Quyết định 1385/QĐ-BGTVT năm 2015 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu vận tải đường thủy nội địa đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 1385/QĐ-BGTVT
Ngày ban hành 17/04/2015
Ngày có hiệu lực 17/04/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đinh La Thăng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1385/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04 tháng 03 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 3177/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành chương trình hành động triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 4910/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án tái cơ cấu lĩnh vực đường thủy nội địa đến năm 2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu vận tải đường thủy nội địa đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Quán triệt tinh thần của Hiến pháp năm 2013; Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của của Luật Giao thông đường thủy nội địa; Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu tổng thể ngành giao thông vận tải và Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

b) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đường thủy nội địa để đẩy mạnh hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phân cấp triệt để trong quản lý nhà nước;

c) Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đảm bảo phù hợp với quy hoạch. Huy động tối đa mọi nguồn lực nhằm tạo đột phá trong phát triển đồng bộ giữa luồng tuyến, cảng bến, số lượng và chủng loại phương tiện vận tải thủy theo cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường;

d) Phát triển vận tải thủy nội địa kết nối đồng bộ giữa các phương thức vận tải khác tại các đầu mối cảng thủy nội địa, cảng biển, ga đường sắt; phát triển thị trường vận tải thủy nội địa có cơ cấu chủ yếu đảm nhận vận tải hàng rời khối lượng lớn (khoáng sản, xi măng, vật liệu xây dựng...), vận tải hàng siêu trường, siêu trọng, Container;

đ) Tiếp tục đổi mới nguồn nhân lực theo Nghị quyết Trung ương khóa XI và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ; lấy nhân lực và công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng của vận tải thủy nội địa;

e) Đổi mới phương pháp, nâng cao năng lực thống kê, dự báo và phân tích thị trường hoạt động vận tải thủy nội địa; hoàn thiện và đổi mới phương thức xây dựng và quản lý hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động vận tải thủy.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về phát triển vận tải

- Sản lượng hàng hóa đường thủy nội địa năm 2014 đạt khoảng 187 triệu tấn/năm, thị phần vận tải chiếm khoảng 17,5%; phấn đấu đến năm 2020 hàng hóa liên tỉnh đạt khoảng 356 triệu tấn/năm thị phần vận tải chiếm khoảng 32,4%, vận tải hành khách liên tỉnh đạt khoảng 0,17% khối lượng vận tải toàn ngành, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và giảm chi phí vận tải.

- Phương tiện tự hành hiện có khoảng 201.900 phương tiện với tổng tải trọng là 11,3 triệu tấn, đội tàu lai dắt có 5.444 phương tiện, sà lan 9.344 chiếc với tải trọng 3,3 triệu tấn, phương tiện chở khách hiện có 11.675 chiếc với 371.955 ghế; phấn đấu đến năm 2020 tổng trọng tải phương tiện thủy nội địa chở hàng khoảng 26-30 triệu tấn, tổng số ghế phương tiện thủy nội địa chở khách khoảng 750.000 ghế.

- Phát triển vận tải sông pha biển (VR-SB): hiện tại có 284 phương tiện SB tham gia vận chuyển tuyến sông pha biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang; phấn đấu năm 2020 có trên 1000 phương tiện SB tham gia hoạt động tuyến sông pha biển.

- Đến năm 2020 tăng bình quân hàng năm từ 1% đến 3% số lượng phương tiện vận tải thủy các loại, đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải thủy nội địa tại khu vực phía Bẳc và khu vực phía Nam. Trong đó khu vực phía Bắc tập trung phát triển loại phương tiện thủy trọng tải 150-500 tấn (hiện có 4.788 chiếc với trọng tải 1,4 triệu tấn), khu vực phía Nam tập trung phát triển loại phương tiện thủy trọng tải 150-500 tấn (hiện có 4.371 chiếc với trọng tải 1,5 triệu tấn) và loại phương tiện loại 500 - 1.000 tấn (hiện có 1.657 chiếc với trọng tải 1,21 triệu tấn).

b) Về phát triển cảng, bến, tuyến vận tải

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