BỘ
TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
1576/QĐ-BTP
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SƠ KẾT 06 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ
122/2004/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 5 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG,
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC PHÁP CHẾ CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC
CHÍNH PHỦ, CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định
chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 833/QĐ-BTP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình công tác của Ngành Tư pháp năm
2010;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch sơ kết 06
năm thực hiện Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ
quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây
dựng pháp luật, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để thực hiện);
- Tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (để thực
hiện);
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để thực hiện);
- Các doanh nghiệp nhà nước ở trung ương (để thực hiện);
- Lưu: VT, Vụ VĐCXDPL.
|
BỘ
TRƯỞNG
Hà Hùng Cường
|
KẾ HOẠCH SƠ KẾT
06 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 122/2004/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 5
NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC
PHÁP CHẾ CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ, CƠ QUAN CHUYÊN MÔN
THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1576/QĐ-BTP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp)
Nghị định số 122/2004/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 18/5/2004 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà
nước (sau đây gọi là Nghị định số 122/2004/NĐ-CP) đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng
cho tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế từ Trung ương đến địa phương.
Sau 06 năm thực hiện Nghị định số 122/2004/NĐ-CP, công tác pháp chế đã từng bước
đi vào nền nếp, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các tổ chức pháp chế đã được
thành lập và hoạt động ở hầu hết các bộ, ngành, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh và các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu của
công cuộc đổi mới, xây dựng, hoàn thiện thể chế và các thiết chế nhà nước trong
giai đoạn mới, đặc biệt để đáp ứng yêu cầu thực hiện Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2008 và Nghị định số 24/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày
05/3/2009 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật, thì Nghị định số 122/2004/NĐ-CP không còn phù hợp và đã bộc lộ nhiều
điểm hạn chế, tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế cần được tiếp tục
kiện toàn nâng cao năng lực xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật. Chính vì vậy,
yêu cầu đặt ra là phải tổ chức sơ kết 06 năm thực hiện Nghị định số
122/2004/NĐ-CP nhằm làm rõ những nguyên nhân tồn tại, khó khăn, vướng mắc làm hạn
chế về tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế để đảm bảo cho việc xây dựng
Nghị định thay thế được tốt hơn.
Căn cứ Chương trình công tác năm
2010 của Chính phủ, thực hiện Chương trình công tác trọng tâm của Ngành Tư pháp
năm 2010, Bộ Tư pháp xây dựng Kế hoạch sơ kết 06 năm thực hiện Nghị định số
122/2004/NĐ-CP, gồm các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU
1. Mục đích
Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt
động của các tổ chức pháp chế, xác định các yêu cầu thực tiễn đặt ra trong điều
kiện mới, làm cơ sở xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 122/2004/NĐ-CP, tạo
cơ sở pháp lý vững chắc, tạo sự chuyển biến đột phá nhằm nâng cao vai trò, vị
trí, hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế từ Trung ương
đến địa phương, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
2. Yêu cầu
Việc tổ chức sơ kết 06 năm thực hiện
Nghị định số 122/2004/NĐ-CP phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Đánh giá tổng thể các quy định của
pháp luật hiện hành có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp
chế (như Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân, các nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức các Bộ, cơ quan ngang Bộ; quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…).
b) Đánh giá thực trạng tổ chức và
hoạt động của các tổ chức pháp chế bộ, ngành, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước
theo quy định của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP, cụ thể:
- Việc thành lập và cơ cấu tổ chức
của các tổ chức pháp chế;
- Hoạt động của các tổ chức pháp chế
trên cơ sở các nhiệm vụ, quyền hạn đã được Nghị định số 122/2004/NĐ-CP quy định
(từ xây dựng và hoàn thiện pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật; kiểm tra văn
bản, thực hiện pháp luật…);
- Biên chế, cán bộ, chế độ chính
sách cho cán bộ làm công tác pháp chế, kinh phí hoạt động và các điều kiện đảm
bảo khác.
c) Xác định và phân tích được những
điểm bất cập trong các quy định của pháp luật; những khó khăn, vướng mắc phát
sinh trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế từ Trung ương đến địa
phương. Từ đó, xác định và phân tích các nguyên nhân tồn tại dẫn đến những điểm
bất cập, những khó khăn, vướng mắc.
d) Xác định và phân tích các yêu cầu
mới đặt ra đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế từ Trung ương
đến địa phương trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền; thực hiện Chiến lược
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến
năm 2020 (Nghị quyết số 48-NQ/TW), Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
(Nghị quyết 49-NQ/TW), chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và trực tiếp là
trong bối cảnh kiện toàn, củng cố về tổ chức và nâng cao vị trí, vai trò của
các thiết chế nhà nước; nhất là khi các cơ quan tư pháp nói chung và tổ chức
pháp chế từ Trung ương đến địa phương nói riêng đang được giao thêm một số nhiệm
vụ, quyền hạn mới như theo dõi thi hành pháp luật, quản lý nhà nước về trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ
thống quy phạm pháp luật…
đ) Đề xuất các giải pháp, những kiến
nghị, định hướng cho việc xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định số
122/2004/NĐ-CP.
II. NỘI DUNG SƠ
KẾT
1. Đánh giá
tình hình tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế
a) Tình hình triển khai Nghị định số
122/2004/NĐ-CP.
- Xây dựng và ban hành văn bản quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
- Xây dựng và ban hành văn bản để
chỉ đạo, đôn đốc thực hiện.
- Tình hình phổ biến Nghị định số
122/2004/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Tình hình xây dựng, ban hành và
triển khai Kế hoạch thực hiện.
b) Đánh giá về tổ chức và cán bộ của
các tổ chức pháp chế
Thực trạng việc xây dựng và kiện
toàn tổ chức pháp chế theo quy định của Nghị định số 122/2000/NĐ-CP:
- Tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ.
- Tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tại các doanh nghiệp nhà nước ở
Trung ương.
c) Đánh giá về hoạt động của các tổ
chức pháp chế
- Đối với tổ chức pháp chế các bộ,
ngành và cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, đánh giá thực trạng và kết quả
thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Nghị định số
122/2004/NĐ-CP trên các mặt công tác:
+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật;
+ Công tác rà soát, hệ thống hóa;
+ Phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật,
thi hành pháp luật;
+ Công tác thực hiện pháp luật…
- Đối với doanh nghiệp nhà nước ở
Trung ương, đánh giá thực trạng và kết quả hoạt động của tổ chức pháp chế trực
thuộc (Điều 6 Nghị định số 122/2004/NĐ-CP).
2. Đánh giá
các điều kiện bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế
- Về cơ sở vật chất.
- Về phương tiện làm việc.
- Về kinh phí hoạt động
3. Đánh giá
công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp trong tổ chức và hoạt động của các
tổ chức pháp chế từ Trung ương đến địa phương
- Tình hình quản lý nhà nước về
công tác pháp chế (Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp).
- Đánh giá sự phối hợp của các cơ
quan có liên quan trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế.
4. Những điểm bất
cập, khó khăn, vướng mắc phát sinh và nguyên nhân
a) Những điểm bất cập về thể chế
- Những điểm bất cập trong các quy
định của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP, Thông tư số 07/2005/TT-BTP ngày 31/8/2005
của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP,
Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT/BTP-BNV ngày 24/01/2005 do liên Bộ Tư pháp,
Bộ Nội vụ ban hành hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
122/2004/NĐ-CP.
- Những điểm bất cập trong các văn
bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp
chế.
b) Những khó khăn, vướng mắc phát
sinh trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế.
- Về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Về kiện toàn, tổ chức, bố trí, sắp
xếp nhân sự.
- Về phối hợp công tác với các đơn
vị liên quan.
- Những khó khăn, vướng mắc khác.
c) Phân tích những nguyên nhân của
những điểm bất cập, của những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong tổ chức và hoạt
động của các tổ chức pháp chế.
5. Đánh giá những
yêu cầu mới đặt ra trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
pháp chế trong bối cảnh của giai đoạn mới
- Xây dựng nhà nước pháp quyền;
- Thực hiện Chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật, Chiến lược cải cách tư pháp…
- Thực hiện đổi mới quy trình lập
pháp lập quy.
- Kiện toàn và nâng cao vị trí, vai
trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cũng như tổ chức của các thiết chế nhà nước
từ Trung ương đến địa phương, nhất là trong điều kiện củng cố và kiện toàn các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Nghị định số 13/2008/NĐ-CP); đổi mới tổ chức, sắp xếp lại và cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nước
- Các tổ chức pháp chế hiện nay được
giao thêm những chức năng, nhiệm vụ mới theo quy định của pháp luật, như Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Luật Trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước…, đặc biệt là những nhiệm vụ mới trong công tác xây dựng pháp luật và
công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
6. Các kiến nghị
và định hướng sửa đổi Nghị định số 122/2004/NĐ-CP
- Kiến nghị về các nội dung cần phải
sửa đổi, bổ sung nhằm xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 122/2004/NĐ-CP.
- Kiến nghị về cơ chế phối hợp
trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế.
