộ (để thực hiện);
- Các Ban QLDA, các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ (để thực hiện)
;
- Lưu VT, TTr, HS (NQ 05b);

BỘ TRƯỞNG




Trương Quang Nghĩa

 

ĐỀ ÁN

“PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM VÀ PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN THUỘC LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI”
(Kèm theo Quyết định số: 1632/QĐ-BGTVT ngày 06/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT)

A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. Quan điểm chỉ đạo

Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật là nhiệm vụ của Đảng và nhà nước, nòng cốt là các cơ quan chức năng với vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị; huy động sức mạnh của hệ thống chính trị và Nhân dân trong phòng, chống vi phạm pháp luật.

Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chng vi phạm pháp luật trong huy động, sử dụng các nguồn vốn thuộc lĩnh vực giao thông vận tải thuộc Chiến lược quốc gia phòng, chng tội phạm đến năm 2020 của Chính phủ là nhiệm vụ quan trọng của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn vốn góp phần bảo đảm phát triển kinh tế xã hội bền vững trong giai đoạn mới.

Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, các cơ chế chính sách về quản lý, điều hành, nhằm xóa bỏ cơ chế "xin - cho", "duyệt -cấp"; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, "lợi ích nhóm", "sân sau", trục lợi1; đồng thời đổi mới, nâng cao năng lực và hoàn thiện công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả; tránh thất thoát, lãng phí, sử dụng không hiệu quả các nguồn vốn do Bộ GTVT quản lý.

II. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện Nghị quyết của Đảng; cụ thể hóa nhiệm vụ của Chính phủ giao; nhiệm vụ và phân công trách nhiệm của Chiến lược2 quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030; Chương trình3 thực hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2020 để phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật trong huy động, sử dụng các nguồn vốn do Bộ GTVT quản lý.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Quản lý chặt chẽ việc phân bổ, huy động và sử dụng các nguồn vốn do Bộ GTVT quản lý; hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí, sử dụng không hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước; phấn đấu không để xảy ra các vụ vi phạm phải khởi tố vụ án và khởi tố bị can liên quan đến phân bổ, huy động và sử dụng các nguồn vốn do Bộ GTVT quản lý trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Hạn chế thấp nhất việc xử lý kinh tế phải kiến nghị thu hồi; không có các kiến nghị với Bộ GTVT kim điểm trách nhiệm; đối với các dự án giảm tỷ lệ xử lý kinh tế nói chung xuống dưới 2% so với giá trị dự án khi được thanh tra, kiểm toán.

Phấn đấu 100% các dự án được khởi công đưa vào khai thác và quyết toán dự án đúng thời hạn theo quy định. Phấn đấu không có dự án phải điều chỉnh dự án, điều chỉnh tăng tng mức đầu tư (TMĐT) do nguyên nhân chủ quan và không có dự án vi phạm về chất lượng.

[...]