ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1611/QĐ-UBND
|
Vĩnh Phúc, ngày 07 tháng 9 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN VÀ XÉT CÔNG NHẬN
TIÊU CHÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN TRONG BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ
NÔNG THÔN MỚI VÀ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH PHÚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ
Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ “Ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã
nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025”;
Căn cứ
Quyết định số 1214/QĐ-BCT ngày 22 tháng 6 năm 2022 của Bộ Công Thương về việc
Hướng dẫn và xét công nhận Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ
tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn
2021-2025;
Căn cứ
quy định Tiêu chuẩn Quốc gia tại TCVN 11856:2017 Chợ kinh doanh thực phẩm và điều
kiện thực tế của địa phương;
Xét đề
nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 51/TTr-SCT ngày 12/8/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn thực hiện và xét
công nhận Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc
gia về xã nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh
Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố; Chủ tịch UBND các xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá
nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi
hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Chí Giang
|
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN VÀ XÉT CÔNG NHẬN TIÊU
CHÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN TRONG BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG
THÔN MỚI VÀ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1611/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2022 của
UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Hướng dẫn
này quy định về yêu cầu, tiêu chí xem xét, đánh giá và công nhận xã đạt tiêu
chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, bao gồm: Chợ nông thôn và cơ sở bán lẻ
khác (siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp).
Trong Hướng
dẫn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn” là hạ tầng
thương mại được thiết lập tại địa bàn nông thôn, bao gồm chợ nông thôn hoặc cơ
sở bán lẻ khác (siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh
doanh tổng hợp) theo tiêu chí quy định cụ thể đối với từng loại hình tại
Chương II của Hướng dẫn này.
2. Nông thôn là khu vực địa giới hành chính không
bao gồm địa bàn phường thuộc thành phố, thị trấn
thuộc huyện theo quy định tại Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018
của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn.
3. Chợ nông thôn là
chợ truyền thống ở các vùng nông thôn thuộc khu vực địa giới hành chính cấp xã
không bao gồm địa bàn phường thuộc thành phố, thị trấn thuộc huyện và đáp ứng
các tiêu chí quy định tại chương II của Hướng dẫn này.
4. Cơ sở bán lẻ
khác:
4.1. Siêu thị mini ở
nông thôn là loại hình siêu thị mini theo quy định tại khoản 11 điều 3 Nghị định
số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính Phủ và đáp ứng các tiêu chí quy định
tại chương II của Hướng dẫn này.
4.2. Cửa hàng tiện lợi
hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp ở nông thôn là loại hình cơ sở bán lẻ
quy mô nhỏ và đáp ứng các tiêu chí quy định tại Chương II của Hướng dẫn này.
5. Điểm kinh doanh tại chợ là quầy hàng, sạp hàng,
ki ốt, cửa hàng được bố trí trong phạm vi chợ.
Chương II
TIÊU CHÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN
I. Chợ nông thôn
Có chợ trong quy hoạch, kế hoạch
phát triển của địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đáp ứng các yêu cầu
cụ thể sau:
1. Về mặt bằng, diện tích xây dựng chợ.
a) Có mặt bằng phù hợp với quy mô hoạt động; bố trí
đủ diện tích cho các hộ kinh doanh cố định, không cố định và các dịch vụ thiết
yếu tại chợ.
b) Diện tích tối thiểu cho một điểm kinh doanh
trong chợ là 3m2.
2. Về kết cấu nhà chợ chính:
a) Nhà chợ chính phải đảm bảo được xây dựng kiên cố
hoặc bán kiên cố theo quy định.
b) Nền chợ phải được bê tông hóa.
3. Về yêu cầu đối với các bộ phận phụ trợ và kỹ
thuật công trình:
a) Có bảng hiệu thể hiện tên chợ, địa chỉ và số điện
thoại liên hệ của đại diện tổ chức quản lý chợ.
b) Có khu vệ sinh bố trí nam, nữ riêng, phù hợp với
quy mô của chợ.
c) Có địa điểm trông giữ xe (ngoài trời hoặc có
mái che) đáp ứng và phù hợp nhu cầu mua, bán tại chợ, đảm bảo an toàn, trật
tự.
d) Khu bán thực phẩm tươi sống, khu dịch vụ ăn uống
được bố trí riêng, bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm.
e) Có nước sạch, nước hợp vệ sinh bảo đảm cho hoạt
động của chợ.
f) Có phương án và Hệ thống cấp điện theo quy định
đảm bảo cho hoạt động của chợ, đảm bảo an toàn.
g) Có khu thu gom, lưu chứa rác và kế hoạch vận
chuyển rác trong ngày về khu xử lý tập trung của địa phương.
h) Có hệ thống rãnh thoát nước bảo đảm tiêu thoát,
dễ dàng thông tắc.
i) Có thiết bị và phương án đảm bảo phòng cháy, chữa
cháy cho chợ theo quy định.
4. Về điều hành quản lý chợ:
a) Có tổ chức quản lý chợ; việc tổ chức kinh doanh,
khai thác và quản lý thực hiện theo quy định.
b) Có Nội quy chợ được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt và niêm yết công khai tại chợ để điều hành hoạt động, xử lý vi phạm tại
chợ.
c) Có sử dụng cân đối chứng, thiết bị đo lường phù
hợp để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa.
d) Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không
thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng
hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng
theo quy định của pháp luật hiện hành.
II. Cơ sở bán lẻ khác.
Cơ sở bán lẻ khác ở nông thôn đạt tiêu chí khi đáp ứng
các yêu cầu sau:
1. Siêu thị mini
a) Có bảng hiệu thể hiện tên siêu thị, địa chỉ và số
điện thoại liên hệ của đại diện tổ chức, cá nhân quản lý.
b) Có thời gian mở cửa phù hợp cho việc mua sắm
hàng ngày của người dân.
c) Có diện tích kinh doanh tối thiểu từ 200m2; có bố trí nơi để xe hoặc phương án
trông giữ xe và khu vệ sinh phù hợp cho khách hàng.
d) Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 500 tên hàng trở
lên; Hàng hóa được tổ chức, bố trí theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn
minh, khoa học, thuận lợi cho việc mua sắm, thanh toán, kiểm tra, theo dõi, quản
lý.
e ) Có kho và các thiết bị kỹ thuật cần thiết cho bảo
quản hàng hóa (tủ đông, tủ mát...); cho đóng gói, bán hàng (giá, kệ, giỏ, móc
treo...); cho thanh toán và quản lý kinh doanh (thiết bị và phần mềm quản lý);
có nơi bảo quản hành lý cá nhân.
f) Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc,
có trang bị kỹ thuật đảm bảo việc phòng cháy, chữa cháy an toàn và vệ sinh môi
trường theo quy định.
g) Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị mini
không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các
hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo
đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng
hợp
a) Có biển hiệu thể hiện tên cửa hàng tiện lợi hoặc
cửa hàng kinh doanh tổng hợp, địa chỉ và số điện thoại liên hệ của đại diện tổ
chức quản lý.
b) Có thời gian mở cửa phù hợp cho việc mua sắm
hàng ngày của người dân.
c) Có diện tích kinh doanh tối thiểu là 50m2
và có nơi để xe với quy mô phù hợp.
d) Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 200 tên hàng trở
lên.
e) Có bố trí quầy hoặc khu vực phù hợp để trưng bày
hoặc bán hàng hóa nông sản của địa phương.
f) Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, đảm
bảo các yêu cầu về an toàn, phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, thuận tiện
cho khách hàng.
g) Có trang thiết bị cần thiết (tủ đông, tủ máy, kệ,
giá...)
h) Tổ chức, bố trí, sắp xếp và ghi chép hàng hóa một
cách văn minh, khoa học, thuận lợi cho việc mua sắm , theo dõi, kiểm tra, quản
lý.
i) Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại cửa hàng tiện lợi
hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy
định của pháp luật. Đối với các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh
doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương III
XÉT CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT
TIÊU CHÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN MỚI
I. Đối với xã có cơ sở hạ tầng thương mại nông
thôn.
Xã được công nhận đạt Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương
mại nông thôn mới khi đáp ứng một trong các nội dung sau:
1. Có chợ nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch
phát triển, định hướng phát triển và đạt chuẩn theo quy định tại Mục I, Chương
II của Hướng dẫn này kèm theo Quyết định này.
2. Trường hợp xã không có chợ nông thôn phải
đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
- Có tối thiểu 01 siêu thị
mini đáp ứng các yêu cầu theo quy định.
- Có tối thiểu 04 cửa hàng tiện
lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp đáp ứng các yêu cầu theo quy định.
Các siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi lợi hoặc cửa
hàng kinh doanh tổng hợp phải đạt chuẩn theo quy định tại Mục II, Chương II của
Hướng dẫn kèm theo Quyết định này.
- Có tối thiểu 20 điểm kinh
doanh nhỏ lẻ (Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp có thẩm quyền cấp,
diện tích mỗi điểm kinh doanh tối thiểu 10m2) đáp ứng các yêu cầu theo quy
định.
Việc xét, công nhận xã đạt Tiêu chí cơ sở hạ tầng
thương mại nông thôn mới được thực hiện theo thứ tự ưu tiên: Xã có “Chợ nông
thôn” được ưu tiên xét, công nhận trước; Trường hợp xã không có “Chợ nông thôn”
thì “Cơ sở bán lẻ khác” được đưa ra để xem xét, đánh giá, công nhận .
II. Đối với xã không có hoặc chưa có cơ sở hạ tầng
thương mại nông thôn.
Trường hợp xã không có cơ sở hạ tầng thương mại
nông thôn hoặc có cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong quy hoạch đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt nhưng do nhu cầu thực tế chưa có nhu cầu đầu tư xây dựng
thì không xem xét Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.
Việc xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới
được thực hiện trên cơ sở xem xét, đánh giá các Tiêu chí còn lại trong Bộ tiêu
chí quốc gia về xã nông thôn mới.
Chương IV
XÉT CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT
TIÊU CHÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO
I. Đối với xã có chợ nông
thôn.
Xã được công nhận đạt Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương
mại nông thôn mới nâng cao khi đảm bảo yêu cầu chung và đáp ứng một trong hai
điều điều kiện sau đây:
1. Là xã có chợ đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại
nông thôn theo quy định tại Mục I Chương II của Hướng dẫn kèm theo Quyết định
này và đồng thời có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm đáp ứng một
phần hoặc đầy đủ các tiêu chí quy định tại TCVN 11856: 2017 về chợ kinh doanh
thực phẩm.
2. Là xã có chợ đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại
nông thôn theo quy định tại Mục I Chương II của Hướng dẫn kèm theo Quyết định
này và đáp ứng các yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm đã được
quy định tại TCVN 11856:2017.
3. Các yêu cầu chung
3.1. Yêu cầu về vị trí, địa điểm
Chợ không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng
đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn
gây ô nhiễm khác; cách các nguồn gây ô nhiễm tối thiểu 500m.
Có mặt bằng phù hợp với quy mô hoạt động; bố trí đủ
diện tích cho các hộ kinh doanh cố định, không cố định và các dịch vụ thiết yếu
tại chợ.
Diện tích tối thiểu cho một điểm kinh doanh trong
chợ là 3m2.
3.2. Yêu cầu về bố trí
- Thực hiện bố trí, sắp xếp các khu vực kinh doanh
thuận lợi cho việc kinh doanh và bảo đảm an toàn thực phẩm. Chợ được phân khu
chức năng thành từng khu vực riêng biệt nhằm tránh lây nhiễm chéo, được ngăn
cách bởi đường đi có chiều rộng tối thiểu là 1,5 m.
Tại các khu vực kinh doanh có biển hiệu thông báo:
Khu vực kinh doanh thực phẩm động vật (thịt lợn, thịt
gà…);
Khu vực kinh doanh thuỷ hải sản; rau, củ, quả; dịch
vụ ăn uống;
Khu vực kinh doanh thực phẩm chín;
Khu vực kinh doanh thực phẩm khác;
Khu vực kinh doanh phi thực phẩm (quần áo, khu vực
kinh doanh hàng gia dụng…) được bố trí tách biệt với các khu vực kinh doanh thực
phẩm khác.
- Niêm yết sơ đồ chỉ dẫn phân khu của chợ tại cửa
ra vào chính của chợ.
