Quyết định 1550/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
Số hiệu | 1550/2011/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 15/07/2011 |
Ngày có hiệu lực | 25/07/2011 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Cao Bằng |
Người ký | Nguyễn Hoàng Anh |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1550/2011/QĐ-UBND |
Cao Bằng, ngày 15 tháng 7 năm 2011 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ AN TOÀN BỨC XẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử;
Căn cứ Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 977/2008/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc ban hành Quy định về quản lý an toàn và kiểm soát bức xạ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, các cơ quan đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.UỶ
BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ AN TOÀN BỨC XẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1550 /2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm
2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Quy định này quy định về thủ tục khai báo; giấy phép tiến hành công việc bức xạ, chứng chỉ nhân viên bức xạ; trách nhiệm đảm bảo an toàn và kiểm soát bức xạ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành các hoạt động liên quan đến bức xạ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bức xạ là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hoá vật chất;
2. Nguồn bức xạ là nguồn phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ;
3. Nguồn phóng xạ là chất phóng xạ được chế tạo để sử dụng, không bao gồm vật liệu hạt nhân;
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1550/2011/QĐ-UBND |
Cao Bằng, ngày 15 tháng 7 năm 2011 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ AN TOÀN BỨC XẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử;
Căn cứ Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 977/2008/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc ban hành Quy định về quản lý an toàn và kiểm soát bức xạ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, các cơ quan đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.UỶ
BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ AN TOÀN BỨC XẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1550 /2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm
2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Quy định này quy định về thủ tục khai báo; giấy phép tiến hành công việc bức xạ, chứng chỉ nhân viên bức xạ; trách nhiệm đảm bảo an toàn và kiểm soát bức xạ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành các hoạt động liên quan đến bức xạ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bức xạ là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hoá vật chất;
2. Nguồn bức xạ là nguồn phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ;
3. Nguồn phóng xạ là chất phóng xạ được chế tạo để sử dụng, không bao gồm vật liệu hạt nhân;
4. Thiết bị bức xạ là thiết bị phát ra bức xạ hoặc có khả năng phát ra bức xạ;
5. Hoạt độ phóng xạ là đại lượng biểu thị số hạt nhân phân rã phóng xạ trong một đơn vị thời gian;
6. Chất phóng xạ là chất phát ra bức xạ do quá trình phân rã hạt nhân, chuyển mức năng lượng hạt nhân, có hoạt độ phóng xạ riêng hoặc tổng hoạt độ lớn hơn mức miễn trừ;
7. Chiếu xạ là sự tác động của bức xạ vào con người, môi trường, động vật, thực vật hoặc đối tượng vật chất khác;
8. Liều chiếu xạ là đại lượng đo mức độ chiếu xạ;
9. Kiểm xạ là việc đo liều chiếu xạ hoặc đo mức nhiễm bẩn phóng xạ để đánh giá, kiểm soát mức độ chiếu xạ do bức xạ hoặc chất phóng xạ gây ra;
10. An toàn bức xạ là việc thực hiện các biện pháp chống lại tác hại của bức xạ, ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả của chiếu xạ đối với con người, môi trường;
11. Sử dụng thiết bị bức xạ là việc sử dụng thiết bị bức xạ có gắn nguồn phóng xạ hoặc thiết bị phát tia X, không bao gồm máy gia tốc, thiết bị xạ trị, thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu;
12. Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế là việc sử dụng thiết bị phát tia X trong chẩn đoán y tế, bao gồm thiết bị soi, chụp X-quang tổng hợp, thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình, thiết bị X-quang chụp răng, thiết bị X-quang chụp vú, thiết bị X-quang di động, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT scanner, thiết bị X-quang đo mật độ xương, thiết bị X-quang chụp can thiệp và chụp mạch, thiết bị X-quang thú y;
13. Thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động cơ sở bức xạ là việc thay đổi vị trí nguồn bức xạ lắp đặt cố định, thay đổi giới hạn vận hành so với quy định trong giấy phép, thay đổi thông số kỹ thuật của thiết bị bức xạ có ảnh hưởng đến an toàn hoặc thay đổi cấu trúc hệ thống đảm bảo an toàn bức xạ;
14. Mức miễn trừ khai báo, cấp phép là mức hoạt độ phóng xạ hoặc công suất của thiết bị bức xạ mà từ mức đó trở xuống chất phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ được coi là không nguy hại cho con người, môi trường.
Điều 4. Đối tượng phải khai báo
1. Khai báo
Tổ chức, cá nhân trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, thiết bị bức xạ không thuộc diện được miễn trừ hoặc vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân phải khai báo với cơ quan có thẩm quyền;
Các tổ chức, cá nhân có thiết bị X-quang dùng trong y tế, không thuộc diện được miễn trừ khai báo với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng;
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ trong thời hạn nêu trên thì được miễn thủ tục khai báo.
2. Hồ sơ khai báo
Phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế theo mẫu 06-I/ATBXHN quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 08/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 5. Điều kiện được miễn trừ khai báo, cấp giấy phép
Các hoạt động liên quan đến bức xạ được miễn trừ khai báo, cấp giấy phép theo quy định tại Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép”.
Điều kiện miễn trừ khai báo, cấp giấy phép đối với thiết bị bức xạ:
- Thiết bị bức xạ không chứa nguồn phóng xạ, bảo đảm rằng trong điều kiện làm việc bình thường không gây ra suất liều tương đương môi trường vượt quá 1µSv/h ở khoảng cách 0,1 m từ mọi bề mặt có thể tiếp cận của thiết bị;
- Thiết bị bức xạ không chứa nguồn phóng xạ, phát ra bức xạ có năng lượng cực đại không lớn hơn 5 keV.
CẤP GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ, CHỨNG CHỈ NHÂN VIÊN BỨC XẠ
Điều 6. Yêu cầu chung đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ
1. Thông tin trong hồ sơ phải chính xác. Các loại văn bằng, chứng chỉ hoặc các loại giấy tờ khác có quy định thời hạn phải còn hiệu lực trong thời gian xử lý hồ sơ. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải dịch sang tiếng Việt. Bản sao, bản dịch phải được chứng thực hoặc có xác nhận của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
2. Hồ sơ được nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền hoặc gửi qua bưu điện.
Điều 7. Điều kiện cấp giấy phép, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 08/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Nộp phí thẩm định an toàn bức xạ, lệ phí cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
c) Có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 75 Luật Năng lượng nguyên tử;
d) Nhân viên bức xạ có chứng nhận đã được đào tạo về an toàn bức xạ.
2. Cá nhân được cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 08/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Nộp lệ phí cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật;
c) Có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Năng lượng nguyên tử.
Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo mẫu 01-II/ATBXHN quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 08/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ;
2. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo mẫu 01-I/ATBXHN quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 08/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ;
3. Phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế theo mẫu 06-I/ATBXHN quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 08/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ;
4. Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế theo mẫu 02-III/ATBXHN quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 08/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ;
5. Bản sao quyết định thành lập tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy đăng ký hành nghề. Trường hợp các loại giấy tờ này bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ký quyết định thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký hành nghề;
6. Bản sao tài liệu của nhà sản xuất cung cấp thông tin như được khai trong phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế. Trường hợp không có tài liệu của nhà sản xuất về các thông tin đã khai báo, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải tiến hành xác định lại các thông số kỹ thuật của thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế;
7. Bản sao hợp đồng dịch vụ xác định liều chiếu xạ cá nhân với tổ chức, cá nhân được cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;
8. Bản sao chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách an toàn. Trường hợp chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 22 của Thông tư số 08/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ;
9. Bản dịch các tài liệu tiếng nước ngoài.
1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ có dán ảnh theo mẫu 05-II/ATBXHN quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ;
2. Bản sao giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ tại cơ sở được Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép đào tạo;
3. Bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhiệm;
4. Phiếu khám sức khỏe tại cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên được cấp không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ;
5. 03 ảnh cỡ 3 x 4.
Điều 10. Thời hạn của giấy phép tiến hành công việc bức xạ và chứng chỉ nhân viên bức xạ
1. Giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế có thời hạn 03 năm.
2. Chứng chỉ nhân viên bức xạ có thời hạn 05 năm.
1. Tổ chức, cá nhân tiếp tục tiến hành công việc bức xạ sau thời hạn ghi trong giấy phép phải làm thủ tục gia hạn giấy phép gửi đến cơ quan có thẩm quyền chậm nhất là 60 ngày trước khi giấy phép hết hạn. Sau thời điểm này, tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục và nộp phí, lệ phí như đề nghị cấp giấy phép mới.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép theo mẫu 06-II/ATBXHN quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Phiếu khai báo đối với nhân viên bức xạ hoặc người phụ trách an toàn bức xạ mới so với hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép lần trước;
c) Báo cáo đánh giá an toàn bức xạ theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ;
d) Bản sao giấy phép đã được cấp và sắp hết hạn.
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 24 của Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ;
4. Trong thời hạn 30 ngày, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép gia hạn hoặc từ chối bằng văn bản có nêu rõ lý do.
5. Thời hạn của giấy phép gia hạn được tính từ ngày hết hạn của giấy phép cũ.
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung giấy phép
1. Tổ chức, cá nhân phải đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi các thông tin về tổ chức, cá nhân được ghi trong giấy phép bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax;
b) Thay đổi các thông tin về cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu đối với giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển quá cảnh; tuyến đường vận chuyển đối với giấy phép vận chuyển, vận chuyển quá cảnh;
c) Sau khi giảm bớt số lượng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ đã được cấp giấy phép do chuyển nhượng, xuất khẩu hoặc bị mất.
2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép theo mẫu 07-II/ATBXHN quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Bản gốc giấy phép cần sửa đổi;
c) Các văn bản xác nhận thông tin sửa đổi cho các trường hợp thay đổi tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax;
d) Bản sao hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp giảm số lượng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ do chuyển nhượng; bản sao giấy phép xuất khẩu kèm tờ khai hải quan đối với trường hợp giảm số lượng nguồn phóng xạ do xuất khẩu; văn bản xác nhận nguồn phóng xạ bị mất đối với trường hợp mất nguồn.
3. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép được nộp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 24 của Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung hoặc từ chối bằng văn bản có nêu rõ lý do.
5. Giấy phép sửa đổi, bổ sung có thời hạn như giấy phép cũ.
1. Tổ chức, cá nhân được đề nghị cấp lại giấy phép khi bị rách, nát, mất.
Trường hợp mất giấy phép, tổ chức, cá nhân phải khai báo với cơ quan công an nơi mất và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo, nếu không tìm được giấy phép đã mất thì tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo mẫu 08-II/ATBXHN quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Xác nhận của cơ quan công an về việc khai báo mất giấy phép và giấy biên nhận của cơ quan báo, đài về việc nhận đăng thông báo mất giấy phép khi đề nghị cấp lại giấy phép do bị mất;
c) Bản gốc giấy phép khi đề nghị cấp lại giấy phép do bị rách, nát.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép được nộp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 24 của Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp lại giấy phép hoặc từ chối bằng văn bản có nêu rõ lý do.
5. Giấy phép cấp lại có thời hạn như giấy phép cũ.
Điều 14. Cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ
1. Nhân viên bức xạ phải làm thủ tục cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ khi chứng chỉ hết hạn hoặc bị rách, nát, mất.
2. Hồ sơ đề nghị, thủ tục cấp lại và thời hạn của chứng chỉ nhân viên bức xạ trong trường hợp cấp lại thực hiện như đối với cấp mới.
1. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép tiến hành công việc bức xạ trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng điều kiện về an toàn, an ninh;
b) Vi phạm điều kiện về an toàn, an ninh mà không khắc phục được trong thời hạn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định;
c) Bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định về an toàn, an ninh lần thứ hai trong khoảng thời gian mười hai tháng;
d) Bị buộc phải chấm dứt hoạt động tiến hành công việc bức xạ theo quy định của pháp luật;
đ) Xin chấm dứt tiến hành công việc bức xạ.
2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép do vi phạm quy định về an toàn, an ninh chỉ được xem xét cấp lại giấy phép sau hai mươi bốn tháng, kể từ ngày bị thu hồi giấy phép.
3. Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép có quyền thu hồi giấy phép.
Điều 16. Kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị
1. Các nguồn bức xạ, các máy X-quang dùng trong y tế bắt buộc phải kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào sử dụng và phải được kiểm tra hiệu chuẩn định kỳ 01 lần trong 1 năm. Sau khi lắp đặt, sửa chữa lại phải được hiệu chuẩn mới được đưa vào sử dụng.
2. Trong trường hợp phòng X-quang đặt trong khu dân cư, nằm kẹp giữa hai nhà ở hoặc làm việc không thuộc cơ sở X-quang ngoài chất lượng thiết bị, suất liều bức xạ ở tất cả các điểm đo trong không gian các phòng bao quanh phòng X-quang kể cả ở sát tường phải bằng phông bức xạ tự nhiên.
3. Cơ sở bức xạ nếu có các thiết bị đo liều, thiết bị cảnh báo bức xạ phải tiến hành hiệu chuẩn thiết bị theo định kỳ hàng năm.
