Quyết định 1382/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình Phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015
Số hiệu | 1382/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 16/08/2011 |
Ngày có hiệu lực | 16/08/2011 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Vương Bình Thạnh |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1382/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 16 tháng 8 năm 2011 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 699/TTr-KHĐT-THQH ngày 04 tháng 8 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này, Chương trình Phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nội vụ, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1382/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2011
của Ủy ban nhân dân tỉnh)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng chương trình:
Phát triển nguồn nhân lực là nội dung hết sức quan trọng để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) nhanh và bền vững của một quốc gia, địa phương, bên cạnh các nguồn lực quan trọng khác như tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học và công nghệ... Trong những năm qua, nguồn nhân lực ở tỉnh đã không ngừng phát triển cả về chất và lượng, có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển KT-XH của tỉnh với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt trên 10,3%, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt trên 21 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân gần 2%/năm...
Tuy nhiên, nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh vẫn còn khá thấp so mặt bằng chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập, cũng như yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đánh giá tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX: "Nhiều chỉ tiêu xã hội của tỉnh còn thấp so với khu vực ĐBSCL; xã hội hoá lĩnh vực văn hóa - xã hội, môi trường gặp nhiều lúng túng. Quy mô, chất lượng phát triển giáo dục và đào tạo chưa tương xứng với yêu cầu phát triển; tỷ lệ huy động học sinh đến trường còn thấp, phổ cập giáo dục thiếu vững chắc. Hệ thống cơ sở dạy nghề còn thiếu và yếu...". Những hạn chế đó đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực cũng như sự phát triển KT-XH của tỉnh.
Vì vậy, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) xem việc phát triển nguồn nhân lực là một trong những khâu đột phá để đảm bảo thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011 - 2015. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh xây dựng Chương trình Phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 nhằm mục tiêu tập trung các nguồn lực, giải pháp để thực hiện đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, phát huy lợi thế là tỉnh có dân số, lực lượng lao động đông nhất Khu vực ĐBSCL.
2. Mục đích của chương trình:
Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để tập trung nguồn lực thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX, Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015 của tỉnh, tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
3. Những căn cứ chủ yếu xây dựng chương trình:
Căn cứ vào dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh An Giang thời kỳ 2011-2020;
Quyết định 71/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh An Giang đến năm 2020 và Dự thảo Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh An Giang đến năm 2020 đã thông qua HĐND, UBND tỉnh An Giang và đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 về Phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1382/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 16 tháng 8 năm 2011 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 699/TTr-KHĐT-THQH ngày 04 tháng 8 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này, Chương trình Phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nội vụ, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1382/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2011
của Ủy ban nhân dân tỉnh)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng chương trình:
Phát triển nguồn nhân lực là nội dung hết sức quan trọng để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) nhanh và bền vững của một quốc gia, địa phương, bên cạnh các nguồn lực quan trọng khác như tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học và công nghệ... Trong những năm qua, nguồn nhân lực ở tỉnh đã không ngừng phát triển cả về chất và lượng, có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển KT-XH của tỉnh với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt trên 10,3%, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt trên 21 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân gần 2%/năm...
Tuy nhiên, nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh vẫn còn khá thấp so mặt bằng chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập, cũng như yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đánh giá tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX: "Nhiều chỉ tiêu xã hội của tỉnh còn thấp so với khu vực ĐBSCL; xã hội hoá lĩnh vực văn hóa - xã hội, môi trường gặp nhiều lúng túng. Quy mô, chất lượng phát triển giáo dục và đào tạo chưa tương xứng với yêu cầu phát triển; tỷ lệ huy động học sinh đến trường còn thấp, phổ cập giáo dục thiếu vững chắc. Hệ thống cơ sở dạy nghề còn thiếu và yếu...". Những hạn chế đó đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực cũng như sự phát triển KT-XH của tỉnh.
Vì vậy, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) xem việc phát triển nguồn nhân lực là một trong những khâu đột phá để đảm bảo thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011 - 2015. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh xây dựng Chương trình Phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 nhằm mục tiêu tập trung các nguồn lực, giải pháp để thực hiện đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, phát huy lợi thế là tỉnh có dân số, lực lượng lao động đông nhất Khu vực ĐBSCL.
2. Mục đích của chương trình:
Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để tập trung nguồn lực thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX, Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015 của tỉnh, tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
3. Những căn cứ chủ yếu xây dựng chương trình:
Căn cứ vào dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh An Giang thời kỳ 2011-2020;
Quyết định 71/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh An Giang đến năm 2020 và Dự thảo Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh An Giang đến năm 2020 đã thông qua HĐND, UBND tỉnh An Giang và đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 về Phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL
Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH, ngày 02 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường Cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường Đại học và Cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/ĐH ngày 19 tháng 10 năm 2010 của Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX nhiệm kỳ 2010-2015;
Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2011 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015 của tỉnh An Giang.
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2010
1. Qui mô dân số:
Tổng số dân của tỉnh An Giang vào 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 2.144.159 người. Như vậy, An Giang là tỉnh đông dân nhất Vùng ĐBSCL và đứng thứ 6 trong số những tỉnh đông dân nhất của nước ta. Số người sống ở khu vực thành thị là 608.941 người, chiếm 28,4% và ở khu vực nông thôn là 1.535.218 người, chiếm 71,6% tổng dân số. Dân số nam là 1.064.483 người, chiếm 49,7% và nữ là 1.078.226 người, chiếm 50,3% tổng dân số.
2. Cơ cấu dân số: (theo từng nhóm tuổi)
Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi phản ánh một bức tranh tổng quát về mức sinh, mức chết và tốc độ gia tăng dân số của các thế hệ sinh cho đến thời điểm tổng điều tra ngày 01 tháng 4 năm 2009. Một công cụ hữu ích để mô tả cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi là tháp tuổi, hay còn gọi là tháp dân số. Hình 1 trình bày tháp tuổi theo số liệu tổng điều tra năm 2009.
HÌNH 1: THÁP DÂN SỐ TỈNH AN GIANG NĂM 2009
Tháp dân số năm 2009 cho thấy, các thanh từ 15-19 tuổi đến 55-59 tuổi đối với cả nam và nữ đã “nở ra” khá đều làm cho hình dạng của tháp dần dần trở thành “hình tang trống”. Điều này chứng tỏ: (1) Tỷ trọng phụ nữ bước vào các độ tuổi có khả năng sinh đẻ ngày càng tăng, đặc biệt là nhóm phụ nữ 20-24 tuổi, nhóm tuổi có tỷ suất mắn đẻ cao nhất; (2) Số người bước vào độ tuổi lao động cũng tăng nhanh, đây có thể là một lợi thế nhưng cũng là một sức ép đối với công tác giải quyết việc làm. Dân số trong độ tuổi từ 0-4 là 173.988 người chiếm 8,115% dân số; dân số trong độ tuổi từ 5-9 là 169.999 người chiếm 7,835% dân số; dân số trong độ tuổi từ 10-14 là 178.654 người chiếm 8,332% dân số; dân số trong độ tuổi từ 15-19 là 205.779 người chiếm 9,597% dân số; dân số trong độ tuổi từ 20-24 là 212.210 người chiếm 9,897% dân số; dân số trong độ tuổi từ 25-29 là 207.043 người chiếm 9,656% dân số; dân số trong độ tuổi từ 30-34 là 186.637 người chiếm 8,704% dân số; dân số trong độ tuổi từ 35-39 là 180.651 người chiếm 8,425% dân số; dân số trong độ tuổi từ 40-44 là 160.059 người chiếm 7,465% dân số; dân số trong độ tuổi từ 45-49 là 121.150 người chiếm 5,650% dân số; dân số trong độ tuổi từ 50-54 là 92.339 người chiếm 4,307% dân số; dân số trong độ tuổi từ 55-59 là 78.275 người chiếm 3,651% dân số; dân số trong độ tuổi từ 60-64 là 51.167 người chiếm 2,386% dân số; dân số trong độ tuổi từ 65-69 là 38.145 người chiếm 1,779% dân số; dân số trong độ tuổi từ 70-74 là 34.193 người chiếm 1,895% dân số; dân số trong độ tuổi từ 75-79 là 28.798 người chiếm 1,343% dân số; dân số trong độ tuổi từ 80 trở lên là 27.027 người chiếm 1,263% dân số.
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi còn được sử dụng để tính tỷ số phụ thuộc, một chỉ tiêu biểu thị gánh nặng của dân số trong tuổi lao động. Chỉ tiêu này phản ánh tác động của mức độ sinh và mức độ chết đến cơ cấu tuổi và lực lượng lao động. Tỷ số phụ thuộc chung biểu thị phần trăm số người dưới 15 tuổi (0-14) và từ 65 tuổi trở lên trên 100 người ở nhóm tuổi 15-64. Số người trong nhóm tuổi từ 0-14 tuổi là 521.031 người chiếm 24,3% dân số; Số người trong nhóm tuổi từ 15-64 tuổi là 1.496.923 người chiếm 69,8% dân số; Số người trong nhóm tuổi trên 65 tuổi là 126.505 người chiếm 5,9% dân số.
Số liệu cho thấy, tỷ số phụ thuộc chung của tỉnh giảm nhanh trong thập kỷ qua. Sau 10 năm, tỷ số phụ thuộc chung giảm từ 60,6% (năm 1999) xuống còn 43,3% (2009). Sự giảm này hoàn toàn là do giảm tỷ lệ sinh dẫn đến tỷ số phụ thuộc trẻ em giảm. Điều đó một lần nữa khẳng định mức sinh của tỉnh liên tục giảm trong 10 năm qua. Đồng thời, chứng tỏ gánh nặng của dân số trong độ tuổi có khả năng lao động của tỉnh ngày càng được giảm đi. Do kết quả của quá trình lão hóa dân số, tỷ số phụ thuộc người già tăng nhẹ từ 8,2% (năm 1999) lên 8,5% (năm 2009).