3.3. Yêu cầu về thiết kế
- Chợ được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố,
bảo đảm thời gian sử dụng tối thiểu là 5 năm trở lên.
- Sàn khu vực buôn bán thực phẩm thoát nước tốt;
không đọng nước và dễ làm vệ sinh.
- Trần nhà, mái che, tường, cột làm bằng vật liệu bền,
không bị dột, thấm nước; đảm bảo bậc chịu lửa tối thiểu bậc I, II đối với chợ
kiên cố và bậc III đối với chợ bán kiên cố.
- Nền chợ phải được cứng hóa.
3.4. Yêu cầu về hệ thống chiếu sáng
Chợ được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên
hoặc nhân tạo. Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng bảo đảm dễ nhận biết, đáp ứng
yêu cầu kiểm soát chất lượng an toàn sản phẩm.
3.5. Yêu cầu về nước sử dụng trong chợ và hệ thống
thoát nước
- Có hệ thống cấp nước, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng,
bảo đảm chất lượng nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại
chợ.
- Có hệ thống cấp, thoát nước đến từng hộ kinh
doanh thịt; thủy hải sản tươi sống; dịch vụ ăn uống.
- Chợ có hệ thống thoát nước, có đầy đủ hố ga, lưới
chắn rác, nắp đậy ngăn mùi và thường xuyên làm vệ sinh, thông tắc.
3.6. Yêu cầu về kho, khu vực bảo quản thực phẩm
(nếu có)
Kho, khu vực bảo quản thực phẩm cần:
- Duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,
thông gió và các yếu tố bảo đảm an toàn thực phẩm khác theo quy định và yêu cầu
về bảo quản thực phẩm của nhà sản xuất.
- Có biện pháp, dụng cụ chống côn trùng và động vật
gây hại.
- Sản phẩm thực phẩm không được để chung với hàng
hóa, hóa chất và những vật dụng khác có khả năng lây nhiễm chéo hoặc không bảo
đảm an toàn thực phẩm.
3.7.Yêu cầu đối với khu bán
gia cầm sống và khu giết mổ gia cầm (nếu có)
Khu bán gia cầm sống và khu giết mổ
gia cầm (nếu có) phải đáp ứng các quy định hiện hành.
Khu bán gia cầm sống phải tách biệt với
khu bán thực phẩm khác với khoảng cách tối thiểu là 2,4m; thuận lợi cho việc vệ
sinh, khử trùng, tiêu độc, thu gom, xử lý nước thải, chất thải.
Khu giết mổ gia cầm tại chợ (nếu có)
phải có đủ điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ.
3.8.Yêu cầu về an toàn phòng cháy
và chữa cháy
Chợ phải đáp ứng
các yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định trong TCVN 6161 và
các quy định hiện hành.
Khi thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa
cháy và hệ thống kỹ thuật khác có liên quan phải tuân thủ theo các quy định hiện
hành về phòng cháy và chữa cháy.
Điều kiện về an toàn phòng cháy chữa
cháy đối với chợ phải tuân thủ theo các văn bản quy phạm pháp luật về phòng
cháy, chữa cháy hiện hành và các yêu cầu cơ bản sau:
- Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về
phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động
của cơ sở.
- Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy
trong cơ sở.
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện,
sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn
về phòng cháy và chữa cháy.
- Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với
điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn
luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa
cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
- Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa
cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa
cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo
đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
- Có Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy hàng năm của cơ quan
có thẩm quyền.
-
Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
3.9. Yêu cầu về vệ sinh môi trường
- Có hoạt động dọn vệ sinh, thu gom rác thải hàng
ngày; tần suất vệ sinh trong ngày bố trí phù hợp với chợ, bảo đảm giữ chợ sạch
sẽ.
- Trang bị thùng chứa rác thải có nắp đậy kín tại
các nơi công cộng trong chợ. Tại các vị trí đặt thùng rác công cộng có các biển
thông báo giữ vệ sinh và chỉ dẫn bỏ rác đúng nơi quy định.
- Định kỳ tổ chức khử trùng và tiêu diệt côn trùng,
động vật gây hại bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm tại chợ.
3.10. Yêu cầu về nhà vệ sinh
- Nhà vệ sinh bố trí cách biệt với khu kinh doanh
thực phẩm và được xây dựng đáp ứng điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn
nhà tiêu dội nước tự hoại; có số lượng phòng vệ sinh phù hợp với quy mô chợ;
phòng vệ sinh nam, nữ được bố trí riêng biệt, thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.
Nhà vệ sinh được xây dựng đáp ứng tiêu chuẩn 25 hộ kinh doanh/nhà vệ sinh.
- Chỗ rửa tay có thể bố trí trong hoặc ngoài nhà vệ
sinh; có đủ dụng cụ, xà phòng, các chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay; có bảng
hướng dẫn quy trình rửa tay và bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi
dễ nhìn.
3.11. Yêu cầu khác
- Có nội quy chợ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt,
trong đó có quy định về việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm kinh doanh tại
chợ. Nội quy được niêm yết tại chợ và phổ biến cho các hộ kinh doanh thực hiện.
- Có tổ chức quản lý chợ.
- Có bảng hiệu thể hiện tên chợ, địa chỉ và số điện
thoại liên hệ của đại diện tổ chức quản lý chợ.
- Có địa điểm trông giữ xe (ngoài trời hoặc có mái
che) đáp ứng và phù hợp nhu cầu mua, bán tại chợ, đảm bảo an toàn, trật tự.
- Có sử dụng cân đối chứng, thiết bị đo lường phù hợp
để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa.
- Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không
thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng
hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng
theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Phương pháp đánh giá.
Chợ Đạt đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông
thôn mới nâng cao khi 100% tiêu chí mức độ A và > 60% tiêu chí mức độ B được
đánh giá đạt.
Việc đánh giá các yêu cầu chung theo tiêu chuẩn
chợ kinh doanh thực phẩm được thực hiện như sau:
TT
|
Tiêu chí chung
(Mục 3)
|
Mức độ đánh giá (A/B)
|
Đánh giá
|
Hướng dẫn đánh
giá
|
Đạt
|
Không đạt
|
|
Yêu cầu về vị trí, địa điểm (theo 3.1)
|
|
|
|
|
1
|
Chợ không bị ngập nước, đọng nước
|
A
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
2
|
Chợ không bị ảnh hưởng bởi các nguồn gây ô nhiễm;
cách các nguồn gây ô nhiễm tối thiểu 500m
|
B
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
3
|
Diện tích tối thiểu cho một điểm kinh doanh trong
chợ là 3m2.
|
B
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
|
Yêu cầu về bố trí (theo 3.2)
|
|
|
|
|
4
|
Bố trí khu vực kinh doanh
|
B
|
|
|
Có phương án bố
trí khu vực kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
|
5
|
Phân khu chức năng
|
B
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
6
|
Tại các khu vực kinh doanh có biển hiệu thông báo
|
B
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
7
|
Sơ đồ chỉ dẫn phân khu của chợ tại cửa ra vào
chính
|
B
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
|
Yêu cầu về thiết kế (theo 3.3)
|
|
|
|
|
8
|
Chợ được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố
|
B
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế và theo thiết kế xây dựng
|
9
|
Sàn khu vực buôn bán thực phẩm
|
B
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
10
|
Trần, mái che, tường chợ
|
B
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
11
|
Nền chợ phải được cứng hóa
|
B
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
|
Yêu cầu về hệ thống chiếu sáng (theo 3.4)
|
|
|
|
|
12
|
Hệ thống chiếu sáng
|
B
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
|
Yêu cầu về nước SD trong chợ (theo 3.5)
|
|
|
|
|
13
|
Nước sử dụng trong chợ
|
A
|
|
|
Hợp đồng cung cấp
nước sinh hoạt hoặc hóa đơn sử dụng nước sinh hoạt hoặc phiếu kiểm nghiệm nước
sinh hoạt, chứng nhận hợp quy chất lượng nước sinh hoạt.
|
14
|
Hệ thống cấp, thoát nước
|
A
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
|
Yêu cầu về kho, khu vực bảo quản thực phẩm
(nếu có) (theo 3.6)
|
A
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
15
|
Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió và các yếu tố
bảo đảm an toàn thực phẩm khác
|
A
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
16
|
Có biện pháp, dụng cụ chống côn trùng và động vật
gây hại
|
A
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
17
|
Trưng bày thực phẩm trong kho
|
A
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
|
Yêu cầu đối với khu bán gia cầm sống, khu
giết mổ gia cầm tập trung tại chợ (nếu có) (theo 3.7)
|
|
|
|
|
18
|
Tách biệt với khu bán thực phẩm khác với khoảng
cách tối thiểu là 2,4m
|
B
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
19
|
Đủ điền kiện đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ
|
A
|
|
|
Giấy chứng nhận đủ
điều kiện đầu tư, kinh doanh
|
|
Yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa
cháy (theo 3.8)
|
A
|
|
|
Văn bản nghiệm thu
hệ thống phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền
|
20
|
Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ
hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm
và tính chất hoạt động của cơ sở
|
A
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
21
|
Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ
phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
|
A
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
22
|
Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết
bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải
bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
|
B
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
23
|
Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa
cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
|
A
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
24
|
Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở,
chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường
trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ
|
A
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
25
|
Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt
|
A
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
26
|
Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên
lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện
phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc
điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ
Công an
|
B
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
27
|
Có
Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy hàng năm của cơ quan có thẩm quyền.
|
A
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
28
|
Có
hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
|
A
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
|
Yêu cầu về vệ sinh môi trường (theo 3.9)
|
|
|
|
|
29
|
Thu gom rác thải
|
B
|
|
|
Giấy tờ chứng minh
hoạt động thu gom rác thải định kỳ
|
30
|
Trang bị thùng rác và biển thông báo
|
B
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
31
|
Định kỳ tổ chức khử trùng và tiêu độc
|
B
|
|
|
Giấy tờ chứng minh
|
|
Yêu cầu về nhà vệ sinh (theo 3.10)
|
|
|
|
|
32
|
Bố trí cách biệt, tiêu dội nước tự hoại, 25 hộ
kinh doanh/nhà vệ sinh
|
B
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
33
|
Trang thiết bị trong nhà vệ sinh
|
B
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
|
Yêu cầu khác (theo 3.11)
|
|
|
|
|
34
|
Nội quy chợ
|
A
|
|
|
Nội quy chợ được cấp
có thẩm quyền phê duyệt
|
35
|
Tổ chức quản lý chợ
|
A
|
|
|
Có quyết định
thành lập tổ chức quản lý chợ của cấp có thẩm quyền
|
36
|
Có bảng hiệu thể hiện tên chợ, địa chỉ và số điện
thoại liên hệ của đại diện tổ chức quản lý chợ
|
B
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
37
|
Có địa điểm trông giữ xe (ngoài trời hoặc có mái
che) đáp ứng và phù hợp nhu cầu mua, bán tại chợ, đảm bảo an toàn, trật tự.
|
A
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
38
|
Có sử dụng cân đối chứng, thiết bị đo lường phù hợp
để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa.
|
B
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
39
|
Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không
thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng
hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng
theo quy định của pháp luật hiện hành.
|
A
|
|
|
Đánh giá theo thực
tế
|
II. Đối với xã không có hoặc
chưa có chợ nông thôn
Trường hợp xã không có chợ nông thôn hoặc có chợ
nông thôn trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng do nhu cầu
thực tế chưa cần đầu tư xây dựng thì không xem xét Tiêu chí cơ sở hạ tầng nông
thôn mới nâng cao.
Việc xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng
cao được thực hiện trên cơ sở xem xét, đánh giá các Tiêu chí còn lại trong Bộ
tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các Sở,
ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện:
- Rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy hoạch, kế
hoạch, cơ chế chính sách về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
- Đánh giá, tổng hợp, báo cáo (6 tháng, báo cáo tổng
kết năm) UBND tỉnh và Bộ Công Thương (Vụ thị trường trong nước) tình hình thực
hiện Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về
xã nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
2. Định kỳ 06 tháng, 01 năm hoặc đột xuất UBND các
huyện, thành phố có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện tiêu chí cơ
sở hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn về Sở Công thương để tổng hợp báo
cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương theo quy định.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó
khăn vướng mắc các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố gửi văn bản về Sở
Công thương để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.