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ, cấp giấy phép, gia hạn, sửa đổi giấy phép phải nộp phí và lệ phí theo quy định tại Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
TRÁCH NHIỆM ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ KIỂM SOÁT BỨC XẠ
1. Chịu trách nhiệm về an toàn, an ninh và thực hiện các quy định của pháp luật đối với việc tiến hành công việc bức xạ.
2. Bố trí người phụ trách an toàn theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ; quy định trách nhiệm và quyền hạn của người phụ trách an toàn bằng văn bản.
3. Thực hiện đầy đủ các quy định trong giấy phép.
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, các chỉ dẫn về an toàn, an ninh.
5. Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và theo dõi liều chiếu xạ đối với nhân viên bức xạ.
6. Tạo điều kiện cho kiểm tra viên, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra về an toàn, an ninh; cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
7. Tổ chức kiểm xạ, kiểm soát chất thải phóng xạ, bảo đảm liều chiếu xạ không vượt quá liều giới hạn.
8. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở.
Điều 19. Trách nhiệm của người phụ trách an toàn bức xạ
1. Người phụ trách an toàn là nhân viên bức xạ có chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững quy định của pháp luật về an toàn, có trách nhiệm chính sau đây:
a) Giúp người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ thực hiện các công việc:
- Thực hiện đầy đủ các quy định trong giấy phép;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, các chỉ dẫn về an toàn, an ninh;
- Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và theo dõi liều chiếu xạ đối với nhân viên bức xạ;
- Tạo điều kiện cho kiểm tra viên, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra về an toàn, an ninh; cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
- Tổ chức kiểm xạ, kiểm soát chất thải phóng xạ, bảo đảm liều chiếu xạ không vượt quá liều giới hạn;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở.
b) Giúp người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ xây dựng và tổ chức thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết để tuân thủ các điều kiện về an toàn, an ninh;
c) Thường xuyên liên lạc với các cá nhân, bộ phận lưu giữ, sử dụng nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân trong phạm vi trách nhiệm của mình; thực hiện tư vấn và hướng dẫn về bảo đảm an toàn; thường xuyên kiểm tra tình trạng an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
d) Báo cáo người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ khi phát hiện có dấu hiệu bất thường về an toàn, an ninh, khi có sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
đ) Lập và lưu giữ hồ sơ liên quan đến an toàn, an ninh.
Điều 20. Trách nhiệm của nhân viên bức xạ
1. Nhân viên bức xạ là người làm việc trực tiếp với bức xạ, được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và nắm vững quy định của pháp luật về an toàn, có trách nhiệm chính sau đây:
a) Thực hiện quy định của pháp luật và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, hướng dẫn về an toàn phù hợp với mỗi hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
b) Sử dụng phương tiện theo dõi liều chiếu xạ và phương tiện bảo vệ khi tiến hành công việc bức xạ, khám sức khỏe định kỳ theo chỉ dẫn của người phụ trách an toàn; từ chối làm việc khi điều kiện bảo đảm an toàn không đầy đủ, trừ trường hợp tham gia khắc phục sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
c) Báo cáo ngay cho người phụ trách an toàn hiện tượng bất thường về an toàn, an ninh trong việc tiến hành công việc bức xạ;
d) Thực hiện biện pháp khắc phục sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân theo chỉ dẫn của người phụ trách an toàn.
Điều 21. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan
1. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ;
b) Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức thẩm định an toàn bức xạ, cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế hoạt động trên địa bàn tỉnh;
d) Xây dựng kế hoạch công tác quản lý an toàn và kiểm soát bức xạ hàng năm. Triển khai việc thống kê, báo cáo định kỳ các nguồn phóng xạ, các thiết bị bức xạ, chất thải phóng xạ và các hoạt động bức xạ tại địa phương theo quy định;
e) Xây dựng kế hoạch phòng chống khắc phục sự cố bức xạ tại địa phương, hướng dẫn các cơ sở bức xạ trong toàn tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống khắc phục hậu quả sự cố bức xạ hạt nhân;
f) Khi sự cố bức xạ xảy ra, phải cử cán bộ xác minh sự cố bức xạ và lập báo cáo gửi Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ hạt nhân - Bộ Khoa học và Công nghệ để có phương án chỉ đạo kịp thời. Thanh tra Sở phối hợp với các cơ quan có liên quan điều tra sự cố bức xạ và các trường hợp xẩy ra tai nạn lao động có liên quan đến bức xạ.
2. Sở Y tế
a) Chỉ đạo các đơn vị trong ngành lập kế hoạch, dự trù kinh phí hàng năm để xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, kiểm tra thiết bị bức xạ và đo an toàn bức xạ theo quy định;
b) Chỉ đạo các đơn vị trong ngành, các cơ sở y tế tư nhân thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về an toàn bức xạ khi chẩn đoán và điều trị bệnh bằng bức xạ cũng như việc sử dụng các dược phẩm phóng xạ, lương thực, thực phẩm, nước uống đã qua xử lý chiếu xạ, cấp cứu và điều trị những người bị chiếu xạ quá liều, những người bị bệnh phóng xạ theo các quy định của Nhà nước. Chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành có sử dụng thiết bị bức xạ tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên bức xạ;
c) Chỉ đạo các đơn vị trong ngành, các cơ sở y tế tư nhân có sử dụng các thiết bị bức xạ X-quang trong chẩn đoán khám bệnh thực hiện việc kiểm định Nhà nước thiết bị cũng như trang bị và theo dõi liều xạ kế cá nhân cho người làm công tác bức xạ;
d) Khuyến khích và tạo điều kiện cho các đơn vị trong ngành, các cơ sở y tế tư nhân có sử dụng các thiết bị bức xạ X-quang trong chẩn đoán khám bệnh thực hiện tốt những quy định về an toàn bức xạ theo tiêu chuẩn về an toàn bức xạ trong y tế;
e) Khi sự cố bức xạ xảy ra cần chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức cứu chữa nạn nhân (nếu có) giám định và theo dõi sức khoẻ của những người có nguy cơ bị ảnh hưởng của sự cố bức xạ;
f) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc thẩm định an toàn bức xạ đối với các cơ sở y tế có sử dụng thiết bị phát tia X.
3. Công an tỉnh
a) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng nguồn phóng xạ. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ trên địa bàn;
b) Tiến hành điều tra các vụ việc có dấu hiệu của tội phạm liên quan đến công tác quản lý và kiểm soát phóng xạ theo quy định của pháp luật;
c) Khi sự cố bức xạ xảy ra, cử cán bộ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc khắc phục, đảm bảo an ninh trật tự, điều tra nguyên nhân sự cố bức xạ để xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh
a) Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các chế độ, chính sách đối với những người làm công việc bức xạ theo các quy định của pháp luật;
b) Khi sự cố bức xạ xảy ra, cử thanh tra về an toàn lao động phối hợp thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ điều tra các trường hợp xảy ra tai nạn lao động có liên quan đến bức xạ;
5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Có trách nhiệm chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thông báo các khu vực có khoáng sản phóng xạ có thể gây nguy hiểm cần bảo vệ, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân địa phương thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong khu vực.
6. Cơ quan Hải quan tại cửa khẩu
a) Ưu tiên làm thủ tục thông quan đối với vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân đáp ứng đủ điều kiện về đóng gói, vận chuyển, giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân và cập nhật thông tin cho cơ sở dữ liệu về vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Trong trường hợp vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều này thì phải lập biên bản; thu giữ; áp dụng các biện pháp an toàn, an ninh theo quy định đồng thời thông báo ngay cho Bộ Khoa học và Công nghệ qua Cục An toàn bức xạ và hạt nhân để phối hợp xử lý;
c) Trong trường hợp xảy ra sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân do vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân tại cửa khẩu, phải thực hiện các biện pháp ứng phó đã được lập kế hoạch theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ đồng thời thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sở tại và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân để phối hợp xử lý;
d) Định kỳ hằng năm gửi báo cáo về tình hình nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân tới Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 22. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã
1. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân tiến hành các công việc liên quan đến bức xạ tại địa phương thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ.
2. Khi sự cố bức xạ xảy ra (như mất nguồn phóng xạ, rò rỉ chất phóng xạ, thiết bị bức xạ hoạt động chệch khỏi chế độ vận hành quy định) tại huyện, thị xã nào thì Uỷ ban nhân dân các huyện, thị đó phải cử cán bộ có thẩm quyền đến ngay cơ sở giúp khắc phục sự cố bức xạ và tạo điều kiện thuận lợi giúp các cơ quan chức năng khắc phục sự cố bức xạ.
Điều 23. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có cơ sở bức xạ thực hiện tốt những quy định của Nhà nước trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có cơ sở bức xạ, tiến hành các hoạt động liên quan đến bức xạ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vi phạm các nội dung đã được quy định trong lĩnh vực an toàn kiểm soát bức xạ, tuỳ theo mức độ và tính chất vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện quy định này. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh, các tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan phản ánh bằng văn bản về Sở Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, được viện dẫn trong quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới./.