- Kiến nghị về công tác củng cố, kiện
toàn tổ chức; bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ pháp chế, trình độ cán bộ; công
tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho hoạt động pháp chế, chế độ
chính sách đối với người làm công tác pháp chế…
- Các kiến nghị khác.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Tổ chức và xây dựng báo cáo
sơ kết
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các
doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương tổ chức sơ kết và xây dựng báo cáo sơ kết 06
năm thực hiện Nghị định số 122/2004/NĐ-CP theo các nội dung sơ kết nêu trên, cụ
thể thực hiện như sau:
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức Hội
nghị sơ kết trong phạm vi Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
doanh nghiệp nhà nước trong tháng 6/2010;
+ Xây dựng Báo cáo sơ kết được gửi
về Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật) trước ngày
15/7/2010.
- Tổ chức pháp chế (Vụ Pháp chế, Sở
Tư pháp, Ban Thanh tra - Pháp chế) chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có
liên quan giúp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương tổ chức
sơ kết và xây dựng báo cáo sơ kết.
2. Tổ chức Hội nghị sơ kết toàn
quốc
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với
Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị sơ kết toàn quốc, cụ thể:
- Thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức Hội
nghị sơ kết toàn quốc, thành phần gồm: đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ,
Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và một số Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương.
- Xây dựng Báo cáo sơ kết 06 năm thực
hiện Nghị định số 122/2004/NĐ-CP.
- Tổ chức Hội nghị sơ kết toàn quốc
vào tháng 8/2010, với thành phần tham dự gồm đại diện Văn phòng Quốc hội,
Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, đại diện các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ và đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tư pháp ở một
số địa phương; đại diện một số các doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương.
3. Thực hiện Kế hoạch
- Vụ Các vấn đề chung về xây dựng
pháp luật chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, Vụ pháp luật Dân sự - Kinh tế, Vụ
Pháp luật Hình sự - Hành chính, Vụ Pháp luật Quốc tế, Cục Kiểm tra văn bản, Vụ
Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Viện Khoa học Pháp lý và các đơn vị
liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phối hợp với Văn phòng Chính phủ,
Bộ Nội vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức khảo sát điểm tại một số Bộ, ngành, địa
phương và doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương;
+ Đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương
và doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương tổ chức sơ kết và xây dựng báo cáo sơ kết
gửi về Bộ Tư pháp;
+ Tổ chức một số hội thảo khoa học
về tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế;
+ Chủ trì giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp
tổ chức Hội nghị toàn quốc tại Hà Nội sơ kết 06 năm thực hiện Nghị định số
122/2004/NĐ-CP, đồng thời góp ý trực tiếp dự thảo Nghị định thay thế Nghị định
số 122/2004/NĐ-CP;
+ Xây dựng Báo cáo làm cơ sở hoàn
thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 122/2004/NĐ-CP;
- Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với
Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật chuẩn bị địa
điểm, kinh phí để tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết 06 năm thực hiện Nghị định
số 122/2004/NĐ-CP.
- Vụ Thi đua - Khen thưởng chủ trì
phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị thuộc Bộ
có liên quan chuẩn bị các thủ tục đề nghị, xét khen thưởng đối với cán bộ trực
tiếp làm công tác pháp chế và tổ chức pháp chế có thành tích xuất sắc trong
giai đoạn 2004 - 2010 trong Hội nghị sơ kết toàn quốc./.
MẪU SỐ LIỆU
DÀNH CHO TỔ CHỨC PHÁP CHẾ CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC
UBND TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Gửi kèm Công văn số 1565/BTP-VĐCXDPL ngày 01/6/2010 của Bộ Tư pháp)
1. Tên cơ quan: …………………………………………………………………………
2. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………
3. Về tổ chức
Tổ
chức pháp chế cơ quan chuyên môn thuộc UBND
|
Mô
hình tổ chức
|
Năm
thành lập/Năm có cán bộ chuyên trách
|
Phòng
pháp chế độc lập
|
Kết
hợp công tác khác tổ chức phòng (Văn phòng, Thanh tra, tổ chức …)
|
Chỉ
có cán bộ chuyên trách
|
|
|
|
|