3. Thực trạng lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân:
Theo báo cáo của Cục Thống kê thì dân số trong độ tuổi lao động, thực tế có tham gia vào lao động năm 2010 là 1.207.207 người, trong đó lao động trong khu vực nông - lâm - thủy sản là 784.685 người, chiếm 65%; khu vực công nghiệp - xây dựng là 120.721 người, chiếm 10%; khu vực dịch vụ là 301.802 người chiếm 25%; chia ra:
a) Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản:
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu |
2005 |
Tỷ trọng (%) |
2010 |
Tỷ trọng (%) |
Tăng/giảm (2010-2005) |
Tổng số |
797.484 |
100 |
784.685 |
100 |
-12.799 |
Nông nghiệp |
660.317 |
82,80 |
635.595 |
81,00 |
-24.722 |
Ngư nghiệp |
127.597 |
16,00 |
141.243 |
18,00 |
13.646 |
Lâm nghiệp |
9.570 |
1,20 |
7.847 |
1,00 |
-1.723 |
b) Lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng:
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu |
2005 |
Tỷ trọng (%) |
2010 |
Tỷ trọng (%) |
Tăng/giảm (2010-2005) |
Tổng số (1) + (2) |
81.933 |
100 |
120.721 |
100 |
44.250 |
1. Ngành công nghiệp |
69.815 |
85,2 |
94.912 |
78,6 |
25.097 |
Khai khoáng |
709 |
1,0 |
3.800 |
4,0 |
3.091 |
Công nghiệp chế biến, chế tạo |
67.027 |
96,0 |
84.112 |
88,6 |
17.085 |
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí |
1.579 |
2,3 |
3.000 |
3,2 |
1.421 |
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải |
500 |
0,7 |
4.000 |
4,2 |
3.500 |
2. Ngành xây dựng |
12.118 |
14,8 |
25.809 |
21,4 |
13.691 |
c) Lao động trong lĩnh vực dịch vụ:
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu |
2005 |
Tỷ trọng (%) |
2010 |
Tỷ trọng (%) |
Tăng/giảm (2010-2005) |
Tổng số |
241.283 |
100 |
301.802 |
100 |
60.519 |
Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa |
80.556 |
33,39 |
95.203 |
31,5 |
14.646 |
Dịch vụ lưu trú và ăn uống |
52.433 |
21,73 |
63.087 |
20,9 |
10.654 |
Vận tải kho bãi |
37.047 |
15,35 |
45.501 |
15,1 |
8.454 |
Giáo dục, đào tạo |
22.730 |
9,42 |
25.883 |
8,6 |
3.153 |
Hoạt động của Đảng, đoàn thể, tổ chức |
10.762 |
4,46 |
12.254 |
4,1 |
1.492 |
Thông tin và truyền thông |
1.427 |
0,59 |
2.112 |
0,7 |
685 |
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm |
2.103 |
0,87 |
5.766 |
1,9 |
3.663 |
Kinh doanh bất động sản |
1.332 |
0,55 |
1.883 |
0,6 |
551 |
Khoa học và công nghệ |
1.479 |
0,61 |
2.626 |
0,9 |
1.147 |
Y tế |
7.019 |
2,91 |
7.989 |
2,6 |
970 |
Nghệ thuật vui chơi và giải trí |
3.704 |
1,54 |
8.374 |
2,8 |
4.670 |
Dịch vụ hành chính, hỗ trợ |
1.969 |
0,82 |
3.172 |
1,1 |
1.203 |
Dịch vụ làm thuê hộ gia đình |
2.799 |
1,16 |
5.303 |
1,8 |
2.504 |
Dịch vụ khác |
15.923 |
6,60 |
22.649 |
7,5 |
6.725 |
4. Về giáo dục - đào tạo:
a) Giáo dục mần non:
Trong giai đoạn 2006-2010, học sinh mẫu giáo phát triển khá nhanh. Số cháu đi nhà trẻ tăng 28,19%, học sinh mẫu giáo tăng 27,86% so với đầu giai đoạn. Tuy nhiên, chỉ có học sinh mẫu giáo hoàn thành kế hoạch đề ra từng năm, số cháu đi nhà trẻ còn đạt thấp 6% tỷ lệ đi học so dân số độ tuổi, mẫu giáo khoảng 50%, trong đó học sinh mẫu giáo 5 tuổi huy động đạt trên 93%. Số cháu nhà trẻ ngoài công lập chiếm khoảng 50%, mẫu giáo ngoài công lập chiếm 8,5%.
So với chỉ tiêu đến năm 2010, số cháu huy động nhà trẻ còn khá thấp (chỉ tiêu là 15% so dân số), trong khi học sinh mẫu giáo đã đạt (chỉ tiêu đến năm 2010 là 50% so dân số).
b) Giáo dục phổ thông:
- Giai đoạn 2006-2010, học sinh cấp tiểu học giảm 2,02%. Huy động học sinh ở bậc tiểu học đạt gần 100% hàng năm, trong đó đúng độ tuổi đạt xấp xĩ 85% so dân số độ tuổi, tỉ lệ huy động 6 tuổi vào lớp 1 cũng ở mức 97-98% so dân số độ tuổi. Toàn tỉnh đã hoàn thành đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, tỉ lệ bỏ học có khuynh hướng giảm chỉ còn khoảng 2-3%/năm.
Tổng số học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày đến nay là 69.536 em (tăng 20,5% so với đầu giai đoạn), trong đó học 2 buổi/ngày ở lớp 1 là 100% (38.634 em).
- Học sinh cấp THCS giai đoạn 2006-2010 giảm khá cao, đến 13,65%, nguyên nhân giảm là tình trạng học sinh bỏ học tăng cao, bình quân 7-10%/năm, tỉ lệ huy động học sinh so dân số độ tuổi mới chỉ đạt khoảng 72%. Tổng số học sinh THCS hiện nay là 107.103 em.
- Học sinh cấp THPT giai đoạn này cũng giảm 0,79% và nguyên nhân vẫn là học sinh bỏ học với tỉ lệ hàng năm khoảng 10%. Tỉ lệ huy động so dân số độ tuổi chỉ đạt 36% so dân số độ tuổi. Tổng số học sinh THPT hiện nay là 42.839 em. Trong đó tuyển mới lớp 10 phổ thông đạt 80% so với số tốt nghiệp THCS.
Chỉ tiêu huy động đến năm 2010 ở cấp THCS là 90% và THPT là 60% so dân số độ tuổi không đạt được do tình trạng bỏ học còn cao như hiện nay. Nhằm hạn chế học sinh bỏ học do nguyên nhân học yếu, kém, năm học 2001-2011, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thay đổi phương thức tuyển sinh lớp 10 chỉ với hình thức thi tuyển, nhưng học sinh có đến 3 nguyện vọng, để những em có kết quả học tập trung bình trở lên có cơ hội vào trường công lập, đồng thời khuyến khích các đơn vị ngoài công lập, trung tâm Giáo dục thường xuyên áp dụng hình thức liên kết với trường THPT công lập tổ chức dạy ban ngày cho học sinh các loại hình này.
c) Giáo dục nghề nghiệp:
Các trung tâm giáo dục thường xuyên đã liên kết tổ chức đào tạo hệ trung cấp cho 22.861 lượt học viên, tăng bình quân 22%/năm. Các trung tâm học tập cộng đồng đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng theo chức năng (cập nhật kiến thức, kỹ năng cần thiết) đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Tính đến nay, các trung tâm học tập cộng đồng trong tỉnh đã có 250.000 lượt người theo học. (các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện nay, chưa có trung tâm nào đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận hoạt động dạy nghề theo quy định)
Ngoài các cấp độ A,B,C, căn cứ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu người học, các trung tâm Giáo dục thường xuyên liên kết mở các lớp bồi dưỡng tin học chuyên ngành, kỹ thuật viên công nghệ thông tin, kế toán tin học… Hiện nay chỉ tính ở các trung tâm giáo dục thường xuyên đã mở lớp giảng dạy 2.971 học viên tin học và 6.853 học viên ngoại ngữ.
d) Giáo dục đại học:
Tuyển sinh hệ đại học, cao đẳng có tỉ lệ trúng tuyển dao động từ 18% đến 22%/năm, hệ Trung cấp chuyên nghiệp trong tỉnh có tỉ lệ trúng tuyển bình quân 50%/năm và hệ dạy nghề có tỉ lệ trúng tuyển 65%/năm. Đến nay, số sinh viên theo học tại các trường đại học trong và ngoài tỉnh thuộc các hệ đào tạo là 18.498 sinh viên, cao đẳng là 3.311 sinh viên, trung cấp chuyên nghiệp là 6.548 sinh viên, trung cấp nghề là 1.912 sinh viên, đạt tỉ lệ 137 sinh viên đại học, cao đẳng/10.000 dân.
đ) Đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo:
Từ năm 2006 đến nay, ngân sách đầu tư của tỉnh để phát triển cơ sở vật chất trường học từ các nguồn đã tăng nhanh. Tỉnh đã sử dụng hầu hết nguồn thu từ quỹ xổ số kiến thiết để đầu tư cho các công trình giáo dục. Ngân sách đầu tư cho giáo dục chiếm từ 30 đến 40 % ngân sách đầu tư của tỉnh.
Các dự án đầu tư từ năm 2006 đến nay là:
+ Dự án trẻ em có hoàn cảnh khó khăn: có tổng vốn đầu tư là 45.000 triệu đồng.
+ Dự án Phát triển giáo dục THCS II: 1.935 triệu đồng.
+ Đề án Mẫu giáo 5 tuổi đầu tư 63 phòng học + 21 văn phòng, vốn 15.760 triệu đồng
+ Đề án thực hiện mục tiêu mức chất lượng tối thiểu trường tiểu học đầu tư 991 phòng học, vốn 243.502 triệu đồng (ngân sách tỉnh, huyện).
+ Chương trình kiên cố hóa trường, lớp giai đoạn 1 là 146 điểm, 968 phòng, ước vốn đầu tư là 160 tỷ đồng, đã nghiệm thu đưa vào sử dụng.
+ Chương trình kiên cố hóa trường, lớp giai đoạn 2: Tổng chương trình dự kiến là 393 điểm trường (2.109 phòng học) và 57 điểm nhà công vụ (7.596 m2). Đến nay đã nghiệm thu 135 điểm (715 phòng), tỷ lệ 66,30 % (so số phòng); đang thi công 59 điểm (9337 phòng), tỷ lệ 31,20% (so số phòng), giai đoạn thầu 2 điểm (23 phòng), tỷ lệ 2,13% (so số phòng); đang lập hồ sơ 01 điểm (02 phòng), tỷ lệ 0,18% (so số phòng).
