Quyết định 16/2008/QĐ-UBND tổ chức lại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Số hiệu | 16/2008/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 17/03/2008 |
Ngày có hiệu lực | 27/03/2008 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tây Ninh |
Người ký | Nguyễn Văn Nên |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2008/QĐ-UBND |
Tây Ninh, ngày 17 tháng 3 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC TỔ CHỨC LẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, THỊ XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 175/TTr-SNV ngày 14 tháng 3 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã (gọi chung là cấp huyện) gồm 12 phòng và tương đương (gọi chung là phòng) như sau:
2. Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.
3. Phòng Tài chính - Kế hoạch: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
4. Phòng Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp UBND nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thủy văn; đo đạc, bản đồ.
5. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.
6. Phòng Văn hóa và Thông tin: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính - viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh, báo chí, xuất bản.
7. Phòng Giáo dục và Đào tạo: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: Mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
8. Phòng Y tế: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: Y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.
9. Thanh tra huyện: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
11. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã.
- Riêng Thị xã không thành lập Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà thành lập Phòng Kinh tế. Phòng Kinh tế: tham mưu, giúp UBND thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại.
12. Phòng Công Thương: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng, vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: Cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và công nghệ.
- Riêng Thị xã không thành lập Phòng Công Thương mà thành lập Phòng Quản lý đô thị. Phòng Quản lý đô thị: tham mưu, giúp UBND thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: Cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị).
Điều 2. Các phòng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phòng chuyên môn có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.
- Kinh phí hoạt động do Ngân sách nhà Nước cấp.
- Trụ sở làm việc do Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí.
- Biên chế của các phòng thuộc biên chế quản lý nhà nước, nằm trong tổng biên chế hành chính sự nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo kế hoạch hàng năm.
Điều 3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm: