Quyết định 1539/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020
Số hiệu | 1539/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 23/08/2011 |
Ngày có hiệu lực | 23/08/2011 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký | Triệu Đức Lân |
Lĩnh vực | Giáo dục |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1539/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 23 tháng 8 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”;
Căn cứ Công văn số 3051/BGDĐT-ĐANN ngày 09/5/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tham gia thực hiện Quyết định 1400/QĐ-TTg;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1227/TTr-GD&ĐT ngày 12/8/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020.
Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ
THÔNG, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP, GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
GIAI ĐOẠN 2011-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1539/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
I. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”.
2. Kế hoạch số 855/KH-BGDĐT ngày 08/12/2010 về Kế hoạch tham gia thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 của Chương trình phát triển giáo dục trung học.
3. Công văn số 3051/BGDĐT-ĐANN ngày 09/5/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc báo cáo thực hiện Quyết định 1400/QĐ-TTg.
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TỈNH BẮC KẠN
1. Đặc điểm tình hình, mạng lưới trường, lớp, học sinh phổ thông
- Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng cao gồm 08 huyện, thị xã với 122 xã, phường, thị trấn. Số xã, thôn đặc biệt khó khăn: 62 xã; 96 thôn. Số xã không có trường có cấp THCS: 26 xã, phường, trong đó: huyện Bạch Thông 06 xã; huyện Chợ Mới 06 xã; huyện Chợ Đồn: 08 xã; huyện Ngân Sơn 03 xã; thị xã Bắc Kạn 03 phường.
- Mạng lưới trường, lớp, học sinh đến thời điểm cuối năm học 2010-2011:
+ Số trường tiểu học: 110 trường và 473 điểm trường; 1.508 lớp (trong đó có: 337 lớp ghép); 22.920 học sinh (trong đó có 3.163 học sinh lớp ghép).
+ Số trường PTCS là: 20 trường.
+ Số trường THCS: 73 trường; 620 lớp; 15.782 học sinh.
+ Số trường PTDT nội trú huyện (cấp THCS): 04 trường; 29 lớp; 904 học sinh.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1539/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 23 tháng 8 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”;
Căn cứ Công văn số 3051/BGDĐT-ĐANN ngày 09/5/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tham gia thực hiện Quyết định 1400/QĐ-TTg;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1227/TTr-GD&ĐT ngày 12/8/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020.
Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ
THÔNG, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP, GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
GIAI ĐOẠN 2011-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1539/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
I. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”.
2. Kế hoạch số 855/KH-BGDĐT ngày 08/12/2010 về Kế hoạch tham gia thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 của Chương trình phát triển giáo dục trung học.
3. Công văn số 3051/BGDĐT-ĐANN ngày 09/5/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc báo cáo thực hiện Quyết định 1400/QĐ-TTg.
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TỈNH BẮC KẠN
1. Đặc điểm tình hình, mạng lưới trường, lớp, học sinh phổ thông
- Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng cao gồm 08 huyện, thị xã với 122 xã, phường, thị trấn. Số xã, thôn đặc biệt khó khăn: 62 xã; 96 thôn. Số xã không có trường có cấp THCS: 26 xã, phường, trong đó: huyện Bạch Thông 06 xã; huyện Chợ Mới 06 xã; huyện Chợ Đồn: 08 xã; huyện Ngân Sơn 03 xã; thị xã Bắc Kạn 03 phường.
- Mạng lưới trường, lớp, học sinh đến thời điểm cuối năm học 2010-2011:
+ Số trường tiểu học: 110 trường và 473 điểm trường; 1.508 lớp (trong đó có: 337 lớp ghép); 22.920 học sinh (trong đó có 3.163 học sinh lớp ghép).
+ Số trường PTCS là: 20 trường.
+ Số trường THCS: 73 trường; 620 lớp; 15.782 học sinh.
+ Số trường PTDT nội trú huyện (cấp THCS): 04 trường; 29 lớp; 904 học sinh.
