Quyết định 144/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025, định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 144/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/03/2022
Ngày có hiệu lực 28/03/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Tháp
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 144/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 28 tháng 3 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định 523/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30 tháng 9 năm 2020 Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI;

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển lâm nghiệp bền vững đến 2025 và định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 466/SNN-CCKL ngày 25 tháng 02 năm 2022, Tờ trình số 325/TTr-SNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 và ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 47/SKHĐT-KT ngày 07 tháng 01 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025, định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum, với nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM

- Phát triển lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật có sự thống nhất giữa quản lý, bảo vệ, phát triển rừng với sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản và các dịch vụ hệ sinh thái rừng trên cơ sở có sự tham gia của các bên có liên quan, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát huy tiềm năng về khí hậu, đất đai và lợi thế so sánh; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại và đổi mới, sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị tổng hợp của rừng.

- Huy động, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư để phát triển lâm nghiệp nhanh, bền vững theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế; Phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa và tổ chức liên kết sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị lâm sản hài hòa mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và an sinh xã hội.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Xây dựng ngành lâm nghiệp tỉnh Kon Tum trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp ngày càng cao cho tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh. Phát huy tối đa các tiềm năng để phát triển kinh tế lâm nghiệp nhanh và bền vững gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp đa dạng các dịch vụ hệ sinh thái rừng, cải thiện sinh kế cho người dân. Định hướng đến năm 2030, ngành lâm nghiệp tỉnh Kon Tum trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật có sức cạnh tranh cao; phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng; công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng, giá trị gia tăng cao, tham gia trong chuỗi cung ứng giá trị lâm sản quốc gia.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Mục tiêu đến năm 2025

- Đến năm 2025 trồng mới được 15.000 ha rừng tập trung và trồng 03 triệu cây phân tán; diện tích rừng có trồng Sâm Ngọc Linh khoảng 4.500 ha, khoanh nuôi phục hồi rừng được ít nhất 7.300 ha; nuôi dưỡng làm giàu rừng ít nhất 1.000 ha; giải quyết được việc làm cho khoảng 23.000 lao động/năm.

- Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, trọng tâm là rừng phòng hộ, đặc dụng; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; phấn đấu số vụ vi phạm năm sau giảm 10% so với năm trước.

- Độ che phủ rừng đến năm 2025 đạt 64%.

- Đến năm 2025, đảm bảo 100% diện tích rừng có chủ quản lý thực sự theo quy định của Luật Lâm nghiệp; cho thuê đất, thuê rừng để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội với diện tích khoảng 50.000 ha.

- Khai thác, sử dụng hiệu quả rừng trồng nguyên liệu và rừng trồng cao su, giai đoạn 2021 - 2025 khai thác và chế biến 520.000 m3 gỗ từ rừng trồng, gỗ cao su thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tiến tới chấm dứt xuất gỗ nguyên liệu thô.

- Ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Kon Tum cơ bản hiện đại, đủ năng lực về công nghệ tham gia hội nhập thị trường trong nước và quốc tế, xây dựng được ít nhất 01 nhà máy chế biến gỗ công suất trên 50.000m3/năm;

[...]