Quyết định 161/2005/QĐ-BTM về Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước trong ngành Thương mại do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành

Số hiệu 161/2005/QĐ-BTM
Ngày ban hành 01/02/2005
Ngày có hiệu lực 02/03/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Thương mại
Người ký Lê Danh Vĩnh
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

BỘ THƯƠNG MẠI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 161/2005/QĐ-BTM

Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH THƯƠNG MẠI

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chỉ tiêu thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Th­ương mại;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ Th­ương mại;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước trong ngành Th­ương mại".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau l5 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với quy định này đểu bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Th­ương mại, Giám đốc các Sở Th­ương mại, Sở Th­ương mại và Du lịch chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG



 
Lê Danh Vĩnh

QUY CHẾ

 BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH THƯƠNG MẠI
(ban hành kèm theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BTM  ngày 01 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thương mại).

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy chế này quy định việc Bảo vệ bí mật các tài liệu, tin tức, mẫu vật (gọi chung là tài liệu) liên quan đến các hoạt động của ngành Th­ương mại đã được Thủ Tướng Chính phủ quy định trong Danh mục bí mật nhà nước với các độ "Mật" của ngành Th­ương mại tại Quyết định số 160/2003/QĐ-TTg ngày 04/08/2003 và Quyết định số 584/2003/QĐ-BCA ngày 25/8/2003 của Bộ Công an.

Điều 2. Đối tượng áp dụng:

Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành Th­ương mại (ở Trung ­ương và địa ph­ương) thực hiện các công việc có liên quan đến bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực Th­ương mại.

Ngoài việc phải thực hiện đúng quy định tại Quy chế này, các cơ quan, tổ chức, đơn vi, cá nhân còn phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định tại:

+ Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28/12/2000;

+ Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước;

+ Thông tư số 12/2002/TT-BCA (A11) ngày 13 tháng 9 năm 2002 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.

Điều 3. Yêu cầu chung đối với cán bộ, công chức. nhân viên làm công tác có liên quan đến bí mật nhà nước trong ngành Thương mại: cán bộ, nhân viên làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước trong ngành Thương mại phải có phẩm chất tốt, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức cảnh giác giữ gìn bí mật nhà nước; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao và phải cam kết bảo vệ bí mật nhà nước bầng văn bản; văn bản cam kết nộp cho bộ phận bảo mật của cơ quan, tổ chức lưu giữ.

Điều 4. Những hành vi cấm thực hiện:

Nghiêm cấm mọi hành vi làm trái những quy định tại Quy chế này và các quy định hiện hành về bảo mật tài liệu nhà nước như thu thập, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép các bí mật nhà nước và các hành vị khác vi phạm quy định về công tác giữ gìn bảo vệ bí mật nhà nước thuộc các lĩnh vực Th­ương mại.

Chương 2:

QUY ĐỊNH CỤ THỂ VIỆC BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH THƯƠNG MẠI

Điều 5. Bảo vệ bí mật trong công tác soạn thảo, sao chụp, in các tài liệu bí mật nhà nước:

[...]