+ Số trường THPT: 15 trường (trong đó có: 01 trường THPT chuyên, 01 trường PTDT nội trú, 01 trường THPT ngoài công lập, 07 trường THPT công lập, 05 trường THCS-THPT công lập); 264 lớp; 9.629 học sinh.
Đến tháng 7 năm 2011, thêm 01 trường PTDTNT huyện Pác Nặm và 01 trường THCS (tách từ trường THPT Bộc Bố).
2. Trang thiết bị dạy và học ngoại ngữ tại các nhà trường
- Cấp Tiểu học: Số phòng được trang bị thiết bị dạy học tối thiểu (đài; băng, đĩa tiếng): 67; số phòng học có trang bị máy projector hoặc màn hình TV: 02.
- Cấp THCS: Số trường được trang bị thiết bị tối thiểu (đài; băng, đĩa tiếng): 97; số phòng học có trang bị máy projector hoặc màn hình TV: 09; số trường có máy chiếu đa năng, màn chiếu 3 chân: 97/97 trường.
- Cấp THPT: Số trường được trang bị thiết bị tối thiểu (đài; băng, đĩa tiếng): 15; số phòng học có trang bị máy projector hoặc màn hình TV: 10; số phòng Lab/ phòng luyện âm: 02 (trường THPT Bắc Kạn 01 phòng và trường PTDT nội trú Bắc Kạn 01 phòng).
Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ các trường chủ yếu chỉ có đài cassette, băng, đĩa tiếng, ngoài ra chưa được trang bị thêm.
3. Số ngoại ngữ đang thực hiện
- Các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chỉ tổ chức dạy và học 01 ngoại ngữ đó là tiếng Anh. Các ngoại ngữ khác chưa có điều kiện tổ chức dạy, học.
- Số học sinh được học tiếng Anh các cấp:
+ Cấp Tiểu học (lớp 3, 4, 5): 28,6%.
+ Cấp THCS: 100%.
+ Cấp THPT: 100%.
- Các chương trình tiếng Anh đang thực hiện:
+ Cấp Tiểu học tổ chức dạy và học theo Quyết định số 50/2003/QĐ-BGDĐT ngày 30/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Tiếng Anh và Tin học ở bậc Tiểu học (chương trình tiếng Anh tự chọn, sách giáo khoa: Let’s Learn English 1, 2, 3).
+ Cấp THCS, THPT tổ chức dạy và học chương trình tiếng Anh 7 năm theo đúng quy định của Bộ GD và ĐT (sách giáo khoa THCS: Tiếng Anh 6, 7, 8, 9; sách giáo khoa THPT: Tiếng Anh 10, 11, 12 và sách Tiếng Anh nâng cao).
Sách giáo khoa: Sử dụng sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Về đội ngũ giáo viên tiếng Anh
- Từ năm học 2002-2003, ngành Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh mới (chương trình 7 năm) từ lớp 6 cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh. Tất cả các giáo viên ngoại ngữ đều được tập huấn về nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Số liệu về đội ngũ giáo viên tiếng Anh:
+ Cấp Tiểu học có: 37 giáo viên, trong đó có bằng: Đại học chính quy: 05; Đại học không chính quy: 24; Cao đẳng chính quy: 02; Cao đẳng không chính quy: 06.
+ Cấp THCS có: 152 giáo viên, trong đó có bằng: Đại học chính quy: 07; Đại học không chính quy (tại chức): 95; Cao đẳng chính quy: 21; Cao đẳng không chính quy (tại chức): 29.
+ Cấp THPT có: 72 giáo viên, trong đó có bằng: Đại học chính quy: 21; Đại học không chính quy (tại chức, từ xa): 51.
- Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn cao tuy nhiên các giáo viên tiếng Anh trên địa bàn tỉnh chưa có chứng chỉ TOEFL, IELTS hoặc các chứng chỉ được công nhận tương đương khác đạt năng lực ngoại ngữ theo Khung tham chiếu năng lực Ngoại ngữ chung Châu Âu.
5. Đánh giá về chất lượng dạy và học tiếng Anh
5.1. Cấp THCS:
- Kết quả kiểm tra học kỳ II năm học 2010-2011 theo đề chung của Sở Giáo dục và Đào tạo: số bài thi tiếng Anh đạt từ 5 điểm trở lên 2.761/4.259 bài, tỷ lệ 64,8%.
- Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2011-2012: số bài thi tiếng Anh đạt từ 5 điểm trở lên 767/3.859 bài, tỷ lệ 19,9%.
5.2. Cấp THPT:
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2008-2009: số bài thi tiếng Anh đạt từ 5 điểm trở lên 573/3.132 bài, tỷ lệ 18,3%.
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2009-2010: số bài thi tiếng Anh đạt từ 5 điểm trở lên 490/1.896 bài, tỷ lệ 25,9%.
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2010-2011: có 841/2.718 thí sinh THPT dự thi tốt nghiệp môn tiếng Anh chiếm 30,94%; số bài thi tiếng Anh đạt từ điểm 5 điểm trở lên 617/841 bài, tỷ lệ 73,4%.
Kết quả trên cho thấy: Chất lượng dạy và học tiếng Anh nhìn chung còn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu.
1. Số Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX): 08 trung tâm, trong đó có: 07 TTGDTX cấp huyện; 01 TTGDTX cấp tỉnh.
2. Số trung tâm Ngoại ngữ, Tin học: Không.
3. Bổ túc THCS năm học 2010-2011có: 34 lớp; 481 học viên.
4. Bổ túc THPT năm học 2010-2011 có: 13 lớp; 481 học viên.
5. Thực hiện việc dạy và học ngoại ngữ: Thực hiện việc dạy và học tiếng Anh cho học viên các lớp Bổ túc THCS.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có: 02 trường trung cấp, đó là trường Trung cấp Y tế và trường Trung cấp nghề Bắc Kạn.
1. Mục tiêu chung
- Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục trên địa bàn tỉnh, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; đến năm 2020 đa số thanh niên tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.
- Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ dạy và học đáp ứng yêu cầu của Đề án.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đối với giáo dục phổ thông
Nâng cao chất lượng dạy - học tiếng Anh trong các trường phổ thông một cách đồng bộ và hệ thống theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”; thực hiện chương trình giáo dục tiếng Anh 10 năm bắt buộc đối với học sinh từ lớp 3 cho đến lớp 12; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh, học sinh các cấp học đạt năng lực ngoại ngữ (gồm: nói, nghe, đọc, viết) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Triển khai thực hiện chương trình môn Tiếng Anh 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 ở các trường phổ thông.
+ Từ năm học 2012-2013, triển khai dạy tiếng Anh theo chương trình mới cho khoảng 15% số lượng học sinh lớp 3 và mở rộng dần quy mô để đạt 100% vào năm học 2018-2019.
+ Từ năm học 2013-2014, triển khai dạy tiếng Anh theo chương trình mới cho khoảng 15% số lượng học sinh lớp 6 và mở rộng dần quy mô để đạt 70% vào năm học 2019-2020.
+ Từ năm học 2015-2016, triển khai dạy tiếng Anh thí điểm theo chương trình mới cho cho khoảng 15% số lượng học sinh lớp 10 và mở rộng dần quy mô để đạt 60% vào năm học 2019-2020.
b) Tổ chức rà soát, tập huấn bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếng Anh
- Năm 2011 - 2012: tiến hành tổ chức rà soát trình độ năng lực tiếng Anh của giáo viên các cấp (cả 4 kỹ năng: nói, nghe, đọc, viết) theo Khung tham chiếu năng lực Ngoại ngữ chung Châu Âu.
- Từ năm học 2011-2012: tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên các cấp theo nội dung chương trình tập huấn, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy theo chương trình tiếng Anh 10 năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến năm học 2017-2018 100% giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng đủ trình độ năng lực tiếng Anh để giảng dạy chương trình 10 năm theo yêu cầu của Đề án.
- Từ năm học 2011- 2012: giáo viên tiếng Anh các cấp học mới tuyển đáp ứng được trình độ năng lực tiếng Anh để giảng dạy chương trình 10 năm.
