ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1456/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày
06 tháng 5 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ ÁN PHÁT
TRIỂN HÀNG XUẤT KHẨU TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số
146/QĐ-UBND ngày 13/01/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công
tác trọng tâm năm 2022;
Theo đề nghị của Sở Công
Thương tại Tờ trình số 15/TTr-SCT ngày 22/3/2022 và đề nghị của Sở Tài chính tại
Văn bản số 1014/STC-TCHCSN ngày 18/4/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí Đề án phát triển
hàng xuất khẩu tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với các nội
dung như sau:
1. Tên đề án: Đề án phát
triển hàng xuất khẩu tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Cơ quan thực hiện: Sở
Công Thương Bình Định
3. Nội dung đề án: Bao gồm
03 phần:
- Phần I: Thực trạng hoạt
động xuất khẩu hàng hóa tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020.
- Phần II: Giải pháp
phát triển xuất khẩu hàng hóa tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm
2030
- Phần III: Tổ chức thực
hiện.
(Chi
tiết như Phụ lục kèm theo)
4. Dự toán kinh phí: 151.850.000
đồng (Một trăm năm mươi mốt triệu, tám trăm năm mươi nghìn đồng). Chi
tiết như Phụ lục kèm theo Văn bản số 1014/STC- TCHCSN ngày 18/4/2022 của Sở Tài
chính.
5. Nguồn kinh phí thực hiện:
Từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế chờ phân bổ trong dự toán ngân sách tỉnh năm
2022.
6. Thời gian thực hiện: Năm
2022.
Điều 2.
Sở Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan thực hiện xây dựng Đề án phát triển hàng xuất khẩu tỉnh
Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đảm bảo theo quy định của Nhà
nước.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Công
Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh và Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tự Công Hoàng
|
PHỤ LỤC
ĐỀ CƯƠNG
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN HÀNG XUẤT KHẨU TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM
2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1456/QĐ-UBND ngày 06/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)
PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ
ÁN
II. CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN
III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
- Đánh giá thực trạng phát triển
xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020.
- Phân tích, dự báo tình hình phát
triển kinh tế, thị trường trong và ngoài nước có ảnh hưởng đến phát triển xuất
khẩu hàng hóa tỉnh Bình Định.
- Định hướng phát triển xuất khẩu
hàng hóa tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như cả nước.
- Đề xuất một số giải pháp và
kiến nghị nhằm phát triển xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bình Định đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030.
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
NGHIÊN CỨU LẬP ĐỀ ÁN
1. Đối tượng:
Hàng hóa xuất khẩu tỉnh Bình Định
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Phạm vi
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu
hàng hóa giai đoạn 2016 - 2020 và triển vọng phát triển xuất khẩu hàng hóa trên
địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đề xuất
các giải pháp phát triển hàng xuất khẩu đến năm 2030.
- Tập trung đánh giá hoạt động
xuất khẩu hàng hóa (không bao gồm xuất khẩu dịch vụ) của tỉnh Bình Định.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LẬP
ĐỀ ÁN
- Phương pháp tổng hợp, phân
tích, thống kê kinh tế, đánh giá thực trạng phát triển xuất khẩu của tỉnh và dự
báo xu hướng phát triển của các đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát
thực tế được sử dụng để thu thập tài liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu xây dựng
đề án.
- Phương pháp dự báo, so sánh
và các chỉ tiêu phát triển ngành được so sánh giữa các địa phương và với một số
tỉnh trong vùng và cả nước.
