Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 14/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế đối thoại trong giải quyết khiếu nại do tỉnh Yên Bái ban hành

Số hiệu 14/2013/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/06/2013
Ngày có hiệu lực 04/07/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Phạm Duy Cường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2013/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 24 tháng 6 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐỐI THOẠI TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh Yên Bái tại Tờ trình số 228/TTr-TTr ngày 29 tháng 5 năm 2013 về việc ban hành Quy chế đối thoại trong giải quyết khiếu nại,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đối thoại trong giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày 19/11/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành Quy chế gặp gỡ, đối thoại trong giải quyết khiếu nại.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Thanh tra Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- TT. Tỉnh uỷ;
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- TT.UBMTTQ tỉnh;
- Như Điều 4;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Các Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TCD, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
CHỦ TỊCH




Phạm Duy Cường

 

ĐỐI THOẠI TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 14/2013/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành Quy chế đối thoại trong giải quyết khiếu nại)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này quy định trách nhiệm, mục đích, nguyên tắc, nội dung đối thoại của người giải quyết khiếu nại với công dân, tổ chức trong giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Quy chế này áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Điều 2. Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, các ngành, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) trên địa bàn tỉnh Yên Bái là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13.

Điều 3. Việc tổ chức đối thoại phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, trên tinh thần hợp tác, xây dựng và có hiệu quả thiết thực, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” theo quy định về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm mục đích phát huy quyền dân chủ của nhân dân, tiếp nhận đầy đủ các thông tin liên quan đến việc giải quyết khiếu nại; làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, người bị khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.

Điều 4. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại.

- Địa điểm tổ chức đối thoại phải đảm bảo trang trọng, có đủ điều kiện cần thiết phục vụ cho việc đối thoại.

- Khi tham gia đối thoại, mọi công chức phải mặc trang phục chỉnh tề, mặc trang phục của ngành (nếu có), đeo thẻ công chức đúng quy định. Mọi công dân tham gia buổi đối thoại phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy mời làm việc, giấy uỷ quyền (nếu được uỷ quyền) hoặc giấy tờ chứng minh là người đại diện theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Việc đối thoại phải được lập biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, ý kiến kết luận của người chủ trì đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia. Trường hợp người tham gia đối thoại không ký, không điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do không ký (hoặc không điểm chỉ) biên bản đối thoại. Nếu một trong các bên không ký (hoặc điểm chỉ) biên bản mà các thành phần khác vẫn ký (hoặc điểm chỉ) thì biên bản đối thoại vẫn có giá trị làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại. Biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại và là một trong những căn cứ để giải quyết khiếu nại.

Điều 6. Nghiêm cấm những người tham gia đối thoại mang vũ khí, chất nổ, chất độc hại và các đồ vật có tính chất gây nguy hại khác vào phòng làm việc. Mọi người phải tuân thủ sự điều hành của người chủ trì, nếu vi phạm thì tuỳ theo tính chất mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Người chủ trì đối thoại có quyền từ chối đối thoại với người không đủ năng lực hành vi, người sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác, người không có quyền và nghĩa vụ liên quan.

[...]