2.2. Đối với giáo dục chuyên nghiệp
Triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với trường trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề từ năm học 2012- 2013, đạt khoảng 10% số lượng học sinh, sinh viên; đạt 60% vào năm học 2015 - 2016 và 100% vào năm học 2019 - 2020.
2.3. Đối với giáo dục thường xuyên
Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong chương trình GDTX, góp phần tích cực vào công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ, viên chức, thực hiện đa dạng hoá các hình thức học tập, đáp ứng yêu cầu học tập ngoại ngữ của người học trên địa bàn tỉnh.
Từ năm học 2012-2013, tổ chức dạy ngoại ngữ (tiếng Anh) cho học viên các lớp bổ túc trung học phổ thông (chương trình 7 năm).
Phấn đấu có 5% số cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giáo dục và các cơ quan nhà nước có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên vào năm 2015 và đạt 30% vào năm 2020.
1. Quy định môn ngoại ngữ được dạy và học trong các trường phổ thông là tiếng Anh.
2. Tổ chức rà soát, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các cấp học đảm bảo đủ trình độ năng lực để giảng dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: tương đương bậc 4 (B2) đối với giáo viên tiểu học, THCS và bậc 5 (C1) đối với giáo viên THPT theo Khung tham chiếu năng lực Ngoại ngữ chung Châu Âu (KNLNN).
3. Triển khai chương trình giáo dục 10 năm môn tiếng Anh bắt buộc cho học sinh lớp 3, từ năm học 2012 - 2013. Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, theo đặc thù của môn tiếng Anh, đảm bảo sự liên thông; học sinh đạt được các trình độ sau: Tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 (A1); tốt nghiệp THCS đạt trình độ bậc 2 (A2); tốt nghiệp THPT đạt trình độ bậc 3 (B1) theo KNLNN;...
5. Triển khai chương trình dạy môn Toán, Tin học, các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở trường THPT Chuyên.
6. Có đủ các phòng học, đủ trang thiết bị tối thiểu theo Danh mục phòng học bộ môn ngoại ngữ, phòng học thông thường do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
7. Triển khai đào tạo theo chương trình ngoại ngữ mới đối với giáo dục chuyên nghiệp (trung cấp và dạy nghề) với mức trình độ tối thiểu đạt được bậc 2 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trường nghề và bậc 3 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp.
8. Thực hiện đổi mới chương trình dạy và học ngoại ngữ đối với giáo dục thường xuyên phù hợp nhu cầu người học, đa dạng phong phú về hình thức, đối tượng, trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu người học, có tác dụng tích cực khắc phục những hạn chế của giáo dục chính quy. Trình độ năng lực ngoại ngữ của người học sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục thường xuyên phải đạt tương đương với trình độ đào tạo theo hình thức chính quy tương ứng ở các cấp học, trình độ đào tạo.
9. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong đào tạo ngoại ngữ; xây dựng các dữ liệu ngân hàng câu hỏi, phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo môn ngoại ngữ; nâng cao hiệu quả công tác khảo thí và quản lý chất lượng đào tạo môn ngoại ngữ.
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các cấp, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và toàn xã hội về việc học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng trong hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh
Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này gồm đại diện Lãnh đạo các Sở, các cơ quan liên quan do Lãnh đạo UBND tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo làm Phó Trưởng ban Thường trực.
2. Nâng cao chất lượng, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ
- Tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên các cấp học trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo lại, tập huấn đội ngũ giáo viên hàng năm đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu của Đề án.
- Triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ các cấp học, nhằm bổ sung, chuẩn hóa về trình độ đào tạo đội ngũ theo quy định, đảm bảo đủ trình độ thực hiện chương trình tiếng Anh 10 năm.
- Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên các cấp nhằm không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng dạy học ngoại ngữ; đổi mới kiểm tra, đánh giá.
- Từng bước thực hiện chương trình giáo dục tiếng Anh 10 năm bắt buộc đối với học sinh từ lớp 3 cho đến lớp 12 (đến năm học 2018-2019: 100% học sinh lớp 3 học chương trình 10 năm). Từ năm học 2011-2012 tiếp tục triển khai dạy tiếng Anh theo Chương trình tự chọn (Let’s Learn English 1, 2, 3) đối với các trường có đủ điều kiện.
- Đổi mới toàn diện việc dạy và học tiếng Anh trong các trường tiểu học, THCS, THPT.
- Khuyến khích giáo viên học tập, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của Đề án.
- Khuyến khích bồi dưỡng giáo viên qua các khoá tập huấn quốc tế trong nước và nước ngoài, được cấp chứng chỉ quốc tế.
3. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học ngoại ngữ
Đầu tư kinh phí thực hiện Đề án như: mua sắm tài liệu, đồ dùng dạy học; tập huấn, bồi dưỡng giáo viên; xây dựng phòng nghe nhìn, phòng học ngoại ngữ và thiết bị phòng học ngoại ngữ. Nguồn kinh phí chủ yếu từ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình kiên cố hóa và một phần từ nguồn ngân sách do tỉnh quản lý.
4. Đổi mới công tác quản lý, xây dựng môi trường thuận lợi cho việc dạy và học tiếng Anh
- Mỗi phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã bố trí một chuyên viên chuyên môn tiếng Anh.
- Thành lập Hội đồng bộ môn tiếng Anh cho giáo viên nhằm chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa tiếng Anh cho học sinh các cấp.
- Tổ chức thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ
Khuyến khích, tạo cơ chế thuận lợi, hợp tác quốc tế trong dạy và học tiếng Anh: thu hút sự giúp đỡ, tham gia đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của các tổ chức, giáo viên tình nguyện có chất lượng của những nước nói tiếng Anh, đặc biệt là Vương quốc Anh,… Tạo mọi điều kiện để các tình nguyện viên, các tổ chức quốc tế đến dạy học tại các cơ sở giáo dục. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức nước ngoài như: Hội đồng Anh, Đại sứ quán Anh…trong việc dạy học, đào tạo bồi dưỡng giáo viên. Tăng cường giao lưu với các trường học của các nước nói tiếng Anh.
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch dạy học ngoại ngữ của các đơn vị theo định kỳ đảm bảo mục tiêu tư vấn thúc đẩy và điều chỉnh quá trình thực hiện cho phù hợp.
Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường THPT, các Phòng Giáo dục và Đào tạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy và học ngoại ngữ của giáo viên và học sinh, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của các nhà trường.
1.1. Đối với giáo dục phổ thông
a) Lộ trình triển khai dạy tiếng Anh
Năm học |
Nội dung thực hiện |
|||||
Dạy thử nghiệm |
Dạy chính thức |
|||||
Khối lớp |
Số trường |
Số lớp |
Số học sinh |
Khối lớp |
Số học sinh |
|
2011-2012 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
2012-2013 |
6 |
6 |
6 |
210 |
3 |
15% |
2013-2014 |
7 |
6 |
6 |
210 |
3 |
30% |
|
|
|
|
6 |
15% |
|
2014-2015 |
8 |
6 |
6 |
210 |
3 |
40% |
10 |
5 |
10 |
450 |
6 |
20% |
|
2015-2016 |
9 |
6 |
6 |
210 |
3 |
50% |
11 |
5 |
10 |
450 |
6 |
20% |
|
|
|
|
|
10 |
15% |
|
2016-2017 |
12 |
5 |
10 |
450 |
3 |
70% |
|
|
|
|
6 |
30% |
|
|
|
|
|
10 |
30% |
|
2017-2018 |
|
|
|
|
3 |
90% |
|
|
|
|
6 |
40% |
|
|
|
|
|
10 |
40% |
|
2018-2019 |
|
|
|
|
3 |
100% |
|
|
|
|
6 |
50% |
|
|
|
|
|
10 |
50% |
|
2019-2020 |
|
|
|
|
6 |
70% |
|
|
|
|
10 |
60% |
|
2020-2021 |
|
|
|
|
6 |
90% |
2021-2022 |
|
|
|
|
6 |
100% |
2025-2026 |
|
|
|
|
10 |
100% |
b) Tập huấn, bồi dưỡng, tuyển dụng giáo viên tiếng Anh thực hiện Đề án
- Năm 2011 - 2012: tiến hành tổ chức rà soát trình độ năng lực tiếng Anh của giáo viên các cấp (cả 4 kỹ năng: nói, nghe, đọc, viết) theo Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung Châu Âu.