- Phương pháp chuyên gia được sử
dụng trong quá trình đánh giá nhân tố ảnh hưởng, cơ hội và thách thức, xây dựng
quan điểm, định hướng, giải pháp phát triển xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
PHẦN I
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN
2016 - 2020
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH
TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH
1. Điều kiện tự nhiên
2. Tình hình phát triển kinh tế
- xã hội
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng
1.1. Tổng kim ngạch xuất khẩu
1.2. Tốc độ tăng trưởng bình
quân
2. Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu
2.1. Kết quả xuất khẩu theo
từng nhóm hàng
2.2. Phân tích sự chuyển dịch
trong cơ cấu nhóm hàng
3. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu
3.1. Gạo
3.2. Sắn và các sản phẩm từ
sắn
3.3. Sản phẩm đồ gỗ nội ngoại
thất
3.4. Viên nén gỗ
3.5. Dăm gỗ
3.6. Thủy hải sản các loại
3.7. Khoáng sản và vật liệu
xây dựng
3.8. Sản phẩm may mặc
3.9. Giày dép các loại
3.10. Sản phẩm bằng chất dẻo
4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
4.1. Thị trường xuất khẩu chủ
yếu của tỉnh
4.2. Đánh giá sự chuyển dịch
thị trường xuất khẩu, thị trường mới
5. Thành phần kinh tế tham gia
xuất khẩu
5.1. Giá trị xuất khẩu của
các thành phần kinh tế
5.2. Đánh giá tình hình xuất
khẩu của các thành phần kinh tế
6. Đóng góp của hàng hóa xuất
khẩu đối với kinh tế - xã hội của tỉnh
6.1. Đối với kinh tế
6.2. Đối với xã hội
III. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TỈNH BÌNH ĐỊNH
1. Năng lực cạnh tranh của một
số mặt hàng xuất khẩu chính
2. Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh
3. Năng lực cung cấp dịch vụ hỗ
trợ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh
4. Kết cấu hạ tầng phục vụ xuất
khẩu trên địa bàn tỉnh
5. Kết quả triển khai thực hiện
các chính sách, giải pháp phát triển xuất khẩu
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Đánh giá chung về kết quả hoạt
động xuất khẩu tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020
2. Những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân
PHẦN II
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TỈNH
1. Nhận diện điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức về phát triển xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định
2. Nhận dạng các phương án chiến
lược cho phát triển xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định trong thời
gian tới
II. DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ TRIỂN
VỌNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU TỈNH
1. Dự báo tình hình xuất khẩu
trong nước
2. Dự báo xu hướng thương mại
thế giới
2.1. Xu hướng phát triển
thương mại thế giới
2.2. Dự báo về thị trường một
số nước trên thế giới
3. Dự báo tình hình triển khai
các dự án đầu tư phục vụ xuất khẩu trong tỉnh
III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Quan điểm
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Về quy mô và tốc độ tăng trưởng
- Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
- Về các sản phẩm xuất khẩu chủ
lực
3. Định hướng phát triển
3.1. Định hướng chung
3.2. Định hướng cụ thể đối với
từng mặt hàng xuất khẩu chủ lực
3.3. Định hướng thị trường
xuất khẩu
3.4. Định hướng nâng cao
năng lực hỗ trợ xuất khẩu
IV. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Huy động nguồn lực phát triển
xuất khẩu
1.1. Về huy động vốn đầu tư
1.2.Về phát triển nguồn nhân
lực
1.3. Về chuyển giao và phát
triển công nghệ
2. Hỗ trợ phát triển xuất khẩu
của tỉnh
2.1. Về phát triển thị trường,
xúc tiến thương mại
2.2. Về phát triển sản phẩm,
hàng hóa xuất khẩu chủ lực của tỉnh
2.3. Về phát triển thương
nhân
3. Về nâng cao năng lực cung cấp
dịch vụ hỗ trợ phát triển xuất khẩu
3.1. Thể chế môi trường kinh
doanh
3.2. Cơ sở hạ tầng, kho bãi
3.3. Phát triển hạ tầng và
các loại hình dịch vụ logistics
3.4. Xây dựng hệ thống hạ tầng
thương mại xuất khẩu và cơ sở dữ liệu về xuất khẩu
4. Nhiệm vụ và giải pháp khác
4.1. Quy hoạch vùng nguyên
liệu, phát triển sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu
4.2. Liên kết phát triển nguồn
hàng xuất khẩu
4.3. Nâng cao năng lực quản
lý nhà nước
4.4. Nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp
PHẦN III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. NHIỆM VỤ CÁC SỞ, BAN
NGÀNH
II. KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN