ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
16/2009/QĐ-UBND
|
Vị Thanh, ngày 23
tháng 4 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY
ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CHI CỤC THỦY SẢN TỈNH
HẬU GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng
3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 24/2008/QĐ-BNN ngày 28
tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Nuôi trồng thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 18
tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu
Giang về việc thành lập Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu
Giang;
Căn cứ Quyết định số 50/2008/QĐ-UBND ngày 18
tháng 11 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Hậu Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức
năng của Chi cục Thủy sản
Chi cục Thủy sản là cơ quan trực thuộc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; có chức năng tham
mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực nuôi trồng thủy
sản; khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quản lý tàu cá, cơ sở dịch vụ
hoạt động khai thác thủy sản và an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản thuộc phạm
vi trên địa bàn tỉnh.
Chi cục Thủy sản
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng
thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Cục Nuôi trồng thủy sản, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn
lợi thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền
hạn của Chi cục Thủy sản
1. Về nuôi trồng thủy sản:
a. Quản lý hoạt động thủy sản:
- Tham mưu giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn trong việc lập quy hoạch tổng thể các vùng nuôi trồng thủy sản. Chịu trách
nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng thủy sản của huyện, thị xã và tổ
chức thực hiện việc quản lý vùng nuôi trồng thủy sản tập trung;
- Tổ chức kiểm
tra quản lý, chất lượng và kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng thủy sản, giống thủy sản ở các cơ sở sản xuất giống
thủy sản và lưu thông trên địa bàn tỉnh, tổ chức thực hiện phòng trừ và khắc phục
hậu quả dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và ủy
quyền của Giám đốc Sở;
- Hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện quy chế, quy phạm nuôi trồng đối với cơ sở nuôi thủy
sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
- Chỉ đạo triển
khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, các quy định về đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành;
- Hướng dẫn thực hiện và tổ chức kiểm tra giám sát
công nhận cơ sở nuôi trồng thủy sản theo quy định để đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm thủy sản, theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thực hiện công tác nghiên cứu đề tài khoa học, hướng
dẫn phổ biến thông tin, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong hoạt động thủy sản trên
địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của
các đơn vị trên địa bàn tỉnh và các tỉnh khác.
b. Quản lý giống thủy sản:
- Giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức,
triển khai cơ chế, chính sách, chương trình
phát triển giống thủy sản của địa phương và Trung ương;
- Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tổ chức, thực hiện công tác quản lý giống thủy sản theo quy định của pháp
luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c. Quản lý thức
ăn, chế phẩm sinh học và vật tư thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thủy
sản:
- Tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với
cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn, chế phẩm sinh học và vật tư thiết bị chuyên
dùng trong nuôi trồng thủy sản theo quy định;
- Tổ chức, triển khai thực hiện quy định về bảo vệ
môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn nuôi trồng thủy sản;
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý các chế
phẩm sinh học (gồm chế phẩm không phải là thuốc, chế phẩm diệt tạp, xử lý đáy hồ,
ao, đầm nuôi) dùng trong nuôi trồng thủy sản theo ủy quyền của Cục Nuôi trồng
thủy sản.
d. Quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
- Tổ chức chỉ đạo,
hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước cho nuôi trồng thủy sản, môi trường vùng sản xuất giống, thức ăn, chế
phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng
trong xử lý môi trường nuôi thủy sản;
- Giám sát, kiểm
tra, đánh giá điều kiện, chất lượng môi trường ở vùng nuôi, cơ sở nuôi
trồng thủy sản, sản xuất giống, sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, đề xuất giải
pháp xử lý nguồn nước cấp, nước thải, quản lý, chỉ đạo, cảnh báo môi trường
nuôi trồng thủy sản theo chương trình, kế hoạch.
đ. Chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản: xây dựng,
chỉ đạo thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản ngắn hạn, dài hạn của tỉnh khi
đã được phê duyệt.
2. Về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
a. Về khai thác thủy sản:
- Tham mưu cho
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình, dự án quy hoạch, kế hoạch khai
thác thủy sản ở sông, rạch, ao, hồ và các vùng nước tự nhiên khác thuộc phạm vi
quản lý của tỉnh;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc
thực hiện quy định của nhà nước về khai thác thủy sản, kích thước mắt lưới, mùa
vụ khai thác, vùng nước cấm hoặc hạn chế khai thác các loài thủy sản.
b. Về bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản:
- Tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ nguồn lợi, các chương trình, dự
án bảo tồn, tái tạo nguồn lợi và đa dạng sinh học thủy sản theo quy định của
pháp luật phù hợp tình hình địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành;
- Phối hợp với
các ngành, các cấp trong tỉnh tổ chức tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn
thực hiện thống nhất Luật Thủy sản, các văn bản pháp quy có liên quan và những
quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Triển khai và tổ chức thực hiện công tác quản lý
nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh.
c. Về quản lý tàu cá và cơ sở hậu cần, dịch vụ nghề
cá:
- Tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu
cá, bè cá theo quy định của pháp luật;
- Quản lý, kiểm tra các tổ chức, cá nhân, các loại
hình hoạt động và dịch vụ thủy sản, chợ cá, cảng cá trên địa bàn tỉnh trong việc
chấp hành những quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của nhà nước;
- Kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh của các
cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi
trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ phân tích, kiểm định chất lượng
hàng hóa chuyên ngành thủy sản, kiểm tra điều
kiện an toàn vệ sinh thực phẩm các cơ sở nuôi trồng thủy sản.
3. Về cải cách hành chính:
a. Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phê duyệt chương trình, biện pháp thực
hiện cải cách hành chính, thuộc lĩnh vực được giao;
b. Tổ chức thực hiện các quy định về chế độ tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế tài chính,
cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa nơi
công sở.
4. Thực hiện công tác thông tin thống kê báo
cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh
vực được giao, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thủy sản trên địa bàn tỉnh; quản lý công chức,
viên chức, người lao động, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác
do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao và theo quy định
pháp luật.
Điều 3. Tổ chức bộ máy
và biên chế
1. Tổ chức bộ máy:
a. Lãnh đạo: Chi cục Thủy sản có Chi cục trưởng
và các Phó Chi cục trưởng giúp việc.
b. Cơ cấu tổ chức:
- Các Phòng chuyên môn - nghiệp vụ:
+ Phòng Kế hoạch - Tài chính.
+ Phòng Nuôi trồng thủy sản.
+ Phòng Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Các Trạm Thủy sản trực thuộc Chi cục:
+ Trạm Thủy sản thị xã Ngã Bảy.
+ Trạm Thủy sản huyện Châu Thành.
2. Biên chế:
Biên chế Chi cục Thủy sản nằm trong tổng biên chế của
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ
ngày ký.
Giao Chi cục trưởng
Chi cục Thủy sản xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi cục có sự phân
công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng bộ phận trực thuộc và từng cán bộ,
công chức, viên chức trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành; đồng thời, sắp xếp tổ chức, bố trí cán bộ, công chức, viên chức theo đúng
tiêu chuẩn chức danh Nhà nước quy định.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ,
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- VP. Chính phủ (HN-TPHCM);
- Bộ: NN&PTNT; NV;
- Cục Kiểm tra văn bản (BTP);
- TT: TU; HĐND; UBND tỉnh;
- Sở, Ban ngành tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Phòng VB-TT (STP);
- Lưu: VT. HN
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thành Lập
|