ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1454/QĐ-UBND
|
Hòa Bình, ngày 03 tháng 06 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÒA BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ
Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 164/2013/NĐ-CP
ngày 12/11/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
29/2008/NĐ-CP ngày
14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày
25/6/2014 của Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2014-2020.
Xét đề nghị của Trưởng Ban Quản lý
các khu công nghiệp tại Tờ trình số 27/TTr-BQLCKCN
ngày 19/5/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định hỗ trợ
đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các Doanh nghiệp trong các khu công
nghiệp tỉnh Hòa Bình.
Điều 2. Mức hỗ trợ thực hiện từ ngày 01/01/2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban
Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành,
đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị, cá
nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
- Phó CVP/UBND tỉnh Phạm Anh Quý;
- Lưu: VT, TCTM(NL.80).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Quang
|
QUY ĐỊNH
HỖ
TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
1454/QĐ-UBND ngày 03/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa
Bình)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định ưu đãi tuyển dụng,
sử dụng lao động tại chỗ và hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các
Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình, nhằm khuyến khích các
doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có chiến lược thu hút, ưu tiên tuyển dụng, sử dụng lao động tại chỗ, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu đẩy
mạnh công tác xã hội hóa đào tạo nghề, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, tạo việc làm ổn định, bền vững cho người lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp
có nhu cầu đào tạo và sử dụng lao động tại chỗ phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh của các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp của tỉnh.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
1. Lao động tại chỗ: là lao động có hộ
khẩu thường trú tại tỉnh Hòa Bình.
2. Giấy tờ chứng minh có hộ khẩu thường
trú, gồm: Bản sao hợp lệ Sổ hộ khẩu và Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Điều kiện để được hỗ trợ
Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp
được hỗ trợ đáp ứng các điều kiện sau:
1. Được thành lập theo Luật Doanh
nghiệp, có đủ điều kiện hoạt động đào tạo nghề hoặc có hợp đồng đào tạo nghề với các đơn vị, cơ sở có đủ điều kiện hoạt động dạy nghề theo quy định
của pháp luật.
2. Doanh nghiệp đã tổ chức khóa đào tạo
nghề và ký hợp đồng lao động với người lao động có hộ khẩu
thường trú tại tỉnh Hòa Bình từ 12 tháng trở lên và người
lao động đã được tham gia Bảo hiểm xã hội.
Điều 5. Mức và
phương thức hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ
- Sử dụng từ 10 đến dưới 100 lao động:
300.000 đồng/lao động;
- Sử dụng từ 100 đến dưới 1.000 lao động:
500.000 đồng/lao động;
- Sử dụng từ 1.000 lao động trở
lên: 1.000.000 đồng/lao động.
2. Phương thức hỗ trợ:
Hỗ trợ được thực hiện sau khi đào tạo
nghề. Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động thực hiện thông qua doanh
nghiệp. Mỗi lao động chỉ được hỗ trợ đào tạo 01 lần trong
suốt thời gian làm việc tại tỉnh Hòa Bình.
Điều 6. Nguồn
kinh phí hỗ trợ: Nguồn kinh phí ngân sách tỉnh bố
trí theo kế hoạch hàng năm.
Điều 7. Hồ sơ đề
nghị của doanh nghiệp
Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp
lập hồ sơ thành 03 bộ nộp tại cơ quan đầu mối là Ban Quản lý các khu công nghiệp
tỉnh gồm:
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đủ điều
kiện hoạt động dạy nghề hoặc Hợp đồng đào tạo với các đơn vị, cơ sở có đủ điều
kiện hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật.
- Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy
chứng nhận đầu tư (nếu có);
- Kế hoạch đào tạo nghề cho người lao
động của doanh nghiệp;
- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào
tạo nghề (Biểu mẫu số 01 kèm theo Quyết định này);
- Danh sách lao động đề nghị hỗ trợ
đào tạo nghề kèm theo các Giấy tờ chứng minh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hòa Bình (mẫu số 02 kèm theo Quyết định
này) kèm theo Giấy chứng minh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hòa Bình, Bản
sao Hợp đồng lao động và sổ Bảo hiểm xã hội; bản sao danh sách lao động tham
gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (Danh sách do cơ
quan Bảo hiểm xã hội cung cấp).