Đến nay, số phòng học kiên cố và bán kiên cố các cấp như sau: tiểu học 97,6%, THCS 97,6%, THPT 98,4%. Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia ở các ngành học, cấp học tăng chậm và còn chiếm tỉ lệ thấp. Tổng số trường đạt chuẩn là 44 trường, trong đó mầm non có 9 trường, tiểu học có 21 trường, trung học cơ sở có 8 trường, trung học phổ thông có 6 trường. Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng xong Đề án Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010-2020 với tổng kinh phí dự kiến trên 3.200 tỷ đồng. Hiện Đề án đang triển khai thực hiện.
5. Về đào tạo nghề:
a) Dạy nghề thường xuyên (thời gian dưới 3 tháng):
Số người được đào tạo nghề thường xuyên năm 2007 trên 8.767 người, năm 2010 trên 11.000 người và giai đoạn 2007-2010 là 44.131 người.
b) Sơ cấp nghề:
Số người được đào tạo sơ cấp nghề năm 2007 là 6.016 người, năm 2010 là 9.248 người và giai đoạn 2007 – 2010 là 28.984 người.
c) Trung cấp nghề:
Số người được đào tạo trung cấp nghề năm 2007 là 661 người, năm 2010 là 950 người và giai đoạn 2007 – 2010 là 3.417 người.
d) Cao đẳng nghề:
- Số người được đào tạo Cao đẳng nghề năm 2007 có 111 người, năm 2010 có 932 người và giai đoạn 2007 – 2010 là 2.663 người.
Từ năm 2006 trở về trước, dạy nghề phân ra 2 cấp trình độ là dạy nghề ngắn hạn và dạy nghề dài hạn. Đến năm 2007, khi có Luật Dạy nghề thì dạy nghề được chia làm 3 cấp đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, ngoài ra còn có hình thức dạy nghề thường xuyên (thời gian đào tạo dưới 3 tháng).
Kết quả tuyển sinh dạy nghề năm 2006: Dạy nghề ngắn hạn là 19.766 người, dạy nghề dài hạn có 934 người.
đ) Đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo nghề:
Mạng lưới dạy nghề, giới thiệu việc làm phát triển đúng theo quy hoạch. Số cơ sở dạy nghề tăng nhanh từ 17 cơ sở năm 2006, nâng lên 33 cơ sở năm 2010 (tăng trên 94%). Hệ thống các trường dạy nghề được đầu tư xây dựng và từng bước thực hiện đào tạo theo 03 cấp trình độ (sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề) nhằm thúc đẩy cơ cấu đào tạo theo hướng hợp lý, hiệu quả hơn.
Tổng nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị dạy nghề từ năm 2006 đến 2010 là 189 tỷ 517 triệu đồng. Trong đó, kinh phí trung ương hỗ trợ từ Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” và bổ sung kinh phí để thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” gần 102 tỷ đồng (trong đó: đầu tư CSVC 43 tỷ 500 triệu đồng, mua trang thiết bị 38 tỷ 500 triệu đồng); kinh phí địa phương là 87 tỷ 577 triệu đồng, chủ yếu đầu tư xây dựng CSVC cho các trường và trung tâm dạy nghề.
e) Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề:
Số cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề được bổ sung tăng thêm hàng năm. Tính đến cuối năm 2010 có 850 người, tăng 421 người so với năm 2006 (năm 2006 có 429 người). Trong đó có 575 người tham gia dạy nghề (năm 2006 có 273 người), tăng 110 % so với năm 2006. Trong tổng số giáo viên tham gia dạy nghề có 373 người là giáo viên cơ hữu, tăng 49% (năm 2006 có 251 người).
Hiện nay, số giáo viên cơ hữu chủ yếu tập trung ở các trường như: Cao đẳng nghề (215 người), Trung học Y tế, các trung tâm cấp tỉnh và ở một số cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Đối với các trung tâm dạy nghề huyện do không có bố trí biên chế giáo viên nên hầu hết áp dụng hình thức thỉnh giảng, hợp đồng giáo viên theo tiến độ mở lớp. Mặc dù theo Quyết định 1956/QĐ-TTg có quy định “… mỗi nghề có ít nhất một giáo viên cơ hữu …” và “ … mỗi huyện có 01 biên chế chuyên trách quản lý công tác dạy nghề ở cấp huyện ...” nhưng do hiện nay biên chế của tỉnh không còn nên chưa thực hiện được các quy định trên. Thời gian qua, Trường Cao đẳng nghề đã hỗ trợ tích cực lực lượng giáo viên dạy nghề cho các trung tâm theo hình thức thỉnh giảng, ký hợp đồng theo tiến độ mở lớp trong khi các trung tâm dạy nghề huyện chưa có giáo viên cơ hữu.
6. Thực trạng cán bộ công chức viên chức tỉnh: (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010):
a) Cấp tỉnh:
Công chức trong cơ quan hành chính:
Tổng số là 1.287 người, trong đó: Tiến sỹ 04 người (0,31%), thạc sĩ 68 người (5,28%), đại học 915 người (71,10%), cao đẳng 16 người (1,24%), trung cấp 138 người (10,72%), còn lại 146 người (11,34%). (chi tiết đính kèm Biểu 1)
Sự nghiệp cấp tỉnh:
Tổng số là 11.055 người, trong đó: Tiến sỹ 12 người (0,11%), thạc sĩ 436 người (3,94%), đại học 5.457 người (49,4%), còn lại 5.150 người (46,59%). (chi tiết đính kèm Biểu 2)
b) Cấp huyện:
Công chức trong cơ quan hành chính:
Tổng số là 1.248 người, trong đó: Thạc sĩ 12 người (0,96%), đại học 910 người (72,92%), cao đẳng 23 người (1,84%), trung cấp 202 người (16,19%), còn lại 101 người (8,09%). (chi tiết đính kèm Biểu 3)
Sự nghiệp cấp huyện:
Tổng số là 22.180 người, trong đó: Thạc sĩ 04 người (0,02%), đại học 7.452 người (33,69%), còn lại 14.724 người (66,38%). (chi tiết đính kèm Biểu 4)
c) Cấp xã:
Cán bộ chuyên trách cấp xã:
Tổng số là 1.701 người, trong đó: Thạc sĩ 08 người (0,47%), đại học 498 người (29,28%), cao đẳng là 37 người (2,18%), trung cấp 682 người (40,09%), sơ cấp 38 người (2,23%), chưa qua đào tạo 438 người (25,75%). (chi tiết đính kèm Biểu 5)
Công chức cấp xã:
Tổng số là 1.453 người, trong đó: Đại học 282 người (19,41%), cao đẳng là 19 người (1,31%), trung cấp 930 người (64,01%), sơ cấp 63 người (4,34%), chưa qua đào tạo 159 người (10,94%). (chi tiết đính kèm Biểu 6)
Cán bộ không chuyên trách cấp xã:
Tổng số 5.364 người, trong đó: Đại học 197 người (3,67%), cao đẳng là 17 người (0,32%), trung cấp 1.248 người (23,27%), sơ cấp 480 người (8,95%), chưa qua đào tạo 3.422 người (63,8%). (chi tiết đính kèm Biểu 7)
7. Thực trạng đội ngũ cán bộ (CB), công chức (CC), viên chức (VC) các ngành, lĩnh vực:
a) Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Tổng số nhân lực của ngành 1.012 người. Trong đó trình độ thạc sỹ 31 người, đại học 604 người, cao đẳng 46 người, trung cấp 264 người và trình độ khác là 67 người.
b) Ngành công thương:
- Tổng số nhân lực của ngành Công thương là 223 cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó tốt nghiệp thạc sỹ 02 người, đại học 157 người, cao đẳng 01 người, trung cấp 44 người và chưa qua đào tạo chuyên môn là 19 người.
- Trình độ chuyên môn:
+ Tốt nghiệp thạc sỹ, đại học, cử nhân, kỹ sư các ngành: Kinh tế, Ngân hàng, Tài chính Kế toán, Công nghệ Thông tin, Anh văn, Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Sinh học, Luật, Quản lý Công nghiệp, Tài chính Doanh nghiệp, Địa chất, Cơ khí, Hóa, Môi trường, Điện Công nghiệp, Điện – Điện tử, Quản trị Kinh doanh, Thống kê Tin học….
+ Tốt nghiệp cao đẳng ngành Sư phạm.
+ Tốt nghiệp trung cấp các ngành: Kế toán, Hành chính, Nghiệp vụ kinh doanh Xuất Nhập khẩu.
c) Ngành xây dựng:
Tổng số nhân lực của ngành xây dựng là 67 cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó tốt nghiệp thạc sỹ 04 người, đại học 53 người, trung cấp 04 người và chưa qua đào tạo chuyên môn là 6 người.
d) Ngành kế hoạch và đầu tư:
Tổng số cán bộ, công chức, viên chức của ngành 106 người, trong đó, có 8 người có trình độ trung cấp, 02 người có trình độ cao đẳng, 93 đại học và 2 thạc sỹ còn lại là sơ cấp.
đ) Ngành thống kê:
Tổng số cán bộ, công chức, viên chức của ngành là 88 người. Trình độ chuyên môn đại học và cao đẳng là 56 người, trung cấp 31 người.
e) Ngành tài chính:
- Tổng số cán bộ, công chức, viên chức của ngành 244 người (bao gồm: CBCCVC các phòng, Trung tâm Thẩm định Tài chính thuộc Sở Tài chính và Phòng tài chính huyện, thị xã, thành phố).
- Trình độ chuyên môn: Trên đại học 03 người, 180 đại học, 03 cao đẳng, 44 trung cấp, khác 14 người.
f) Ngành tư pháp:
- Tổng số cán bộ, công chức, viên chức của ngành 78.
- Trình độ chuyên môn: 01thạc sĩ, 65 đại học, 06 trung cấp.
g) Ngành giao thông vận tải:
Tổng số nhân lực của ngành là 7.774 người (gồm có: 2.873 người là công nhân kỹ thuật, lao động trực tiếp, 3.887 người là cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ kỹ thuật và chuyên gia và 1.014 người là cán bộ lãnh đạo, quản lý). Trong đó: Cao học là 169 người, đại học 4.732 người, trung cấp 2.028 người, sơ cấp là 845 người.
h) Ngành thông tin và truyền thông:
- Tổng số CBCC của ngành (Sở Thông tin và Truyền thông và các cán bộ phụ trách lĩnh vực thông tin và truyền thông Phòng Văn hóa Thông tin huyện, thị xã, thành phố): 70 CBCCVC.
- Trình độ chuyên môn: 02 thạc sĩ, 60 đại học, cao đẳng, 08 trung cấp và trình độ khác.
i) Ngành khoa học công nghệ:
- Tổng số cán bộ, công chức, viên chức của ngành 68.
- Trình độ chuyên môn: 01 tiến sĩ, 77 thạc sĩ, 46 đại học và cao đẳng, 06 trung cấp, 02 sơ cấp.
k) Ngành giáo dục và đào tạo:
Cán bộ quản lý toàn ngành có 1.732 người. Trong đó đảng viên đạt 93,16%; 100% đạt chuẩn, 78,30% trên chuẩn. Giáo viên toàn ngành có 19.687 người. Trong đó đảng viên đạt 40,66%, có 100% đạt chuẩn, 52,17% trên chuẩn.
Tỷ lệ cô nuôi nhà trẻ bình quân các nhóm hiện nay là 16,67 cháu/cô, mặc dù đã có nhiều cải thiện so với đầu giai đoạn nhưng vẫn còn rất cao so với quy định, số giáo viên/lớp mẫu giáo tương đối đủ là 1,08%, trong đó lớp bán trú đạt 2 giáo viên/lớp, lớp một buổi đạt 1 giáo viên/lớp. Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên/lớp ở các cơ sở ngoài công lập còn thấp, lại chưa đủ chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ (nhà trẻ chưa đạt chuẩn 58,25%, mẫu giáo chưa đạt chuẩn 51,23%).
Giáo viên tiểu học cả tỉnh đạt tỷ lệ 1,2 giáo viên/lớp và đã đạt chuẩn quy định; chỉ số học sinh /lớp giảm nhanh và đạt khoảng 29 em.
Số giáo viên trung học đã cơ bản đáp ứng yêu cầu giảng dạy, đã được chuẩn hóa. Tỷ lệ giáo viên/lớp ở cấp THCS trên 2,00; cấp THPT trên 2,30 (cao hơn quy định).
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn thiếu giáo viên ở ngành học mầm non, giáo viên tiểu học (phục vụ yêu cầu dạy 2 buổi/ngày và giáo viên chuyên dạy các môn chuyên biệt), đối với giáo viên trung học mặc dù vượt tỉ lệ quy định, nhưng chưa đồng bộ.
l) Ngành y tế:
Về nhân lực ngành y tế, đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 6.108 CBCCVC, trong đó có 930 bác sỹ (trong đó có 05 Tiến sỹ, 35 thạc sỹ, 18 bác sỹ chuyên khoa 2, 309 bác sỹ chuyên khoa 1), 704 cán bộ dược (trong đó 72 DSĐH), 1.474 điều dưỡng và y tá, 632 nữ hộ sinh, 1.243 y sỹ các loại, 127 kỹ thuật viên. Tỷ lệ CB y tế/10.000 dân (chỉ tính cán bộ chuyên môn) là 23,74; Tỷ lệ bác sỹ/ 10.000 dân là 5,14; Tỷ lệ DSĐH/10.000 dân là 0,93; (các số liệu này còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước (bình quân chung cả nước năm 2010: tỷ lệ BS/ 10.000 dân là 7; tỷ lệ DSĐH/10.000 dân là 1).
m) Ngành văn hóa, thể thao và du lịch:
- Tổng số CBCCVC ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) từ tỉnh đến huyện là 745 người (quản lý nhà nước 155 người; sự nghiệp 590 người) trong đó có 02 tiến sĩ (chiếm 0,26%), 09 thạc sỹ (1,2%), 224 Đại học (30%), 20 cao đẳng (2,6%), trung cấp 101 (13,6%), sơ cấp và trình độ phổ thông chủ yếu là viên chức năng khiếu nghệ thuật và hướng dẫn viên TDTT, … 389 (52,2%).
+ Trình độ ngoại ngữ tập trung chủ yếu là Anh văn, gồm: 20 đại học (2,6%), chứng chỉ A trở lên 167 (22,4%), chưa có bằng cấp, chứng chỉ 558 (74,8%)
+ Trình độ tin học: Số CBCC biết sử dụng máy tính trong công việc là 461/745 đạt 61,8%, còn lại 38,2% chưa biết sử dụng máy tính hoặc không có điều kiện sử dụng máy tính (chủ yếu là CBCC lớn tuổi và những đơn vị chưa có điều kiện trang bị đầy đủ máy tính).
- Cán bộ VHTTDL- Đài truyền thanh, cán bộ gia đình – trẻ em cấp xã hiện có 516 người trong đó được đào tạo (quản lý VHTDTT, báo chí, hành chính…) 186 trung cấp chiếm 36%, 20 đại học 3,9%, 310 lao động năng khiếu, phổ thông chiếm 60%.
n) Ngành lao động, thương binh và xã hội:
Tổng số cán bộ, công chức, viên chức của ngành là 310 người.
Trình độ chuyên môn: 145 người có trình độ đại học, 88 người có trình độ trung cấp, còn lại là sơ cấp và chưa qua đào tạo.
p) Ngành tài nguyên và môi trường:
- Tổng số cán bộ, công chức, viên chức của ngành là 732 cán bộ, công chức, viên chức và lao động với 696 người đã được đào tạo các chuyên ngành Đất đai, Môi trường, Đo đạc bản đồ, Địa chất – khoáng sản, Nước - thủy lợi, tin học, chính trị và các chuyên ngành khác ở trình độ từ trung cấp đến sau đại học (chiếm 95,08% so với tổng số cán bộ)
- Trình độ chuyên môn: Trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức có 07 Thạc sĩ, chiếm 0,86% thuộc các ngành môi trường, địa chất, kinh tế; 410 người có trình độ đại học chiếm 58,91%; 12 người trình độ cao đẳng chiếm 1,72%; 274 cán bộ trình độ trung cấp, chiếm 39,37%; về chính trị có 18 trường hợp đạt trình độ cử nhân và cao cấp, 61 trình độ trung cấp; về tin học có 14 trường hợp đạt trình độ đại học, cao đẳng và 415 trường hợp có chứng chỉ; về ngoại ngữ có 351 trường hợp có chứng chỉ từ trình độ A đến C.
- Hiện có 01 trường hợp đang học Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học đất tại Đại học Cần thơ và Thạc sĩ môi trường tại Trung Quốc.
q) Các ban Đảng, Mặt trận và các đoàn thể:
Tổng số cán bộ, công chức khối đảng, đoàn thể cấp tỉnh hiện có là 1.350 người. Trong đó: Tiến sỹ 5 người, thạc sỹ 31 người, đại học 845 người, cao đẳng 39 người, trung cấp 214 người, còn lại 216 người.
Trong tổng số 1.350 người, chia ra:
+ Cấp tỉnh là 496 người. Trong đó: Tiến sỹ 4 người, thạc sỹ 27 người, đại học 322 người, cao đẳng 7 người, trung cấp 57 người, còn lại 79 người.
+ Cấp huyện là 854 người. Trong đó: Tiến sỹ 1 người, thạc sỹ 4 người, đại học 523 người, cao đẳng 32 người, trung cấp 157 người, còn lại 137 người.
8. Chất lượng nguồn nhân lực:
Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn thấp so với mặt bằng chung của Vùng ĐBSCL và rất thấp so với cả nước, số người đủ 15 tuổi chưa đi học còn chiếm trên 10%, xếp thứ 11/13, chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm trên 32%, xếp thứ 13/13, số người chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm trên 94% tổng số đứng thứ 11/13, trình độ trung cấp chỉ chiếm 1,8%, xếp thứ 11/13, trình độ cao đẳng chỉ chiếm 0,7%, xếp thứ 10/13 so các tỉnh trong Vùng ĐBSCL, cụ thể:
a) Về trình độ học vấn:
Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 01 tháng 4 năm 2009 của cả nước, thì số người đủ 15 tuổi trở lên của tỉnh An Giang là 1.623.518 người, trong đó chưa đi học 166.061 người (chiếm 10,3% trên dân số đủ 15 tuổi trở lên), xếp hạng thứ 11/13 so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL (trên Sóc Trăng và Trà Vinh); chưa tốt nghiệp tiểu học 511.080 người (chiếm 31,7%), xếp hạng thứ 13/13 so các tỉnh trong vùng ĐBSCL; tốt nghiệp tiểu học 519.142 người (chiếm 32,2%), xếp hạng thứ 13/13 so các tỉnh trong vùng ĐBSCL; tốt nghiệp trung học cơ sở là 230.550 người (chiếm 14,3%), xếp hạng thứ 13/13 so các tỉnh trong Vùng ĐBSCL; tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên 185.408 người (chiếm 11,5%), xếp hạng thứ 10/13 so các tỉnh trong vùng ĐBSCL (trên Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang)
b) Về chuyên môn kỹ thuật:
Trong tổng số 1.623.518 người từ 15 tuổi trở lên thì số người chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của tỉnh là 1.518.731 người (chiếm 94,2% tổng số người từ 15 tuồi trở lên), xếp hạng thứ 9/13 so các tỉnh trong vùng ĐBSCL (trên Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang); trình độ sơ cấp có 20.959 người (chiếm 1,5%), xếp hạng thứ 8/13 so các tỉnh trong vùng ĐBSCL (trên Cà Mau, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre); trình độ trung cấp là 29.020 người (chiếm 1,8%), xếp hạng thứ 11/13 so các tỉnh trong vùng ĐBSCL (trên Hậu Giang và ngang với Đồng Tháp); trình độ cao đẳng là 6.755 người (chiếm 0,7%), xếp hạng thứ 10/13 so các tỉnh trong vùng ĐBSCL (trên Cà Mau và ngang với Kiên Giang, Bạc Liêu); trình độ đại học trở lên là 11.263 người (chiếm 2%), xếp hạng thứ 3/13 so các tỉnh trong vùng ĐBSCL (dưới Cần Thơ, Vĩnh Long và ngang với Kiên Giang, Bạc Liêu)
- Về lao động qua đào tạo:
Qua kết quả điều tra năm 2009, trình độ chuyên môn kỹ thuật chia theo khu vực thành thị và nông thôn có khoảng cách khá lớn về số người được đào tạo chuyên môn kỹ thuật ở tất cả các trình độ đào tạo. Tỷ lệ được đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên ở khu vực thành thị khoảng 8,6%, cao gấp hơn 3 lần khu vực nông thôn khoảng 2,9%. Trong nhiều năm qua, việc phát triển đào tạo chuyên môn kỹ thuật đã có những bước cải thiện, tuy nhiên sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo nghề thực sự là vấn đề và cần có chính sách điều chỉnh phù hợp. Trong thời gian tới, yêu cầu phát triển KT-XH đòi hỏi nhu cầu về lao động chất lượng cao và lành nghề, nhưng rõ ràng lượng cung hiện tại không thể đáp ứng được nhu cầu đó. Cần có các giải pháp hữu hiệu của Tỉnh để giải quyết tình trạng mất cân đối trong đào tạo hiện nay, đồng thời cần có giải pháp kết nối cung - cầu giữa hệ thống GD&ĐT và người sử dụng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng của thị trường lao động.
Kết quả tổng điều tra năm 2009 cho thấy tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở tỉnh An Giang vẫn còn thấp. Năm 2009 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30,03%, nhưng chỉ có 7,1% lao động được cấp chứng chỉ, còn lại 23,2% lao động qua đào tạo ngắn hạn (dưới 3 tháng và không có cấp chứng chỉ). Năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh chỉ đạt 34% (còn 66% chưa qua đào tạo). Như vậy, nguồn nhân lực của tỉnh An Giang trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật chuyên môn kỹ thuật còn khá thấp. Con số này đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế của Tỉnh.
- Về lao động qua đào tạo nghề:
Theo kết quả điều tra năm 2009, phần lớn lao động làm việc trong các ngành kinh tế, xã hội của tỉnh vẫn là lao động giản đơn (chiếm 40,2%, tương đương con số của cả nước) và lao động thuộc nghề nông, lâm, ngư nghiệp (21,9%). Điều này cho thấy, vấn đề đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là hết sức cấp bách. Có sự khác biệt đáng kể trong phân bố lao động có việc làm giữa khu vực thành thị và nông thôn ở nhóm nghề giản đơn (45,9% ở khu vực nông thôn so với 24,2% ở thành thị), ở nhóm nghề dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng (30,8% ở thành thị so với 14,3% ở nông thôn). Tỷ lệ những nghề có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao như nhà lãnh đạo, chuyên môn kỹ thuật bậc cao, chuyên môn kỹ thuật bậc trung, nhân viên ở thành thị cao gấp 3,3 lần ở nông thôn. Trong khi những nghề trong nông, lâm, ngư nghiệp, thợ thủ công và các thợ khác có liên quan, thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị, nghề giản đơn chiếm đến 82% ở nông thôn (thành thị là 57%). Rõ ràng đây là những nhóm nghề yêu cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Điều này cho thấy lao động ở khu vực nông thôn có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất thấp và chủ yếu tham gia các nhóm nghề giản đơn.
1. Về giáo dục - đào tạo:
Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật đã được quan tâm đầu tư trong các năm qua nhưng vẫn chưa đáp ứng một cách đồng bộ và đúng mức yêu cầu nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực của Tỉnh. Nhiều cơ sở đào tạo vẫn còn thiếu phòng học, trang thiết bị chuyên dùng. Công tác quy hoạch về tài chính và đất đai phục vụ cho phát triển GD&ĐT hoặc mạng lưới các cơ sở dạy nghề chưa được đầu tư đúng mức.
Việc triển khai công tác đào tạo sau đại học chưa đạt chỉ tiêu đề ra, do tỉnh điều chỉnh chủ trương đào tạo từ ngân sách nhà nước.
Ở một số đơn vị sự nghiệp, tình trạng thừa, thiếu giáo viên vẫn còn xảy ra, do các cấp quản lý chưa làm tốt công tác điều chuyển đội ngũ, chưa bố trí sắp xếp công việc khoa học, hợp lý.
Việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ở Phòng GD&ĐT còn gặp nhiều khó khăn do chính sách đãi ngộ không phù hợp, nên chất lượng cán bộ ở Phòng GD&ĐT hiện nay có chiều hướng giảm sút.
Quy mô ngành học mầm non, nhất là hệ nhà trẻ còn nhỏ bé, chỉ tập trung ở thành phố, thị xã. Tình trạng học sinh bỏ học tuy đã giảm nhưng vẫn còn khá cao, làm cho công tác phổ cập thiếu vững chắc; việc phân luồng học sinh chưa đạt yêu cầu. Hiệu quả đào tạo các ngành học, cấp học còn thấp; tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề chưa đạt như mong muốn.
Chất lượng giáo dục tuy có chuyển biến, nhưng còn chậm, chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Tỷ lệ học sinh yếu, kém tuy có giảm nhưng còn chậm. Chất lượng và hiệu quả đào tạo giữa các loại hình trường và khu vực chưa đồng đều. Cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy và học tuy đã tạo được một số chuyển biến bước đầu nhưng vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên (đa số đã lớn tuổi) chưa thích nghi, chậm đổi mới. Chất lượng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, hướng nghiệp ở các trường trung học còn nhiều hạn chế. Việc đẩy mạnh giáo dục toàn diện, chống học lệch chưa thực hiện đầy đủ, ý thức tự giác và tự học trong học sinh còn hạn chế.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các cấp học còn thấp so với các tỉnh trong Vùng ĐBSCL. Công tác phân luồng học sinh sau cấp THCS và THPT chưa thực hiện tốt, giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông chưa đạt yêu cầu. Hệ trung cấp chuyên nghiệp và các trường dạy nghề mặc dù có mở rộng quy mô, nhưng chưa đáng kể, chưa gắn kết đào tạo với yêu cầu sử dụng, còn thụ động trong công tác tuyển sinh.
Việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục còn thấp và có xu hướng thu hẹp. Trong khi đó, ngân sách tỉnh và các chương trình, dự án hỗ trợ từ Trung ương chưa đáp ứng nhu cầu.
Một bộ phận cán bộ quản lý năng lực còn hạn chế, công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành chưa đáp ứng được yêu cầu. Hoạt động thanh tra giáo dục còn dàn đều, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Cơ chế phối hợp giữa Sở GD&ĐT và UBND cấp huyện về công tác quản lý tài chính chưa chặt chẽ.
Việc triển khai hoạt động xã hội hóa giáo dục còn lúng túng, chưa có mô hình tốt, phù hợp. Hệ thống trường ngoài công lập phát triển chậm. Mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa tốt, có biểu hiện khoán trắng cho ngành giáo dục, cho trường học.
2. Về đào tạo nghề:
Một số ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao nhưng chưa có cơ sở đào tạo tương xứng như y, dược, du lịch, công nghệ sinh học, tự động hóa, luật, hành chính… Chất lượng đào tạo của một số ngành, nghề còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Nhận thức của một bộ phận xã hội về học nghề và làm nghề còn chưa phù hợp. Tâm lý người học còn e ngại việc học nghề, mong muốn theo đuổi các chương trình đào tạo ở bậc cao hơn dù năng lực tiếp thu bị giới hạn.
Cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý, mặc dù đã có điều chỉnh nhưng tiến độ còn chậm, đào tạo nghề chưa theo kịp yêu cầu chung của xã hội. Chất lượng đào tạo nghề còn thấp do bất cập về nguồn lực, chủ yếu là các nghề phổ thông, nội dung chương trình còn lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu quy trình công nghệ mới đang sử dụng ở các doanh nghiệp, nhiều chương trình các môn kỹ thuật cơ sở chưa được cập nhật những kiến thức và công nghệ tiên tiến.
Chưa đẩy mạnh xã hội hóa trong đào tạo, còn mang nặng ý thức coi việc đào tạo phải do ngân sách Nhà nước cấp. Chưa huy động mạnh mẽ các nguồn lực từ doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, nhân dân… trong đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nghề nói riêng.
Một số trung tâm dạy nghề huyện chưa được đầu tư hoàn chỉnh, nhưng yêu cầu tuyển sinh đào tạo số lớn nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Một số đơn vị thiếu năng động trong công tác chiêu sinh, đào tạo.
Đội ngũ giáo viên có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu (theo vùng và theo môn dạy), một bộ phận giáo viên các trường (trung tâm) dạy nghề chưa đạt chuẩn đào tạo.
Số lượng cơ sở dạy nghề có phát triển nhưng đa số quy mô nhỏ, khả năng đào tạo hạn chế, trang thiết bị thiếu thốn và chưa đồng bộ, lạc hậu. Tiến độ xây dựng Trung tâm dạy nghề ở một số huyện còn chậm.
Cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý, dạy nghề thường xuyên (dưới 3 tháng) chiếm gần 65% so với tổng số người được đào tạo nghề. Đa số trung tâm dạy nghề chưa có đội ngũ giáo viên cơ hữu, phải hợp đồng giáo viên bên ngoài. Số giáo viên này, có người chưa qua đào tạo chuyên môn, chưa đạt chuẩn theo quy định, từ đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tuy có tăng nhưng còn thấp so với bình quân chung của các tỉnh trong Vùng ĐBSCL và cả nước.
3. Về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:
Cán bộ, công chức hành chính cấp tỉnh và cập huyện, trong đó có cán bộ đương chức và cả quy hoạch thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, được đào tạo chính quy và sau đại học chưa nhiều; thiếu hoặc yếu về trình độ ngoại ngữ. Thiếu đội ngũ chuyên gia đầu ngành có khả năng hoạch định chính sách của tỉnh.
Đội ngũ cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, tỷ lệ đạt chuẩn chuyên môn trình độ trung cấp trở lên hiện chưa đạt yêu cầu (tỷ lệ tương ứng là 60,25% và 77,56%).
Trình độ, kỹ năng, thái độ làm việc của cán bộ, công chức các cấp nhìn chung còn chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp.
4. Chất lượng nguồn lao động:
Đội ngũ nhân lực của Tỉnh hiện nay vẫn còn thiếu lực lượng chuyên gia giỏi, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, thiếu đội ngũ chuyên gia đầu ngành và cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, có khả năng hoạch định chính sách. Cơ cấu nhân lực chưa thật hợp lý, sự phân bố nhân lực giữa thành thị và nông thôn, giữa các ngành, các địa phương chưa đồng đều, tình trạng thừa, thiếu nhân lực chưa được khắc phục. Đội ngũ cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, tỷ lệ đạt chuẩn chuyên môn trình độ trung cấp trở lên hiện chưa đạt yêu cầu (tỷ lệ tương ứng là 60,25% và 77,56%). Trình độ, kỹ năng, thái độ làm việc của cán bộ, công chức hành chính các cấp nhìn chung còn chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp.
Nguồn nhân lực tuy dồi dào về số lượng, nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, chưa được đào tạo theo kịp nhu cầu của các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Chính sách thu hút nhân lực chưa đủ mạnh, chưa đạt như mong muốn, việc thu hút, giữ chân người tài hiệu quả chưa cao, chưa có chính sách trọng dụng, tôn vinh, khen thưởng, đãi ngộ nhân tài thỏa đáng.
Chưa đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chưa thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2015
I. DỰ BÁO CUNG - CẦU LAO ĐỘNG:
1. Dự báo cung lao động:
Trên cơ sở số liệu Dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh An Giang đến năm 2020 thì dự báo dân số từ đủ 15 tuổi trở lên tăng nhanh và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng dân số của Tỉnh, từ 1.637.817 người (chiếm 76,6% dân số) năm 2010, lên 1.741.754 (chiếm 78,9%) năm 2015, trong đó lực lượng lao động (từ 15 -64 tuổi) là 1.345.594 người.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam có xu hướng giảm dần, ngược với xu hướng của nữ. Năm 2010 tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam, nữ lần lượt là 86,5% và 65%, năm 2015 tương ứng 86,0% và 68,5%. Đây là cơ sở quan trọng để dự báo cung lực lượng lao động của Tỉnh trong thời kỳ 2011-2015.
2. Dự báo cầu lao động:
Phương trình dự báo nhân quả cho thấy GDP (VA) của Tỉnh tăng trưởng 1 phần trăm thì cầu về lao động tăng thêm 2,22 ngàn người. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 12,5%/năm thời kỳ 2011-2015 (theo mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần IX) thì cầu lao động trên địa bàn là 1.337.949 người năm 2015.
Để phát triển KT-XH của tỉnh An Giang bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và phát huy thời cơ ‘vàng’ của cơ cấu dân số với mục đích huy động cao nhất đóng góp của dân số, lao động vào phát triển kinh tế, xã hội tỉnh An Giang trong thời kỳ 2011 – 2020 và những năm tiếp theo.
Việc xây dựng Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 là sự kết hợp giữa phát triển nguồn nhân lực tại chỗ và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao đến làm việc lâu dài cho tỉnh; chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đồng bào các dân tộc Khmer, Chăm…; Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho các ngành, lĩnh vực then chốt mà Tỉnh có lợi thế, có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện cả về trí lực, thể lực, tâm lực phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của tỉnh; góp phần thực hiện đạt và vượt các mục tiêu đã đề ra.
Phát triển nhân lực phải thực hiện đồng bộ giữa đào tạo, bồi dưỡng với đổi mới tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và xây dựng chính sách thu hút, động viên người lao động.
Phát triển nhân lực cần tập trung nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật nghề đồng đều cho người lao động. Đồng thời, đầu tư có trọng điểm nhằm thu hút, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để phục vụ cho những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong bối cảnh mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh. Thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nhóm ngành có giá trị gia tăng thấp sang nhóm ngành có giá trị gia tăng cao, nâng cao năng suất lao động xã hội.
IV. CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:
Phát triển quy mô học sinh, nâng tỷ lệ huy động so dân số độ tuổi ở cấp nhà trẻ là 16%, mẫu giáo là 80%, tiểu học (đúng độ tuổi) là 98%, THCS là 80%, trong đó đúng độ tuổi là 70%, THPT là 50% (nếu kể cả các hệ khác là 60%), trong đó đúng độ tuổi là 45%.
Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50% (khoảng 672.797 người. Trong đó, đào tạo ngắn hạn chiếm 53,3% (khoảng 358.899 người) tổng số lao động qua đào tạo, trình độ sơ cấp là 25,2% (khoảng 169.583 người), trình độ trung cấp là 8,9% (khoảng 59.926 người), cao đẳng là 4,6% (khoảng 31.015 người) và đại học trở lên là 5,7% (khoảng 53.374 người).
Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40% (tính trên tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân). Để đạt 40% lao động qua đào tạo nghề vào năm 2015 thì giai đoạn 2011-2015 cần phải đào tạo thêm khoảng 160.000 người, trong đó đào tạo trình độ cao đẳng nghề chiếm 5% (khoảng 8.000 người), trình độ trung cấp nghề chiếm 9% (khoảng 14.500 người), trình độ sơ cấp nghề chiếm 30% (khoảng 48.000 người), còn lại 56% là dạy nghề thường xuyên (đào tạo dưới 3 tháng).
Phấn đấu tạo việc làm mới bình quân mỗi năm khoảng 35 ngàn người/năm thời kỳ 2011 - 2015.
Năng suất lao động tăng nhanh từ 38 triệu đồng/lao động năm 2010 lên 78 triệu đồng/lao động năm 2015.
V. ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI CHO CÁC LĨNH VỰC:
Mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX của tỉnh đặt ra với chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2011-2015 là 12,5%/năm thì nhu cầu lao động đến năm 2015 đạt khoảng 1.313 ngàn người, trong đó khu vực nông nghiệp chiếm 50% (khoảng 657 ngàn người) (năm 2010 là 65%), khu vực công nghiệp chiếm 17% (khoảng 223 ngàn người) (năm 2010 là 10%), khu vực dịch vụ chiếm 33% (khoảng 433 ngàn người) (năm 2010 là 25%) so tổng số lao động.
Từ những định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nêu trên, trong giai đoạn 2011-2015 tỉnh cần tập trung đào đạo những ngành đột phá cho từng lĩnh vực như sau:
1. Đối với lao động trong lĩnh vực nông nghiệp:
Tỉnh cần phải tập trung đào tạo cho nông dân những kiến thức về sản xuất và nuôi trồng theo hướng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng theo tiêu chuẩn Châu Âu; tập trung chuyển giao và khuyến khích nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông sản và chăn nuôi. Để làm được việc này ngành nông nghiệp phải thường xuyên mở những lớp tập huấn trung và dài hạng cho nông dân, tăng cường công tác khuyến nông để nông dân dễ dàng tiếp cận những tiến bộ khoa học để vận dụng vào sản xuất, tăng cường phối hợp với các viện, trường để đào tạo những kỹ sư nông nghiệp giỏi nhằm đến tận nơi sản xuất hướng dẫn nông dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, nhất là công nghệ sinh học.
2. Đối với lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng:
Là tỉnh nông nghiệp nên công nghiệp của tỉnh chủ yếu là công nghiệp chế biến những sản phẩm từ nông nghiệp và công nghiệp cơ khí phục vụ cho phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy, tỉnh cần tập đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này chủ yếu là đào tạo ngắn hạn, trung hạn, tập trung vào một số ngành nghề như: nghề may, nghề phi lê cá tra, nghề đóng gói sản phẩm,... song song đó tập trung đào tạo cán bộ quan lý, cử nhân công nghệ thực phẩm, kỹ sư cơ khí,...
3. Đối với lao động trong lĩnh vực dịch vụ:
Trong 5 năm tới nhu cầu đào tạo nghề cho lĩnh vực dịch vụ cũng chiếm khá cao gần 1/3 tổng số lao động của tỉnh. Là tỉnh có nhiều lợi thế về phát triển du lịch, kinh tế cửa khẩu,.... Vì vậy, tỉnh cần tập trung đào tạo nhân lực về quản lý doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, hướng dẫn viên du lịch, phục vụ bàn, lái xe, thông tin và truyền thông,...
Để việc đào tạo nhân lực của tỉnh ngày càng hiệu quả và ngắn với yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, phải thường xuyên khảo sát nhu cầu lao động và những ngành nghề mà doanh nghiệp cần để điều chỉnh cơ cấu đào tạo nghề ngày càng hợp lý và đảm bảo đào tạo nghề theo kịp nhu cầu chung của xã hội. Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu với các cơ sở đào tạo nghề để người được đào tạo nghề khi tốt nghiệp sẽ có công ăn việc làm và đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng lao động. Phải thường xuyên mở các hội chợ về lao động nhằm tăng cường nắm bắt thông tin giữa người lao động và nhà tuyển dụng lao động. Đầu tư hoàn chỉnh các trung tâm dạy nghề huyện, đồng thời đào tạo các giáo viên dạy nghề đạt chuẩn đào tạo. Các doanh nghiệp cùng với Nhà nước có chính sách cho người lao động như: sinh hoạt, bảo hiểm xã hội, nơi ở,....Với lợi thế là tỉnh nông nghiệp, kinh tế biên giới và phát triển du lịch khi xây dựng những danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư cần phải hướng tới những ngành nghề phục vụ phát triển và chế biến những sản phẩm từ nông nghiệp, du lịch và những ngành nghề công nghệ cao để góp phần nâng cao năng lực cho lực lượng lao động của tỉnh theo hướng bền vững.
VI. CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỪNG NGÀNH:
1. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Đến năm 2015 ngành đào tạo thêm 23 người trình độ sau đại học, trong đó: tiến sĩ 5 người, thạc sỹ 18 người.
2. Ngành công thương:
Tổng số nhân lực của ngành 287 người. Trong đó trình độ thạc sỹ 06 người, đại học 249 người và trung cấp 32 người.
Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế, Ngân hàng, Tài chính Kế toán, Công nghệ Thông tin, Anh văn, Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Sinh học, Luật, Quản lý Công nghiệp, Tài chính Doanh nghiệp, Địa chất, Cơ khí, Hóa, Môi trường, Điện Công nghiệp, Điện - Điện tử, Quản trị Kinh doanh, Thống kê Tin học, Kế toán….
