ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
147/1998/QĐ-UB
|
Bình
Phước, ngày 01 tháng 12 năm 1998
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC: BAN HÀNH QUY CHẾ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC VÀ ĐƯỢC XÁC
LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ NƯỚC.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994
- Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ “Ban hành Quy chế Bán
đấu giá tài sản”.
- Căn cứ Quyết định số 100TC/QLCS ngày 23/01/1997 của Bộ Tài chính Ban hành
“Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước
và được xác lập quyền sở hữu Nhà nước”.
- Xét đề nghị của Sở Tài chính – Vật giá tại Tờ trình số 336/TT.TCVG ngày
22/08/1998 và Công văn số 449/CV.TCVG ngày 30/10/1998.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Nay ban hành kèm theo quyết định này
Bản Quy chế bán đấu giá tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước được áp dụng trong
phạm vi Tỉnh Bình Phước.
Điều 2 : Giao Hội đồng định giá và bán đấu giá
cấp Tỉnh và các huyện Tổ chức thực hiện Bản quy chế này. Các quy định trước đây
trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3 : Các ông Chánh Văn phòng UBND Tỉnh,
Chủ tịch Hội đồng định giá và bán đấu giá, Giám đốc các Sở, ban, ngành liên
quan và Chủ tịch UBND các huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lưc thi hành
sau 15 ngày kể từ ngày ký.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trương Tấn Thiệu
|
QUY CHẾ
BÁN
ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 147/1998/QĐ-UB ngày 01-12-1998 của UBND
Tỉnh Bình Phước)
Điều 1 : Những quy định
chung
1. Phạm vi áp dụng: Tài sản bán đấu
giá áp dụng quy chế này bao gồm tài sản được phép giao dịch đã ra quyết định
tịch thu sung quỹ Nhà nước và được xác lập quyền sở hữu Nhà nước.
2. Hình thức bán đấu giá: Tài sản
bán đấu giá được tổ chức theo hình thức công khai cho nhiều người muốn mua tham
gia trả giá theo thủ tục được quy định tại Quy chế này.
3. Người bán đấu giá: Hội đồng định
giá và bán đấu giá (gọi tắt là Hội đồng bán đấu giá), cụ thể:
a) Đối với cấp Tỉnh được thành lập
theo Quyết định số 2337/QĐ-UB ngày 16 tháng 12 năm 1997 của UBND Tỉnh Bình Phước.
b) Đối với cấp huyện được thành lập
theo Quyết định của UBND Huyện. Thành phần gồm Trưởng phòng Tài chính làm Chủ
tịch Hội đồng, các thành viên cơ quan đề nghị cấp thẩm quyền ra quyết định tịch
thu làm Phó Chủ tịch Hội đồng và cơ quan chuyên môn có liên quan làm thành
viên.
4. Người điều hành bán đấu giá: Chủ
tịch Hội đồng bán đấu giá hoặc người được ủy quyền điều hành.
5. Người tham gia đấu giá: các cá
nhân, tổ chức có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
6. Người không được tham gia đấu
giá là những người làm việc trong Hội đồng bán đấu giá tài sản : cha, mẹ, vợ chồng
và con những người đó.
7. Nguyên tắc bán đấu giá : Việc
bán đấu giá tài sản được thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp công khai, trung thực,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
Điều 2 : Nghĩa vụ và quyền
lợi của người mua tài sản bán đấu giá :
Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá
(gọi là người mua) tài sản sung quỹ Nhà nước có quyền và nghĩa vụ như sau :
1. Phải đăng ký mua tài sản chậm
nhất là 02 ngày trước ngày mở cuộc bán đấu giá và phải nộp tiền ký quỹ (đặt
trước) và nộp lệ phí đấu giá, mức tạm nộp như sau :
a) Đặt trước bằng 10% trị giá tài
sản đăng ký mua đấu giá, mức tối thiểu là 500.000 đồng.
b) Lệ phí tham gia đấu giá 0,1% trị
giá tài sản đăng ký mua đấu giá, được dùng chi phí tổ chức bán đấu giá (Mức thu
tối thiểu là 20.000 đồng, tối đa khôn quá 200.000 đồng).
2. Được quyền xem tài sản, tham khảo
hồ sơ tài sản bán đấu giá trước ngày mở cuộc bán đấu giá ít nhất 02 ngày.
3. Trong trường hợp mua được tài
sản bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được từ vào giá mua, nếu không mua được
tài sản thì khoản tiền đặt trước được trả lại cho người nộp ngay khi cuộc bán
đấu giá kết thúc.
4. Trong trường hợp người muốn tham
gia đấu giá đã nộp một khoản tiền đặt trước nhưng sau đó không tham gia đấu giá
thì khoản tiền đặt trước đó được sung vào công quỹ Nhà nước. Hoặc tham gia đấu
giá mua được tài sản mà từ chối mua hoặc hủy hợp đồng, thì khoản tiền đặt trước
và tài sản đó được sung vào công quỹ Nhà nước.
5. Khi mua được tài sản bán đấu giá
thì người mua chịu mọi chi phí phát sinh sau khi nhận được tài sản từ người bán
đấu giá.
6. Có nghĩa vụ đăng ký quyền sở hữu
đối với tài sản bán đấu giá đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
7. Trường hợp trong cuộc đấu giá
nếu người đăng ký mua đã trả cao nhất rút lại giá đã trả thì người rút lại giá đã
trả được xử lý như sau :
- Không được quyền tham gia trả
giá.
- Nếu giá bán tài sản nhỏ hơn giá
mà người mua rút lại giá đã trả thì người rút lại giá đã trả phải trả khoản tiền
chênh lệch cho người bán đấu giá. - Nếu cuộc đấu giá không thành thì người mua
rút lại giá đã trả phải chịu mọi chi phí cho việc tổ chức đấu giá. - Nếu tài
sản bán được giá cao hơn giá người mua rút lại giá đã trả thì người rút lại không
được hưởng khỏan chênh lệch đó.
Điều 3 : Nghĩa vụ và quyền
hạn của Hội đồng bán đấu giá :
Nghĩa vụ và quyền hạn của Hội đồng
bán đấu giá được thực hiện theo Điều 14, 15 của Quy chế quản lý và xử lý tài
sản khi có quyết địch tịch thu sung quỹ Nhà nước và được xác lập quyền sở hữu
Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 100TC/QLCS ngày 23/1/1997 của Bộ Tài
chính, cụ thể :
1. Tiếp nhận tài sản tịch thu theo
Điều 10 của Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung
quỹ Nhà nước và được xác lập quyền sở hữu Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định
số 100TC/QLCS.
2. Định giá khởi điểm đối với tài
sản đấu giá.
3. Thông báo, niêm yết công khai,
đấy đủ chính xác các thông tin cần thiết liên quan đến tài sản bán đấu giá cho
đến trước ngày mở cuộc bán đấu giá 02 ngày tại địa điểm đã thông báo. Tạo điều
kiện hướng dân cho mọi người được xem tài sản, tham khảo hồ sơ và đăng ký mua
tài sản bán đấu giá.
4. Thu tiền đặt trước và lệ phí tham
gia đấu giá theo Điểm 1 Điều 2 của Quy chế này.
5. Tổ chức bán đấu giá tài sản theo
đúng nguyên tắc và thủ tục quy định tại Quy chế này.
6. Tùy theo tính chất, nội dung và
giá trị của tài sả bán đấu giá Chủ tịch HĐBĐG quyết định hình thức bán đấu giá
công khai rộng rãi cho các cá nhân và các thành phần kinh tế hoặc đấu giá công
khai hạn chế cho một số đối tượng đối với tài sản là hàng hóa tiêu dùng, vàng
bạc, kim khí, đá quý… thuộc loại hàng hóa hạn chế sử dụng và thể thức tiến hành
đấu giá theo hình thức bỏ phiếu kín hoặc trả giá bằng miệng.
7. Trường hợp tài sản bán đấu giá
không có ai đăng ký mua hoặc có 01 người đăng ký thì được xử lý như sau :
- Trường hợp không có ai tham gia
đăng ký mua tài sản thì tài sản này được tiến hành bán đấu giá lần sau. Nhưng
trong thời gian chuẩn bị tổ chức bán lần sau nếu có người đăng ký mua hàng với
giá sàn hoặc cao hơn giá sàn thì Chủ tịch HĐBĐG quyết định bán trực tiếp.
- Trường hợp có 01 người đăng ký
mua tài sản thì Chủ tịch HĐBĐG hoặc người điều hành bán đấu giá quyết định bán trực
tiếp tài sản.
8. Thực hiện ký hợp đồng mua bán,
hợp đồng thanh lý mua bán tài sản đối với người mua tài sản.
9. Chuyển giao tài sản, hồ sơ, chứng
từ… có liên quan đến tài sản cho người mua được tài sản (nếu có) sau khi nhận
đủ số tiền mua tài sản do người mua nộp.
10. Người bán đấu giá không chịu
trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản bán đấu giá sau khi người mua nhận
tài sản.
Điều 4 : Trình tự bán đấu
giá :
Trước khi thực hiện bán đấu giá,
người điều hành bán đấu giá thực hiện các công việc và nội dung sau :
1. Giới thiệu bản thân và người giúp
việc (nếu có).
