Quyết định 1439/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp trong quản lý đối với dự án đầu tư kinh doanh do tỉnh Phú Yên quản lý
Số hiệu | 1439/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 20/07/2018 |
Ngày có hiệu lực | 20/07/2018 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Yên |
Người ký | Nguyễn Chí Hiến |
Lĩnh vực | Đầu tư,Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1439/QĐ-UBND |
Phú Yên, ngày 20 tháng 7 năm 2018 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH DO TỈNH PHÚ YÊN QUẢN LÝ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;
Căn cứ Luật Đầu tư năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư công năm 2014;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ Về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Tờ trình số 75/TTr-SKHĐT ngày 29/5/2018) về việc ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý các dự án đầu tư kinh doanh do tỉnh Phú Yên quản lý,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong quản lý đối với các dự án đầu tư kinh doanh do tỉnh Phú Yên quản lý.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Công Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế; Trưởng Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban ngành liên quan và các Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH DO
TỈNH PHÚ YÊN QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1439/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của
UBND tỉnh Phú Yên)
1. Quy chế này quy định nguyên tắc, phương thức, nội dung và trách nhiệm phối hợp trong việc thực hiện một số nội dung sau:
a) Giải quyết các thủ tục liên quan đến việc triển khai đối với các dự án đầu tư kinh doanh sử dụng vốn của Nhà đầu tư do tỉnh Phú Yên quản lý.
b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình triển khai và chấm dứt hoạt động các dự án đầu tư kinh doanh sử dụng vốn của Nhà đầu tư do tỉnh Phú Yên quản lý.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1439/QĐ-UBND |
Phú Yên, ngày 20 tháng 7 năm 2018 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH DO TỈNH PHÚ YÊN QUẢN LÝ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;
Căn cứ Luật Đầu tư năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư công năm 2014;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ Về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Tờ trình số 75/TTr-SKHĐT ngày 29/5/2018) về việc ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý các dự án đầu tư kinh doanh do tỉnh Phú Yên quản lý,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong quản lý đối với các dự án đầu tư kinh doanh do tỉnh Phú Yên quản lý.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Công Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế; Trưởng Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban ngành liên quan và các Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH DO
TỈNH PHÚ YÊN QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1439/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của
UBND tỉnh Phú Yên)
1. Quy chế này quy định nguyên tắc, phương thức, nội dung và trách nhiệm phối hợp trong việc thực hiện một số nội dung sau:
a) Giải quyết các thủ tục liên quan đến việc triển khai đối với các dự án đầu tư kinh doanh sử dụng vốn của Nhà đầu tư do tỉnh Phú Yên quản lý.
b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình triển khai và chấm dứt hoạt động các dự án đầu tư kinh doanh sử dụng vốn của Nhà đầu tư do tỉnh Phú Yên quản lý.
2. Quy chế này không áp dụng đối với dự án phát triển nhà ở.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tham gia hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư đối với các dự án đầu tư kinh doanh sử dụng vốn của Nhà đầu tư do tỉnh Phú Yên quản lý.
Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác phối hợp của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong quản lý đối với các dự án đầu tư kinh doanh sử dụng vốn của Nhà đầu tư do tỉnh Phú Yên quản lý với mục tiêu tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thân thiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho Nhà đầu tư, giải quyết thủ tục đầu tư được thực hiện thuận lợi, nhanh chóng.
1. Nội dung công việc phải liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phối hợp.
2. Bảo đảm yêu cầu chuyên môn, chất lượng và thời hạn phối hợp.
3. Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức tham gia phối hợp.
4. Bảo đảm tính khách quan trong quá trình phối hợp.
5. Khi phối hợp giải quyết các thủ tục đầu tư, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện giải quyết thủ tục đầu tư trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp mình; đồng thời đề cao vai trò, trách nhiệm trong việc phối hợp với các sở, ban, ngành, cấp có liên quan giải quyết thủ tục đầu tư cho các Nhà đầu tư; góp phần giải quyết các thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh được thuận lợi, nhanh chóng, đúng pháp luật và chủ trương của tỉnh; phải có ý kiến chính thức đồng ý hay không đồng ý nội dung đang giải quyết.
Tùy theo tính chất, nội dung cụ thể của từng công việc cần được phối hợp, cơ quan chủ trì quyết định áp dụng một trong các phương thức phối hợp sau đây:
1. Phát hành văn bản đề nghị cơ quan phối hợp tham gia ý kiến; các cơ quan phải tham gia ý kiến đầy đủ các nội dung thẩm định, đảm bảo thời gian theo đề nghị của cơ quan chủ trì và phải nêu rõ quan điểm về nội dung đang giải quyết.
2. Tổ chức họp các cơ quan có trách nhiệm liên quan. Trong trường hợp này, các cơ quan được mời tham dự có trách nhiệm cử lãnh đạo đơn vị tham dự họp và khi tham gia ý kiến phải rõ quan điểm về nội dung đang giải quyết. Thời gian giải quyết đối với trường hợp này không vượt quá thời gian giải quyết đối với trường hợp lấy ý kiến bằng băn bản.
CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết các thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (đối với dự án đầu tư ngoài Khu công nghiệp, Khu Kinh tế, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) theo đúng thời gian quy định; chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định, tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trước khi trình UBND tỉnh; lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
2. Đầu mối tiếp xúc các nhà đầu tư khi đến tìm hiểu cơ hội đầu tư; hỗ trợ, hướng dẫn các Nhà đầu tư nghiên cứu ý tưởng đầu tư, trình tự thủ tục đầu tư.
3. Rà soát việc triển khai các dự án trên địa bàn toàn tỉnh, đối chiếu theo chức năng, nhiệm vụ của các sở, ngành và địa phương được giao trong các quyết định chủ trương đầu tư dự án để đôn đốc các đơn vị thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ.
4. Chủ động kiểm tra, đôn đốc việc triển khai các dự án theo chủ trương đầu tư; theo dõi, xác định lại năng thực, quyết tâm trong triển khai thực hiện dự án, xây dựng tiến độ triển khai, các cam kết của Nhà đầu tư và điều kiện tiên quyết của tỉnh đối với các chủ dự án; giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai các dự án theo thẩm quyền; kiên quyết xử lý các dự án triển khai chậm tiến độ cho phép và chưa đủ thủ tục đầu tư, Nhà đầu tư không đủ năng lực thực hiện dự án; trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo UBND tỉnh xem xét.
5. Đối với các dự án có quy mô lớn nhưng chậm triển khai hoặc không có khả năng triển khai thực hiện, tổng hợp đầy đủ thông tin liên quan đến dự án, tham mưu đề xuất UBND tỉnh làm việc trực tiếp với Nhà đầu tư để xác định cụ thể kế hoạch triển khai trong thời gian đến; trường hợp xét thấy cần thiết và đủ điều kiện theo quy định thì tham mưu thu hồi, tạo quỹ đất để thu hút nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm thực hiện.
6. Nghiên cứu các quy định hiện hành, tham mưu đề xuất UBND tỉnh đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, gắn trách nhiệm cụ thể với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai các dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
7. Tham mưu UBND tỉnh thành lập các Tổ công tác để hỗ trợ việc triển khai đối với từng dự án hoặc nhóm dự án; đồng thời tham mưu thành lập Tổ công tác chuyên trách nghiên cứu chấm dứt hoạt động và thu hồi các dự án chậm triển khai trên địa bàn tỉnh.
8. Sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định chủ trương đầu tư dự án, có trách nhiệm phổ biến, công bố công khai các thông tin, kế hoạch tiến độ thực hiện dự án trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử tỉnh; đồng thời hướng dẫn Nhà đầu tư tiếp cận với địa phương nơi đầu tư dự án, để có kế hoạch phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động người dân, tạo đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
9. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, quản lý việc thực hiện ký quỹ để bảo đảm thực hiện đầu tư dự án.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Tham gia ý kiến thẩm định chủ trương đầu tư về đánh giá sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất; đánh giá về yêu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của dự án; các yêu cầu, tác động về môi trường; việc chấp hành pháp luật về đất đai và môi trường của Nhà đầu tư và gửi kết quả cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế hoặc Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đúng thời gian quy định.
2. Hỗ trợ, hướng dẫn Nhà đầu tư trình tự thủ tục đất đai, môi trường.
3. Thực hiện giải quyết các thủ tục về đất đai, môi trường đảm bảo theo quy định.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Tham gia ý kiến thẩm định chủ trương đầu tư về đánh giá sự phù hợp với quy hoạch xây dựng; hệ số, mật độ xây dựng; sự phù hợp của dự án trong việc tuân thủ các quy định về đầu tư xây dựng công trình và gửi kết quả cho Sở Kế hoạch và Đầu tư đúng thời gian quy định.
2. Hỗ trợ, hướng dẫn Nhà đầu tư tiếp cận quy hoạch xây dựng, trình tự thủ tục xây dựng.
3. Thực hiện giải quyết các thủ tục về quy hoạch xây dựng, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế một bước, hai bước), giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
1. Có ý kiến thẩm định chủ trương đầu tư đầy đủ nội dung theo yêu cầu và gửi kết quả cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế hoặc Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đúng thời gian quy định.
2. Thực hiện giải quyết các thủ tục về thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế một bước, hai bước) thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
Điều 10. Trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế, Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
1. Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết các thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (Ban Quản lý Khu kinh tế đối với dự án đầu tư trong Khu công nghiệp, Khu Kinh tế; Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với dự án đầu tư trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) theo đúng thời gian quy định; chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định, tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trước khi trình UBND tỉnh; lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
2. Đầu mối tiếp xúc các Nhà đầu tư khi đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu Kinh tế; hỗ trợ, hướng dẫn các các Nhà đầu tư nghiên cứu ý tưởng đầu tư, trình tự thủ tục đầu tư.
3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, quản lý việc thực hiện ký quỹ để bảo đảm thực hiện đầu tư dự án.
4. Thực hiện giải quyết các thủ tục về quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
Điều 11. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành khác
1. Tham gia ý kiến thẩm định chủ trương đầu tư đầy đủ nội dung theo yêu cầu và gửi kết quả cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế hoặc Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đúng thời gian quy định.
2. Thực hiện giải quyết các thủ tục theo thẩm quyền; các nhiệm vụ khác được giao, đảm bảo theo quy định.
3. Theo chức năng, lĩnh vực phụ trách theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các Nhà đầu tư hoàn tất các thủ tục triển khai thực hiện dự án đảm bảo tiến độ cam kết, trường hợp vượt quá thẩm quyền báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra chậm trễ, vướng mắc liên quan đến lĩnh vực phụ trách làm ảnh hưởng đến tiến độ công trình.
4. Chủ động rà soát lại các quy trình, quy định, quy hoạch và các cơ chế, chính sách liên quan thuộc lĩnh vực ngành phụ trách để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các Nhà đầu tư triển khai dự án. Đối với các nội dung phải xin ý kiến hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Trung ương, phải chủ động làm việc để có ý kiến thống nhất trước, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn thời gian hoàn tất hồ sơ thủ tục triển khai dự án cho Nhà đầu tư.
Điều 12. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố:
1. Tham gia ý kiến thẩm định chủ trương đầu tư về đánh giá sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; địa điểm, hiện trạng sử dụng đất, nguồn gốc đất và sự phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương và gửi kết quả cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế hoặc Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đúng thời gian quy định.
2. Tích cực phối hợp, hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đảm bảo theo đúng tiến độ cam kết. Đối với các huyện, thị xã, thành phố có dự án lớn đang đăng ký đầu tư trên địa bàn phải thành lập ngay các tổ công tác của địa phương để hỗ trợ Nhà đầu tư hoàn tất các thủ tục liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; trường hợp khó khăn, vướng mắc vượt quá thẩm quyền kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu để chậm trễ làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.
3. Thực hiện giải quyết các thủ tục về quy hoạch xây dựng, cấp phép xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
4. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng có dự án đầu tư chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh và hiểu rõ mục đích, tầm quan trọng của dự án đối với việc phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, để tạo sự đồng thuận trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, triển khai dự án. Phải huy động cả hệ thống chính trị từ huyện, đến thôn, khu phố vào cuộc và có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, thời gian hoàn thành và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 13. Trách nhiệm của nhà đầu tư
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ đăng ký đầu tư và các văn bản gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư, Nhà đầu tư có trách nhiệm tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
CÔNG TÁC PHỐI HỢP THEO DÕI, KIỂM TRA, ĐÔN ĐỐC TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN
1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế (đối với các dự án trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp), Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (đối với các dự án trong Khu nông nghiệp) cung cấp thông tin về chủ trương đầu tư các dự án cho các sở, ban ngành, địa phương liên quan; làm đầu mối nắm bắt thông tin về quá trình triển khai các thủ tục đầu tư từ khâu chủ trương đầu tư đến giấy phép xây dựng và quá trình thực hiện đầu tư dự án. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết các khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho các Nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án hoặc xử lý đối với dự án nhà đầu tư không triển khai thực hiện, không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đã đăng ký.
2. Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 của tháng đầu quý), Ban Quản lý Khu kinh tế, Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cung cấp thông tin về tình hình thực hiện các dự án cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để báo báo UBND tỉnh.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và kịp thời hướng dẫn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc triển khai các thủ tục về quy hoạch xây dựng, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước) thuộc chuyên ngành quản lý, giấy phép xây dựng.
2. Định kỳ hàng tháng (trước ngày 07 hàng tháng) cung cấp thông tin về tình hình thực hiện các thủ tục về quy hoạch xây dựng, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước) thuộc chuyên ngành quản lý, giấy phép xây dựng cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
3. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và báo cáo tình hình triển khai thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực chuyên ngành do đơn vị quản lý.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và kịp thời hướng dẫn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc triển khai các thủ tục về bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất, môi trường, khoáng sản. Tham mưu UBND tỉnh thu hồi đất đối với các dự án có vi phạm về sử dụng đất đai, đồng thời gửi văn bản cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để lập thủ tục xử lý liên quan đến hoạt động dự án.
2. Định kỳ hàng tháng (trước ngày 07 hàng tháng) cung cấp thông tin về tình hình thực hiện các thủ tục về bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất, môi trường cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 17. Trách nhiệm của các Sở quản lý ngành khác
1. Tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và kịp thời hướng dẫn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc triển khai các thủ tục về thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thuộc chuyên ngành quản lý.
2. Định kỳ hàng tháng (trước ngày 07 hàng tháng) cung cấp thông tin về tình hình thực hiện các thủ tục về thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước) thuộc chuyên ngành quản lý cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
3. Tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và báo cáo tình hình triển khai thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực chuyên ngành do đơn vị quản lý.
Trường hợp dự án gồm nhiều lĩnh vực thì cơ quan chủ trì thực hiện là cơ quan quản lý đối với lĩnh vực quyết định mục tiêu đầu tư chính của dự án.
Điều 18. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố
1. Tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và kịp thời hướng dẫn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc triển khai các thủ tục về quy hoạch chi tiết, bồi thường giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng.
2. Định kỳ hàng tháng (trước ngày 07 hàng tháng) cung cấp thông tin về tình hình thực hiện các thủ tục về quy hoạch chi tiết, bồi thường giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 19. Trách nhiệm của Nhà đầu tư
1. Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án và báo cáo các nội dung theo quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/09/2015 của Chính phủ. Thực hiện nghiêm chế độ và thời hạn lập, gửi báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 68, Điều 69 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ.
2. Tổ chức thực hiện báo cáo theo đúng nội dung yêu cầu được quy định tại Điều 71, Điều 72 Luật đầu tư năm 2014 và Điều 53, Điều 54 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ. Ngoài ra, còn phải thực hiện báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
1. Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm củng cố tổ chức, phân công trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định và các nội dung tại Quy chế này.
2. Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Ban Quản lý Khu kinh tế, Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo quy định và các nội dung tại Quy chế này có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và giải quyết các công việc có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư của Nhà đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị mình.
3. Các nội dung khác liên quan đến việc quản lý đầu tư các dự án không có trong Quy chế này được thực hiện theo các Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có gì vướng mắc, Thủ trưởng các sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Nhà đầu tư và các đơn vị có liên quan phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn hoặc tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định./.