4. Về năng lực cán bộ của tổ chức
pháp chế tính đến thời điểm hiện tại
TT
|
Tiêu
chí
|
Số
lượng
|
Thâm
niên công tác
|
Ghi
chú
|
Dưới
5 năm
|
Từ
5 - 10 năm
|
Trên
15 năm
|
4.1
|
Tổng số cán bộ pháp chế [=(1) +
(2)]
|
|
|
|
|
|
4.2
|
Chuyên ngành luật
|
Trên
ĐH
|
|
|
|
|
|
ĐH
|
|
|
|
|
|
Trung
cấp
|
|
|
|
|
|
4.3
|
Chuyên ngành khác
|
Trên
ĐH
|
|
|
|
|
|
ĐH
|
|
|
|
|
|
Trung
cấp
|
|
|
|
|
|
5. Số liệu về tình hình hoạt động
của tổ chức/cán bộ pháp chế
5.1. Kết quả công tác xây dựng
pháp luật (ghi số lượng văn bản)
Nội
dung hoạt động
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
6/2010
|
5.1.1. Tham mưu đề xuất cơ
quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nghị quyết của HĐND
|
|
|
|
|
|
|
|
- Quyết định của UBND
|
|
|
|
|
|
|
|
- Chỉ thị của UBND
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1.2. Xây dựng, soạn thảo văn
bản QPPL
|
|
|
|
|
|
|
|
a. Chủ trì thực hiện
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nghị quyết của HĐND
|
|
|
|
|
|
|
|
- Quyết định của UBND
|
|
|
|
|
|
|
|
- Chỉ thị của UBND
|
|
|
|
|
|
|
|
b. Tham gia phối hợp thực
hiện
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nghị quyết của HĐND
|
|
|
|
|
|
|
|
- Quyết định của UBND
|
|
|
|
|
|
|
|
- Chỉ thị của UBND
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1.3. Tham gia ý kiến về mặt
pháp lý đối với dự thảo văn bản QPPL
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nghị quyết của HĐND
|
|
|
|
|
|
|
|
- Quyết định của UBND
|
|
|
|
|
|
|
|
- Chỉ thị của UBND
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1.4. Góp ý dự thảo văn bản
QPPL
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nghị quyết của HĐND
|
|
|
|
|
|
|
|
- Quyết định của UBND
|
|
|
|
|
|
|
|
- Chỉ thị của UBND
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1.5. Kiến nghị cơ quan thẩm
quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản QPPL
|
|
|
|
|
|
|
|
5.2. Kết quả công tác rà
soát, hệ thống hóa và kiểm tra văn bản QPPL (đánh dấu (x) vào ô trống
tương ứng theo năm)
Nội
dung hoạt động
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
6/2010
|
5.2.1. Rà soát, hệ thống hóa
|
|
|
|
|
|
|
|
- Có xây dựng kế hoạch rà soát, hệ
thống hóa
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trong năm đã hoàn thành kế hoạch:
|
|
|
|
|
|
|
|
Có đề xuất phương án xử lý:
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Phương án xử lý đã được thực hiện
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Phương án xử lý chưa được thực
hiện
|
|
|
|
|
|
|
|
5.2.2. Kiểm tra văn bản
|
|
|
|
|
|
|
|
- Có xây dựng kế hoạch phối hợp với
Sở Tư pháp thực hiện Công tác kiểm tra văn bản
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trong năm đã hoàn thành kế hoạch:
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thực hiện đúng các kiến nghị về
xử lý kết quả kiểm tra của Sở Tư pháp
|
|
|
|
|
|
|
|
5.3. Kết quả công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật (ghi số lượng văn bản)
Nội
dung hoạt động
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
6/2010
|
5.3.1. Xây dựng kế hoạch
|
|
|
|
|
|
|
|
- Có xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo
dục pháp luật trong năm
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trong năm đã hoàn thành kế hoạch:
|
|
|
|
|
|
|
|
5.3.2. Số lượng các đợt tổ chức
PBGDPL:
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổ chức Hội nghị
|
|
|
|
|
|
|
|
- Qua các phương tiện thông tin
|
|
|
|
|
|
|
|
- Kết hợp với công tác khác
|
|
|
|
|
|
|
|
- Hình thức khác
|
|
|
|
|
|
|
|
5.3.3. Chủ trì tổ chức với tổng
số là (Trong đó PBGD các văn bản QPPL)
|
|
|
|
|
|
|
|
- Luật
|
|
|
|
|
|
|
|
- Pháp lệnh
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nghị quyết
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nghị định
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thông tư
|
|
|
|
|
|
|
|
- Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nghị quyết HĐND
|
|
|
|
|
|
|
|
- Quyết định của UBND
|
|
|
|
|
|
|
|
- Chỉ thị UBND
|
|
|
|
|
|
|
|
5.3.4. Phối hợp tham gia tổ chức
với tổng số là:
(Trong đó PBGD các văn bản
QPPL)
|
|
|
|
|
|
|
|
- Luật
|
|
|
|
|
|
|
|
- Pháp lệnh
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nghị quyết
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nghị định
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thông tư
|
|
|
|
|
|
|
|
- Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nghị quyết HĐND
|
|
|
|
|
|
|
|
- Quyết định của UBND
|
|
|
|
|
|
|
|
- Chỉ thị UBND
|
|
|
|
|
|
|
|