3. Ngành xây dựng:
Tổng số nhân lực của ngành Xây dựng là 96 cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó tốt nghiệp Tiến sĩ 02, thạc sỹ 08 người, đại học 73 người, trung cấp 07 người và chưa qua đào tạo chuyên môn là 06 người.
4. Ngành kế hoạch và đầu tư:
Tổng nhu cầu lao động qua đào tạo của ngành đến năm 2015 là 124 người. Trong đó: đào tạo trên đại học 3 người; đào tạo đại học 100 người; còn lại là 21 người.
5. Ngành thống kê:
Chỉ tiêu: Mỗi xã, phường, thị trấn có 01 cán bộ thống kê chuyên trách, đồng thời cấp kinh phí mở 01 lớp ngành thống kê trung cấp thống kê đào tạo chuyên môn cho lực lượng thống kê cơ sở.
6. Ngành tài chính:
Để đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của ngành đến năm 2015 tổng số nhân lực của ngành 277 người. Trong đó, cấp tỉnh 110 người, cấp huyện 167 người.
Đào tạo trên đại học 18 người, đại học 20 người. Đào tạo bồi dưỡng có tính chất chuyên môn nghiệp vụ gắn liền với việc triển khai cơ chế chính sách quản lý tài chính như: lập kế hoạch ngân sách các cấp, quyết toán ngân sách địa phương; quản lý tài chính các đơn vị sử dụng NSNN, thanh tra tài chính; chính sách thuế, phí và lệ phí; quản lý doanh nghiệp; quản lý vốn đầu tư; quản lý giá cả; những vấn đề mới về kinh tế vĩ mô; kinh tế phát triển; kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; quan điểm chủ trương điều hành chính sách tài chính; quản lý tài chính địa phương...
7. Ngành tư pháp:
Phấn đấu đến năm 2015, Sở Tư pháp có từ 10% - 15% được đào tạo sau đại học chuyên ngành Luật, trong đó có 1 đến 2 tiến sỹ, 4-6 thạc sỹ; có ít nhất 35% cán bộ, đảng viên có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, trong đó CBCC từ cấp Phó trưởng phòng trở lên phải có trình độ Cao cấp lý luận chính trị; 60-80% đảng viên có trình độ trung cấp lý luận chính trị; 100% chuyên viên của Sở phải có bằng B vi tính trở lên; 80% chuyên viên của Sở phải có bằng B ngoại ngữ trở lên, trong đó 15-20% có bằng C.
Đến cuối năm 2015, có trên 80% đội ngũ công chứng tư pháp - hộ tịch cấp xã có bằng trung cấp luật trở lên, có 40% cán bộ Tư pháp - Hộ tịch ở phường, thị trấn có trình độ đại học luật; Đầu tư cơ bản cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cán bộ tư pháp cấp xã.
8. Ngành giao thông vận tải:
Tổng nhu cầu lao động qua đào tạo của ngành đến năm 2015 là 5.556 người. Trong đó: đào tạo trên đại học 1 người; đại học 5 người; dạy nghề ngắn hạn là 400 người; sơ cấp nghề là 5.150 người.
9. Ngành thông tin và truyền thông:
Tổng số nhân lực của ngành: 306 người, gồm: Sở Thông tin và Truyền thông 73 người; các phòng thông tin và truyền thông cấp huyện 55 người; theo đề án thành lập đài truyền thanh cấp huyện 178 người (22 người tại đài truyền thanh huyện và 156 người tại đài truyền thanh xã, phường, thị trấn).
Trình độ chuyên môn: Trình độ trung cấp 156 người (chủ yếu cán bộ đài truyền thanh cấp xã), cao đẳng, đại học 137 người; trình độ cao học 13 người.
10. Ngành khoa học và công nghệ:
Tổng số nhân lực của ngành 75 người, trong đó trình độ sơ cấp khoảng 2 người, trình độ trung cấp khoảng 3 người, trình độ cao đẳng khoảng 5 người, trình độ đại học khoảng 50 người, trình độ sau đại học khoảng 15 người.
Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, trồng trọt, thủy sản, môi trường, công nghệ thông tin, khoa học xã hội và nhân văn,...
11. Ngành giáo dục và đào tạo:
Đến năm 2015, tổng số nhân lực của ngành gần 35.000 người, trong đó hệ công lập là 32.300 người. Đến năm 2015, ngành GD&ĐT có gần 21.000 cán bộ, giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Trong đó, có ít nhất 500 cán bộ, giáo viên đạt trình độ sau đại học.
Cán bộ, viên chức ngành giáo dục mầm non đạt trên chuẩn (từ cao đẳng trở lên) từ 60%-70%; giáo dục tiểu học đạt trình độ trên chuẩn (từ cao đẳng trở lên) từ 80-85%; giáo dục THCS đạt trình độ trên chuẩn (đại học trở lên) từ 80-85%; giáo dục THPT đạt trình độ trên chuẩn (thạc sĩ trở lên) phấn đấu đạt từ 15%-17%.
12. Ngành y tế:
Đào tạo hàng năm khoảng từ 800-840 người. Trong đó mỗi năm cần đào tạo thêm khoảng 30-40 cán bộ y tế có trình độ sau đại học, 120-150 cán bộ y tế có trình độ đại học (trong đó có 70-80 bác sỹ, 30-40 dược sỹ đại học), 500 cán bộ y tế có trình độ cao đẳng và trung học (trong đó có khoảng 120 điều dưỡng, 60 kỹ thuật viên, 90 Hộ sinh, 90 Dược sỹ trung học, Y Sỹ các loại: 140), sơ học và đào tạo khác khoảng 150 người.
13. Ngành văn hóa, thể thao và du lịch:
- Đến năm 2015 tổng nhân lực của ngành là 2.125 người, trong đó ngành văn hóa là 1.384 người, gia đình là 46 người, thể dục thể thao là 529 người.
- Đến năm 2015, 100% công chức hành chính về văn hóa nghệ thuật, gia đình và thể dục thể thao được trang bị kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng tốt; trang bị kiến thức về văn hóa công sở; trách nhiệm và đạo đức công chức cho công chức các ngạch.
14. Ngành lao động, thương binh và xã hội:
Tổng số nhân lực của ngành 528 người, trong đó trình độ sơ cấp 50 người, trình độ trung cấp 35 người, trình độ cao đẳng 25 người, trình độ đại học 386 người, trình độ cao học 02 người, còn lại 30 người trình độ khác.
Chuyên ngành đào tạo:
- 02 người trình độ thạc sĩ về kinh tế và hành chính công.
- Đại học LĐTB&XH 166 người, sư phạm kỹ thuật 120 người, Luật 20 người, còn lại 100 chuyên ngành khác.
- 25 người Cao đẳng chuyên ngành về kỹ thuật.
- Trung cấp LĐTB&XH 30 người, tài chính - kế toán 5 người.
15. Ngành tài nguyên và môi trường:
Phấn đấu sau đại học 15 trường hợp (đất đai 07, môi trường 03, địa chất 04 và kinh tế 01); đại học 38 trường hợp (đất đai 11, môi trường 11, đo đạc bản đồ 01, địa chất khoáng sản 09, nước, thủy lợi 06).
16. Các ban Đảng, Mặt trận và các đoàn thể:
Dự kiến số lượng cán bộ, công chức khối đảng, đoàn thể là 1.571 người. Trong đó, cấp tỉnh 582 người, cấp huyện 989 người. Theo Đề án 02 của Tỉnh ủy đến năm 2015 cán bộ khối đảng, đoàn thể của tỉnh và huyện đều đạt chuẩn theo quy định.
Dự kiến nhu cầu trong 5 năm tới: Thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương 20 người, chuyên viên chính hoặc tương đương 164 người, chuyên viên hoặc tương đương 336 người.
17. Đào tạo cán bộ cấp xã đạt chuẩn:
- Đến năm 2015 có 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn trình độ chuyên môn trung cấp trở lên, cụ thể:
Cán bộ chuyên trách: Cần phải có 667 người đạt trình độ đào tạo chuyên môn trung cấp trở lên, tỷ lệ: 39,75%.
Công chức: Cần phải có 327 người đạt trình độ đào tạo chuyên môn trung cấp trở lên, tỷ lệ: 22,44%.
- Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, bí thư chi bộ, trưởng khóm, ấp đến năm 2015 có khoảng 1.748 người đạt trình độ đào tạo trung cấp chuyên môn trở lên, góp phần nâng tỷ lệ đạt trình độ trung cấp chuyên môn trở lên đạt 70%.
VII. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1. Giải pháp về cơ sở vật chất:
- Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Tập trung đầu tư trang thiết bị dạy nghề cho Trường Cao đẳng nghề, các Trường Trung cấp nghề và các Trung tâm dạy nghề thuộc danh mục đầu tư của Bộ. Các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất trung tâm dạy nghề huyện, đảm bảo quản lý tốt và đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả trang thiết bị dạy nghề đã được đầu tư. Đầu tư mở rộng các trường trung cấp nghề, đảm bảo đáp ứng yêu cầu đào tạo ở các địa phương.
- Tiếp tục kêu gọi, khuyến khích thực hiện xã hội hoá dạy nghề: Tạo điều kiện thuận lợi, thực hiện đầy đủ chính sách ưu đãi để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở dạy nghề; Xây dựng quy hoạch và có chính sách hỗ trợ quỹ đất cho các dự án đầu tư cơ sở dạy nghề, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư dạy nghề tại chỗ cho người lao động đang tham gia sản xuất tại đơn vị; thực hiện tốt các chính sách về dạy nghề, như: bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, hỗ trợ kinh phí dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, có chính sách khen thưởng kịp thời.
- Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo, thời gian đào tạo để phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động theo hướng xã hội hiện đại; tập trung đào tạo một số ngành đang có nhu cầu như công nghệ thông tin, viễn thông, cơ khí, gò, hàn, tiện, điện cơ, điện tử và một số ngành có nhu cầu sử dụng nhiều lao động như: may công nghiệp, chế biến nông sản, thủy hải sản, xây dựng, thương mại, dịch vụ; các nghề phục vụ cho xuất khẩu lao động.
