ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
*****
Số:
149/2007/QĐ-UBND
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******
Hà
Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THU PHÍ TRÔNG GIỮ XE ĐẠP, XE MÁY, ÔTÔ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phí, Lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về việc
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 06/2004/TT-BTC ngày 04/02/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về việc
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/05/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về
phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND ngày 13/07/2007 Khóa XIII Kỳ họp thứ 9 và
Công văn số 181/HĐND-KTNS ngày 21/09/2007 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Liên ngành: Giao thông công chính – Tài chính – Cục thuế Thành
phố Hà Nội tại Tờ trình số 451/TTLN: GTCC-TC-CT ngày 29/5/2007, Tờ trình số
774/TTLN: GTCC-TC-CT ngày 18/08/2007 và Liên ngành Cục thuế thành phố Hà Nội –
Tài chính – Kho Bạc Nhà nước Hà Nội tại Tờ trình số 6906 TTrLN/CTHN-STC-KBHN
ngày 07/06/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng
nộp phí
Các tổ chức, cá nhân được cung ứng
dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô.
Điều 2. Mức thu
phí
1. Phí trông giữ xe đạp, xe máy
(1 lượt xe: là một lần xe vào và ra
trên điểm trông giữ; Thời gian ban ngày : từ 6 giờ đến 18 giờ, thời gian ban
đêm: từ 18 giờ đến 6 giờ ngày hôm sau).
Đơn
vị tính: đồng/xe/lượt
Nội
dung thu phí
|
Mức
thu
|
- Phí trông giữ xe đạp ban ngày
|
1.000
|
- Phí trông giữ xe máy ban ngày
|
2.000
|
- Phí trông giữ xe đạp ban đêm
|
2.000
|
- Phí trông giữ xe máy ban đêm
|
3.000
|
- Phí trông giữ xe đạp theo tháng
|
25.000
|
- Phí trông giữ xe máy theo tháng
|
45.000
|
Riêng đối với các Huyện ngoại thành
(trừ trường hợp trông giữ xe tại các khu văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải
trí và trung tâm triển lãm áp dụng theo các mức thu trên), chợ, trường hợp, bệnh
viện áp dụng theo mức thu sau:
Đơn
vị tính: đồng/xe/lượt
Nội
dung thu phí
|
Mức
thu
|
- Phí trông giữ xe đạp ban ngày
|
500
|
- Phí trông giữ xe máy ban ngày
|
1.000
|
- Phí trông giữ xe đạp ban đêm
|
1.000
|
- Phí trông giữ xe máy ban đêm
|
2.000
|
- Phí trông giữ xe đạp theo tháng
|
25.000
|
- Phí trông giữ xe máy theo tháng
|
45.000
|
2. Phí trông giữ xe ô tô
a) Phí trông giữ xe ô tô theo từng
lượt (1 lượt tối đa không quá 120 phút)
+ Xe có 9 ghế ngồi trở xuống và xe
tải từ 1,5 tấn trở xuống: 10.000 đ/xe/lượt
+ Xe có 10 ghế ngồi trở lên và xe tải
trên 1,5 tấn trở lên: 20.000 đ/xe/lượt
(Quá thời gian 120 phút thì thu thêm
các lượt tiếp theo, trường hợp gửi xe qua đêm tính bằng 3 lượt).
b) Phí phục vụ tạm dừng, đỗ xe ô tô
tháng tại các điểm đỗ xe công cộng:
+ Xe có 9 ghế ngồi trở xuống:
60.000 đ/xe/tháng
+ Xe có 10 ghế ngồi trở
lên: 80.000 đ/xe/tháng
+ Xe
taxi:
80.000 đ/xe/tháng
c) Phí trông giữ ôtô hợp đồng theo
tháng:
Mức thu đối với loại xe tính
theo ghế ngồi (xe con, xe du lịch, xe khách):
1. Tại 4 Quận nội thành: Hoàn Kiếm,
Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa:
- Đối với xe gửi tại nơi không có
mái che (Biểu 1):
Đơn
vị tính: đồng
Phương
thức nhận trông giữ ô tô
|
Thời
gian trông giữ
|
Mức
thu
|
Đến
9 ghế ngồi
|
từ
10 ghế đến 16 ghế ngồi
|
Từ
17 ghế đến 29 ghế ngồi
|
từ
30 ghế ngồi trở lên
|
Trông giữ ban ngày
Trông giữ ban đêm
Trông giữ ngày đêm
|
1
Tháng
nt
nt
|
300.000
400.000
500.000
|
400.000
500.000
600.000
|
500.000
600.000
700.000
|
600.000
700.000
800.000
|
+ Riêng xe có dung tích máy từ
1.750 cm3 trở lên và có thời gian sử dụng trong vòng 3 năm kể từ năm sản xuất xe
đến thời điểm ký hợp đồng trông giữ xe áp dụng mức thu bằng (=) mức thi quy định
tại Biểu 1 nhân (x) với hệ số: K2 = 1,2
- Đối với xe gửi tại nơi có mái
che:
+ Xe có dung tích máy từ 1.750 cm3
trở lên và có thời gian sử dụng trong vòng 3 năm kể từ năm sản xuất xe đến thời
điểm ký hợp đồng trông giữ xe áp dụng mức thu bằng (=) mức thu quy định tại Biểu
1 nhân (x) với hệ số: K2 = 1,8
+ Các loại xe còn lại áp dụng mức
thu bằng (=) mức thu quy định tại Biểu 1 nhân (x) với hệ số: K3 = 1,5
2. Tại các quận khác
Mức thu phí: bằng (=) mức thu quy định
tương ứng với các trường hợp trên của 4 quận nội thành (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai
Bà Trưng, Đống Đa) nhân (x) với hệ số: K4 = 0,8
3. Tại các huyện ngoại thành
Mức thu phí: bằng (=) mức thu quy định
tương ứng với các trường hợp trên của 4 quận nội thành (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai
Bà Trưng, Đống Đa) nhân (x) với hệ số: K5 = 0,7
Mức thu đối với xe tính theo tải
trọng (xe tải):
1. Tại tất cả các quận trong Thành
phố Hà Nội (Biểu 2):
Đơn
vị tính: đồng
Phương
thức nhận trông giữ ô tô
|
Thời
gian trông giữ
|
Mức
thu
|
Đến
1,5 tấn
|
từ
1,6 đến 3,5 tấn
|
Từ
3,6 tấn đến 7 tấn
|
Trên
7 tấn
|
Trông giữ ban ngày
Trông giữ ban đêm
Trông giữ ngày đêm
|
1
Tháng
nt
nt
|
250.000
300.000
350.000
|
300.000
350.000
400.000
|
400.000
450.000
550.000
|
600.000
700.000
800.000
|
2. Tại các huyện ngoại thành:
Mức thu phí bằng (=) mức thu quy định
tại các quận trong thành phố như nêu ở Biểu 2 nhân (x) với hệ số: K = 0,8
(Tất cả các mức thu nêu trên đều
đã bao gồm thuế GTGT)
Điều 3. Đơn vị
thu phí
1. Các tổ chức, cá nhân được cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy phép trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn
Thành phố Hà Nội.
2. Riêng đối với các cơ quan Bộ, cơ
quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn
Thành phố Hà Nội có trách nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông của
cán bộ, công chức, viên chức và của người đến giao dịch, làm việc, không được
thu phí gửi phương tiện giao thông của người đến giao dịch, làm việc (theo quy
định tại Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước).
3. Trách nhiệm của đơn vị thu phí:
niêm yết hoặc thông báo công khai tại địa điểm thu phí về tên phí, mức thu phí,
phương thức thu và cơ quan quy định thu. Khi thu tiền phải cấp chứng từ thu phí
cho đối tượng nộp phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô theo quy định.
Điều 4. Quản
lý, sử dụng tiền phí thu được
Thực hiện theo quy định tại Thông
tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 (điểm D mục III). Công văn số 5963/BTC-NSNN
ngày 08/05/2007 và Công văn số 12602/BTC-NSNN ngày 12/10/2006 của Bộ Tài chính,
cụ thể như sau:
1. Đối với các đơn vị được tổ chức
theo loại hình doanh nghiệp, các hộ kinh doanh: Số phí trông giữ ô tô, xe máy,
xe đạp do các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thu theo nhiệm vụ được cấp có thẩm
quyền giao được tính là doanh thu của doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Các doanh
nghiệp, hộ kinh doanh có trách nhiệm quản lý, sử dụng số phí trông giữ ô tô, xe
máy, xe đạp theo chế độ quy định về phí, lệ phí và thực hiện nghĩa vụ về thuế với
nhà nước theo các quy định hiện hành.
2. Đối với các đơn vị sự nghiệp thực
hiện cơ chế tự chủ tài chính: số phí trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp thu theo
nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, sau khi được sử dụng để thực hiện các nhiệm
vụ chi theo quy định của Nhà nước; phần còn lại phải nộp ngân sách nhà nước và
được hạch toán vào Mục lục ngân sách nhà nước theo loại, khoản, mục, tiểu mục
tương ứng theo quy định.
3. Đối với các địa phương không tổ
chức bộ máy quản lý riêng: số phí trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp thu được
sau khi trừ phần chi phí tổ chức thu, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước và được
hạch toán vào Mục lục ngân sách nhà nước theo loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng
theo quy định.
Điều 5. Chứng từ
thu phí
Sử dụng biên lai thu phí, lệ phí;
hóa đơn GTGT hoặc vé in sẵn do Cơ quan thuế phát hành.
Điều 6. Xử lý
vi phạm
Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý
theo Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ và Thông tư số
06/2004/TT-BTC ngày 04/02/2004 của Bộ Tài chính
Điều 7. Hiệu lực
thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành
sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 45/2004/QĐ-UB ngày
15/03/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố quy định về thu phí trông giữ xe đạp,
xe máy, xe ô tô trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Điều 8. Tổ chức
thực hiện
Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân
Thành phố; Giám đốc các Sở: Tài chính, Giao thông Công chính; Kho bạc Nhà nước
Hà Nội; Cục Thuế thành phố Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện; Các tổ chức
và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 8;
- TT Thành Ủy, TT HĐND TP (để
- Bộ Tài
chính;
(báo
- Đ/c CT UBND TP;
( cáo
- Các đ/c PCT UBND TP;
- CPVP, các Phòng CV;
- Lưu VT
(UBND quận, huyện sao gửi Quyết định này đến UBND xã, phường, thị trấn trực
thuộc)
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Mạnh Hiển
|