Điều 8. Thời gian giải quyết hỗ
trợ kinh phí
- Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 6 Quyết định này, Ban Quản lý các
khu công nghiệp tỉnh thẩm tra hồ sơ, đề nghị Sở Tài chính
thẩm định (Biểu mẫu số 03 kèm theo Quyết định
này), trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt.
- Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được văn bản đề nghị của Ban Quản lý
các khu công nghiệp tỉnh, Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí cho Doanh nghiệp
trong các khu công nghiệp.
- Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày
có Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh,
Kho bạc Nhà nước chuyển kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề
cho Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đề nghị hỗ trợ đào tạo nghề.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ
quan, đơn vị
1. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan:
- Hàng năm tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề của các Doanh nghiệp gửi Sở
Tài chính thẩm định, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
- Hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm tra hồ
sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí của doanh nghiệp;
- Theo dõi, kiểm
tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định này. Định kỳ 6 tháng, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả triển khai thực hiện.
2. Sở Tài Chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan:
Tổng hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn từ ngân sách tỉnh
hàng năm để hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho các Doanh nghiệp trong các khu công
nghiệp; đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp thanh toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ tại Quyết định này.
3. Các Doanh nghiệp trong các khu
công nghiệp
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch và tổ
chức đào tạo nghề cho người lao động tại chỗ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
mình, báo cáo Ban Quản lý các khu công nghiệp tổng hợp, báo cáo theo quy định.
- Thực hiện đúng, đầy đủ các thủ tục,
hồ sơ theo quy định tại Quyết định này
Điều 10. Điều
khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng
mắc, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, các cơ
quan có liên quan phản ánh về Ban Quản lý các khu công nghiệp để
tổng hợp, trình Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung, điều chỉnh theo quy định./.
Mẫu số
01:
Kính gửi:
|
- Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh;
- Sở Tài chính.
|
Căn cứ Quyết định số……….. /2016/QĐ-UBND ngày / / /2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc
ban hành Quy định Quy định ưu đãi tuyển dụng, sử dụng lao động
tại chỗ và hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các Doanh nghiệp
trong các khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình.
Tên doanh nghiệp:
………………………………………………………………………………
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ……………………………………………………..
Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư ……………………………..
Căn cứ Kế hoạch
đào tạo nghề cho người lao động của Công ty số ……., Ngày
/ /20... Công ty đã tổ chức đào tạo
nghề cho người lao động của Công ty và kính đề nghị xem xét hỗ trợ như sau:
- Số người tham
gia đào tạo:.... người;
- Thời gian đào tạo từ: ………………………………………;
- Số người hoàn thành khóa đào tạo: ……………người
Tổng kinh phí yêu cầu hỗ trợ: ………….
đồng
Thông tin đơn vị
nhận kinh phí hỗ trợ:
- Tên đơn
vị: …………………………………………………………………………………..
- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………….
- Tài khoản thụ hưởng:
………………………………………………………………………
(Có
hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí
kèm theo)
|
…………., ngày …. tháng ….. năm
…..
Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 02:
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
DANH SÁCH LAO ĐỘNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ
(Tên xếp theo thứ tự A, B, C)
Tên doanh nghiệp:
……………………………………………………………………………
Địa chỉ:
…………………………………………………………………………………………
TT
|
Họ
và tên
|
Giới
tính
|
Năm sinh
|
Số
CMND, ngày cấp
|
Nghề
đào tạo
|
Thời
gian đào tạo
|
Công
việc đang làm
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Kèm theo bản sao Hợp đồng lao động
hoặc số BHXH của từng lao động)
|
…………., ngày …. tháng ….. năm
…..
Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 03:
Kính gửi:
Sở Tài chính
Ngày ………………, Ban
Quản lý các khu công nghiệp nhận được hồ sơ của Công ty ………….. về việc đề nghị hỗ trợ kinh phí hỗ trợ
đào tạo nghề cho người lao động (sao gửi kèm).
Sau khi xem xét, thẩm định hồ sơ, Ban
Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đề nghị Sở Tài chính thẩm
định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
kinh phí hỗ trợ hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động của Công ty như sau:
- Tổng kinh phí hỗ trợ: ……………………………………..(Bằng chữ: …………………).
Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
đề nghị Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND
tỉnh (b/c);
- …………………..
-
- Lưu:
|
TRƯỞNG BAN
(Ký tên, đóng dấu)
|