2. Điểm danh người đã đăng ký tham
gia đấu giá tài sản.
3. Giới thiệu từng tài sản bán đấu
giá, nhắc lại giá khởi điểm.
4. Trả lời câu hỏi của người tham
gia đấu giá liên quan đến tài sản bán đấu giá và yêu cầu người tham gia đấu giá
trả giá, hoàn tất các thủ tục đăng ký cuối cùng trước khi đấu giá (khách hàng
nàokhông đủ điều kiện thì không được quyền tham gia đấu giá).
5. Tiến hành bán đấu giá, nhắc lại
một cách rõ ràng, chính xác bằng lời nói giá đã trả sau cùng cao hơn giá người
trước đã trả, mỗi lần cách nhau ba mươi giây (30 giây).
6. Công bố người mua được tài sản
bán đấu giá đã trả giá cao nhất nều sau ba lần nhắc lại giá đã trả cao hơn (đối
với trả giá bằng miệng) hay sau ba lần bỏ phiếu kín. Trường hợp nếu có nhiều người
cùng trả một giá thì người điều hành bán đấu giá tổ chức cho trả giá tiếp tục
hoặc bốc thăm giữa những người đó và công bố người rút trúng thăm là người mua
được tài sản.
7. Người điều hành phải ghi rõ kết
quả bán đấu giá vào “Biên bản bán đấu giá tài sản sung quỹ Nhà nước” có chữ ký
của người điều hành, người mua và ít nhất 02 người chứng kiến trong số những người
tham gia đấu giá. Biên bản này được lập ngày tại cuộc bán đấu giá.
8. Trả lại tiền đặt trước (tại Phần
a Điều 1 Điều 2) cho người đăng ký mua tài sản nếu người mua tài sản không mua
được tài sản, ngọai trừ Điều 7 Điều 2 của Quy chế này.
Điều 5 : Thời gian thanh toán,
phương thức thanh toán và giao nhận tài sản :
1. Thời hạn thanh toán :
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
bán đấu giá và công bố người trúng mua tài sản bán đấu giá, người mua phải tiến
hành ký hợp đồng, thanh tóan cho người bán số tiền mua tài sản. Quá thời hạn
trên thì coi như người mua từ chối mua hoặc hủy bỏ hợp đồng.
2. Phương thức thanh toán tiền mua
tài sản do người bán đấu giá và người được mua tài sản bán đấu giá thỏa thuận.
3. Giao nhận tài sản.
a) Tài sản được giao tại kho bãi
của người bán trừ trường hợp người bán đấu giá và người được mua tài sản bán đấu
giá thỏa thuận khác.
b) Người bán đấu giá phải giao tài
sản cho người mua tài sản ngay sau khi nhận đủ tiền thanh toán của người mua.
Điều 6 : Quản lý số tiền thu
được từ bán đấu giá
Toàn bộ số tiền thu được từ bán tài
sản tịch thu, tiền do vi phạm hợp đồng và tại Điểm 7 Điều 2 (nếu có) được nộp
100% vào tài khỏan tạm giữ chờ xử lý của Cơ quan Tài chính mở tại Kho bạc Nhà
nước Tỉnh.
Chi bồi duỡng, khen thưởng cho các
tổ chức, cá nhân có thành tích phát hiện, xử lý… theo chế độ hiện hành của Nhà
nước do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Cơ quan tài chính căn cứ vào tính
hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản tịch
thu sung quỹ Nhà nước và được xác lập quyền sở hữu Nhà nước do HĐBĐG, cơ quan
ra quyết định tịch thu đề nghị để chi trả theo đúng Điều 18 của Quy chế quản lý
và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và được xác lập
quyền sở hữu Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 100TC/QLCS ngày 23/1/1997
của Bộ Tài chính.
Số tiền còn lại sau khi trừ mọi chi
phí đã được cơ quan tài chính xét duyệt được chuyển toàn bộ từ tài khoản tạm
giữ chờ xử lý vào NSNN. Nếu thu không đủ trang trải chi phí thì NSNN cấp bổ
sung thêm.
Điều 7 : Trách nhiệm của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền làm các thủ tục để xác lập quyền sở hữu tài sản cho
người mua :
- Đối với tài sản phải lập thủ tục
để xác lập quyền sở hữu thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có nhiệm vụ hướng
dẫn cho người mua đăng ký làm thủ tục.
- Thời gian làm thủ tục không quá
10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 8 : Giải quyết khiếu
nại, tranh chấp :
- Thời gian khiếu nại : 15 ngày kể
từ ngày công bố người trúng mua được tài sản đấu giá.
Mọi khiếu nại, tranh chấp liên quan
đến việc bán đấu giá tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật.