Quyết định 1427/QĐ-BNN-TCCB năm 2009 về phân công thực hiện nhiệm vụ thú y thủy sản cho Cục Thú y, Cục nuôi trồng thủy sản và Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 1427/QĐ-BNN-TCCB |
Ngày ban hành | 20/05/2009 |
Ngày có hiệu lực | 20/05/2009 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Cao Đức Phát |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BỘ
NÔNG NGHIỆP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1427/QĐ-BNN-TCCB |
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2009 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số
01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Trên cơ sở các Quyết định ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn số: 19/2008/QĐ-BNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Cục Thú y; 24/2008/QĐ-BNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Nuôi trồng thủy sản; 29/2008/QĐ-BNN quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm
sản và Thủy sản;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân công thực hiện nhiệm vụ thú y thủy sản cho các Cục như sau:
1. Cục Thú y
1.1. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản:
a) Tổ chức thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật dưới nước và lưỡng cư (sau đây gọi chung là động vật, sản phẩm động vật thủy sản) nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thực hiện đồng thời việc lấy mẫu để kiểm tra, chứng nhận kiểm dịch và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các lô hàng động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để chế biến trước khi đưa ra tiêu thụ.
b) Tổ chức thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm (làm giống, làm cảnh, làm thức ăn chăn nuôi, bệnh phẩm) hoặc làm quà biếu, quà tặng, hàng xách tay, túi ngoại giao theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;
c) Kiểm soát thủ tục kiểm dịch đối với tất cả các loại động vật, sản phẩm động vật thủy sản tại các cửa khẩu, nhà ga, sân bay, bến cảng, bưu điện theo quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của các tổ chức quốc tế hoặc các thỏa thuận song phương với các nước;
d) Hướng dẫn tổ chức thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển trong nước.
1.2. Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát dịch bệnh và tổ chức thực hiện việc phòng bệnh, chữa bệnh và chống dịch bệnh cho động vật thủy sản; phục hồi môi trường sau khi dập tắt dịch bệnh;
b) Kiểm tra và chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y theo quy định đối với cơ sở sản xuất giống quốc gia, cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung do Trung ương quản lý; khu cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất, nhập khẩu;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản. Hướng dẫn, thẩm định, công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản;
d) Kiểm tra, công nhận phòng chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật thủy sản;
đ) Kiểm tra, cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân hành nghề xét nghiệm bệnh động vật thủy sản.
1.3. Quản lý thuốc thú y thủy sản:
a) Chủ trì xây dựng, trình Bộ tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc thú y thủy sản; Danh mục thuốc thú y thủy sản được phép lưu hành, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng theo quy định của pháp luật;
b) Quy định việc nghiên cứu, kiểm nghiệm, thử nghiệm, thủ tục đăng ký, công nhận thuốc thú y, hóa chất dùng trong thủy sản được sản xuất, lưu hành tại Việt Nam; cho phép nhập khẩu thuốc thú y thủy sản, vắc xin chưa có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng;
c) Hướng dẫn, giải quyết việc đăng ký lưu hành, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, sản xuất, chế thử, gia công, sang chai, đóng gói lại thuốc thú y thủy sản và nguyên liệu làm thuốc thú y thủy sản;
d) Kiểm tra và giám sát việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, sản xuất, chế thử, gia công, đóng gói lại, lưu hành, kinh doanh, sử dụng thuốc thú y thủy sản.
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm tra chất lượng thuốc thú y thủy sản theo quy định của pháp luật;
e) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về chứng chỉ hành nghề, điều kiện sản xuất kinh doanh thuốc thú y thủy sản. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thủy sản theo quy định của pháp luật;
g) Hướng dẫn việc tiêu hủy thuốc thú y thủy sản giả, kém chất lượng, cấm sử dụng, không có trong Danh mục được phép lưu hành;
h) Kiểm tra việc sử dụng thuốc thú y thủy sản bổ sung trong thức ăn nuôi trồng thủy sản.