- Từ năm học 2011 – 2012: tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên ngoại ngữ các cấp theo nội dung chương trình tập huấn, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy chương trình tiếng Anh 10 năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến năm học 2017-2018, 100% giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng đủ trình độ năng lực năng lực tiếng Anh để giảng dạy chương trình 10 năm theo yêu cầu của Đề án.
- Từ năm học 2011 - 2012: tuyển dụng giáo viên tiếng Anh các cấp học đáp ứng theo yêu cầu của Đề án.
c) Lộ trình chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất thực hiện Đề án
- Khảo sát, xây dựng, trang bị phòng học ngoại ngữ:
+ Năm 2011 - 2012: Tiến hành khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, phòng học hiện có từ đó xây dựng kế hoạch, tiến hành nâng cấp hoặc xây mới phòng học ngoại ngữ.
+ Giai đoạn 2012 - 2015: Tiến hành nâng cấp hoặc xây mới phòng học ngoại ngữ 01 phòng/trường: 30 phòng cấp Tiểu học; 25 phòng cấp THCS; 07 phòng cấp THPT.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: Tiến hành nâng cấp hoặc xây mới phòng học ngoại ngữ 01 phòng/trường: 80 phòng cấp Tiểu học; 74 phòng cấp THCS; 08 phòng cấp THPT.
- Tài liệu tham khảo: Hiện nay trong thư viện các trường phổ thông đã có một số tài liệu phục vụ cho dạy và học nhưng còn ít như: sách bài tập tiếng Anh, sách giáo viên, sách bồi dưỡng đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá. Do đó cần trang bị, mua sắm thêm các tài liệu để tra cứu, tham khảo như: từ điển Anh - Anh, Anh - Việt, Việt - Anh; sách ngữ pháp tiếng Anh; các loại sách, băng đĩa tiếng, đĩa hình phục vụ cho dạy và học tiếng Anh…
1.2. Đối với giáo dục chuyên nghiệp
a) Giai đoạn 2011-2015
Triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường cho 10% số lượng học sinh, sinh viên, từ năm học 2012- 2013; đạt 60% vào năm 2015.
b) Giai đoạn 2016-2020
Triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường đạt 100% số lượng học sinh, sinh viên vào năm học 2019 - 2020.
1.3. Đối với giáo dục thường xuyên
a) Giai đoạn 2011-2015
- Chuẩn bị các điều kiện để dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho học viên các lớp bổ túc trung học phổ thông.
- Từ năm 2015-2016, dạy ngoại ngữ (tiếng Anh 7 năm) cho 100% học viên các lớp bổ túc trung học.
- Tổ chức dạy ngoại ngữ cho 5% số cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên vào năm 2015.
b) Giai đoạn 2016-2020
Tổ chức dạy ngoại ngữ đạt 30% số cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên vào năm đạt vào năm 2020.
2.1. Đối với giáo dục phổ thông
Tổng số 224 trường gồm: 110 trường Tiểu học, 99 trường THCS, 15 trường THPT.
a) Mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học: Theo danh mục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: 1.500 triệu đồng (I).
b) Mua sách tiếng Anh cho thư viện
224 trường x 10 triệu đồng = 2.240 triệu đồng (II).
c) Mua máy tính xách tay
Đảm bảo tối thiểu 01 máy/trường, cấp tiểu học: 110 chiếc, cấp THCS: 99 chiếc; cấp THPT: 15 chiếc.
224 chiếc x 14 triệu đồng = 3.136 triệu đồng (III).
d) Rà soát và bồi dưỡng giáo viên: 4.000 triệu đồng (IV).
e) Xây dựng phòng học ngoại ngữ và trang bị thiết bị
Tổng số phòng học ngoại ngữ cần xây dựng và trang bị thiết bị: 224 phòng (Tiểu học: 110 phòng; THCS: 99 phòng; THPT: 15 phòng).
- Đầu tư xây dựng phòng học ngoại ngữ:
224 phòng x 350 triệu đồng = 78.400 triệu đồng (V)
- Đầu tư trang thiết bị cho phòng học ngoại ngữ:
224 phòng x 320 triệu đồng = 71.680 triệu đồng (VI)
* Tổng dự toán kinh phí thực hiện:
(I) + (II) + (III) + (IV) + (V) + (VI) = 160.956 triệu đồng. Chia ra:
Giai đoạn 2011 - 2015: Kinh phí dự toán là: 51.416 triệu đồng.
Giai đoạn 2016 - 2020: Kinh phí dự toán là: 109.540 triệu đồng.
2.2. Đối với giáo dục thường xuyên
a) Mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học: Theo danh mục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: 70 triệu đồng (1).
b) Mua sách tiếng Anh cho thư viện
09 trung tâm x 10 triệu đồng = 90 triệu đồng (2).
c) Mua máy tính xách tay
Đảm bảo tối thiểu 01 máy/trung tâm.
09 chiếc x 14 triệu đồng = 126 triệu đồng (3).
d) Rà soát và bồi dưỡng giáo viên: 90 triệu đồng (4).
e) Xây dựng phòng học ngoại ngữ và trang bị thiết bị
Tổng số phòng học ngoại ngữ cần xây dựng và trang bị thiết bị: 09 phòng.
- Đầu tư xây dựng phòng học ngoại ngữ:
09 phòng x 350 triệu đồng = 3.150 triệu đồng (5).
- Đầu tư trang thiết bị cho phòng học ngoại ngữ:
09 phòng x 320 triệu đồng = 2.880 triệu đồng (6).
* Tổng dự toán kinh phí thực hiện:
(1) + (2) + (3) + (4) + (5) + (6) = 6.406 triệu đồng. Chia ra:
Giai đoạn 2012 - 2015: Kinh phí dự toán là: 3.036 triệu đồng.
Giai đoạn 2016 - 2020: Kinh phí dự toán là: 3.370 triệu đồng.
2.3. Tổng cộng số kinh phí dự toán (mục 2.1 + 2.2) là: 167.362 triệu đồng.
Kinh phí chủ yếu thực hiện từ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình kiên cố hóa và một phần từ nguồn ngân sách do tỉnh quản lý.
3.1. Sở Giáo dục và Đào tạo
Thường trực Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết để chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện hàng năm và từng giai đoạn; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch theo từng năm, theo giai đoạn; định kì báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính bố trí lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn.
3.3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh các chế độ, chính sách về tài chính, huy động các nguồn lực để thực hiện Kế hoạch.
3.4. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thống nhất, xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên ngoại ngữ và đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh theo từng giai đoạn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
3.5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, hướng dẫn, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học ngoại ngữ trong trường trung cấp nghề phù hợp với kế hoạch chung.
3.6. Sở Y tế
Chủ trì, hướng dẫn, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy và học ngoại ngữ trong trường trung cấp chuyên nghiệp phù hợp với kế hoạch chung.
3.7. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã
- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy và học ngoại ngữ cấp huyện, thị xã. Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng trên địa bàn xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học ngoại ngữ; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện của địa phương, định kỳ báo cáo cơ quan thường trực thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các ban, ngành liên quan chỉ đạo thực hiện thống nhất, đồng bộ, phù hợp với kế hoạch chung của tỉnh và triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả tại địa phương.
3.8. Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng về các chương trình, kế hoạch đổi mới công tác dạy - học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập, tạo môi trường học tập thuận lợi cho việc dạy và học ngoại ngữ./.