- Lồng ghép các dự án dạy nghề trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, việc làm, chương trình khuyến công, khuyến nông và kế hoạch dạy nghề cho lao dộng nông thôn. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, từ nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước để hỗ trợ cho khoảng 10.000 lao động nông thôn, lao động nữ, thanh niên dân tộc, người tàn tật, lao động chuyển đổi nghề, bộ đội xuất ngũ, người nghèo, người sau cai nghiện… học nghề gắn với tạo việc làm tại chỗ hoặc đưa lao động làm việc tại các doanh nghiệp, các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.
- Phối hợp giữa các trường, các trung tâm dạy nghề với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để hợp đồng đào tạo theo địa chỉ. Vận động doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đưa lao động đang làm tại doanh nghiệp kiểm tra, sát hạch tại các cơ sở dạy nghề công lập để cấp chứng chỉ nghề cho người lao động.
- Tăng cường liên kết giữa các cơ sở dạy nghề để hỗ trợ nhau về chuyên môn, về trang thiết bị dạy nghề.
2. Giải pháp về đội ngũ giảng dạy:
- Bố trí, bổ sung hoàn chỉnh khung nhân sự, tuyển chọn, tiếp nhận giáo viên dạy nghề, ổn định bộ máy tổ chức ở các trung tâm dạy nghề huyện, các trường trung cấp nghề được nâng cấp từ các trung tâm dạy nghề.
- Đẩy mạnh việc phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn để đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề đào tạo; nhất là ngành nghề mới.
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp các trường đại học kỹ thuật về công tác tại các trường, trung tâm dạy nghề trong tỉnh.
- Đầu tư hoàn chỉnh Khoa Sư phạm Nghề trong trường Cao đẳng Nghề để đi vào hoạt động có hiệu quả, nhằm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đủ tiêu chuẩn làm giáo viên dạy nghề, cung cấp nguồn giáo viên cho các trường, trung tâm dạy nghề trong tỉnh.
3. Giải pháp về vốn:
Đối với cơ sở đào tạo nghề, ngân sách Nhà nước đáp ứng 65% và huy động 35%. Đối với các trường đại học - cao đẳng ngoài công lập, nguồn vốn cho việc đào tạo nhân lực chủ yếu từ nguồn thu của người học và nguồn vốn huy động từ nguồn xã hội hóa. Đối với các trường đại học - cao đẳng công lập, nguồn vốn cho việc đào tạo nhân lực được trích từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước, nguồn thu của người học và nguồn vốn huy động khác.
4. Giải pháp về chính sách và công cụ khuyến khích, thúc đẩy phát triển nhân lực:
a) Chính sách đầu tư và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, đặc biệt là GD&ĐT chất lượng cao, nghiên cứu vận dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, thủ tục hành chính, thông tin thị trường cho nhà đầu tư.
Tỉnh tiếp tục ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho đối tượng yếu thế trong xã hội. Ngân sách Nhà nước cần quan tâm, hỗ trợ cho tất cả các trường (không kể công lập hay dân lập) đào tạo những ngành nghề mà xã hội, tỉnh đang có nhu cầu cao, kinh phí đầu tư lớn nhưng lợi nhuận thấp. Song song đó cần tăng cường công tác quản lý trong các hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ GD&ĐT.
b) Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực:
- Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách cho phát triển nhân lực thông qua các chương trình, dự án của Quy hoạch và thông qua các kế hoạch, đề án phát triển nhân lực khác.
- Tăng định mức chi ngân sách tỉnh và ngân sách trung ương cho lĩnh vực GD&ĐT và dạy nghề, khoa học - công nghệ và công tác phát triển nhân lực của tỉnh.
- Duy trì và phát triển các đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao của tỉnh; đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng và quy hoạch cán bộ. Tiếp tục triển khai đề án thu hút nguồn nhân lực trình độ cao cho khu vực công.
- Khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ODA, vốn của các Tổ chức phi chính phủ, vốn tín dụng thương mại ưu đãi phục vụ lĩnh vực GD&ĐT, khoa học - công nghệ. Tận dụng các cơ hội đào tạo nhân lực trình độ cao của các tổ chức cấp học bổng trong nước và quốc tế.
- Thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích xã hội hóa trong công tác phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích các cơ sở đào tạo đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, giáo viên để cải thiện chất lượng đào tạo.
c) Chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội:
* Chính sách hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm:
Thực hiện chính sách “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015" theo Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu chung của chính sách hỗ trợ là tăng cường công tác đào tạo nghề cho phụ nữ, góp phần bảo đảm quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ trong Luật Bình đẳng giới; tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ; tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tăng cơ hội học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; đặc biệt phụ nữ khu vực nông thôn, phụ nữ độ tuổi trung niên, phụ nữ dân tộc Khơme, Chăm... vùng đặc biệt khó khăn, vùng di dời, giải tỏa.
Tỉnh tiếp tục dành ngân sách phù hợp cho đầu tư phát triển dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; có chính sách huy động mọi nguồn lực trong xã hội quan tâm dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề thu hút nhiều lao động nữ, đặc biệt là các cơ sở dạy nghề thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Phụ nữ.
* Chính sách hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm:
Thực hiện chính sách “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015" theo Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 07 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu chung của chính sách hỗ trợ là nâng cao nhận thức của thanh niên và toàn xã hội về học nghề, lập nghiệp. Tạo bước đột phá về tăng số lượng và nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo việc làm cho thanh niên, nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, nhất là thanh niên, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Góp phần tăng cường đoàn kết, tập hợp đội ngũ thanh niên, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên vững mạnh.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn học nghề, tạo việc làm và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các chính sách hiện hành của nhà nước.
- Hỗ trợ đầu tư nâng cao năng lực và hiện đại hóa các trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề trọng điểm của Tỉnh; tập huấn cán bộ đoàn các cấp về tư vấn học nghề, việc làm; tỷ lệ thanh niên được tiếp cận thông tin tư vấn, giới thiệu việc làm đạt 50% vào năm 2015 và 75% vào năm 2020.
* Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội:
Tiếp tục triển khai các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về bảo hiểm tại các doanh nghiệp, tuyên truyền, thông tin cho người lao động về các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và hướng dẫn người lao động sử dụng các công cụ xã hội - pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
d) Chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nguồn nhân lực:
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong các hoạt động giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao thời kỳ 2011-2015 nhằm huy động có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nguồn nhân lực.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
* Giáo dục mầm non:
Ưu tiên ngân sách đầu tư cho giáo dục mầm non ở các huyện còn nhiều khó khăn, các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao ở các huyện còn lại.
Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở TP. Long Xuyên, TX. Châu Đốc, TX. Tân Châu và các địa bàn có điều kiện kinh tế phát triển. Tiếp tục chuyển các cơ sở giáo dục mầm non công lập có nguồn thu sự nghiệp và có đủ điều kiện sang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Có lộ trình chuyển một số cơ sở giáo dục mầm non sang hình thức ngoài công lập. Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân đóng góp kinh phí, đất đai xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
* Giáo dục phổ thông:
Ưu tiên ngân sách đầu tư xây dựng các trường tiểu học, THCS ở các xã cần phải đảm bảo các mục tiêu về phổ cập.
Khuyến khích mở các trường ngoài công lập ở bậc tiểu học, cấp THCS ở TP. Long Xuyên, TX. Châu Đốc, TX. Tân Châu và ở một số huyện có điều kiện kinh tế phát triển và khuyến khích mở các trường THPT ngoài công lập ở các địa bàn trong toàn tỉnh.
Có lộ trình chuyển một số trường THPT công lập có chất lượng khá sang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân đóng góp kinh phí, đất đai xây dựng trường tiểu học, THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia.
* Giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề:
- Khuyến khích thành lập các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề ngoài công lập. Khuyến khích Trường Đại học An Giang liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có chất lượng cao của nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân đóng góp kinh phí, đất đai xây dựng các trường dạy nghề, các trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn.
- Có lộ trình chuyển các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp như Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng nghề An Giang, các trường trung học chuyên nghiệp, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sở đào tạo nghề công lập sang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
đ) Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài:
- Có cơ chế đột phá trong bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo cơ bản, tạo điều kiện cho công chức, viên chức trẻ được thăng tiến, đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Thí điểm thực hiện trả lương, phân phối thu nhập theo năng lực và kết quả công tác; có chính sách phụ cấp và đãi ngộ đặc biệt (nhà ở, đào tạo..) cho nhân lực có trình độ cao, tạo điều kiện cho các tài năng nâng cao thu nhập bằng trí tuệ và năng lực của mình.
e) Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động:
- Thành lập Trung tâm Giới thiệu việc làm ở các huyện, thị, chú ý ưu tiên đầu tư xây dựng Trung tâm giới thiệu việc làm ở các huyện, thị có đông dân cư, vùng kinh tế trọng điểm, có khu công nghiệp, cụm công nghiệp, có đủ điều kiện thành lập trung tâm theo quy định như: Thị xã Châu Đốc, Tân Châu, huyện Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành...
- Phấn đấu đến năm 2015, tất cả các huyện, thị trên địa bàn tỉnh đều có Trung tâm Giới thiệu việc làm đi vào hoạt động ổn định (thực hiện theo Quyết định số 1286/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2007 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2007 – 2015).
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất các trung tâm giới thiệu việc làm đã có. Đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung đội ngũ cán bộ, viên chức của các trung tâm để đạt về chất lượng và đủ về số lượng đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Thành lập trang web do Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý, qua đó các doanh nghiệp đăng ký nhu cầu tuyển dụng (gồm ngành nghề cần tuyển dụng, thời gian tuyển dụng), đồng thời trang web này cũng cung cấp cho doanh nghiệp biết số lượng lao động của tỉnh đã qua đào tạo (ngành nghề đã được đào tạo) để các doanh nghiệp tham khảo.
5. Mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực:
a) Sự phối hợp và hợp tác với các tỉnh, thành phố khác:
Tăng cường phối hợp, hợp tác bằng nhiều hình thức: liên kết, liên thông, phối hợp khai thác cơ sở vật chất, nguồn giáo viên, giảng viên với các tỉnh lân cận, các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Khu vực ĐBSCL, đặc biệt là Thành phố Cần Thơ - một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của Vùng ĐBSCL, trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ cho phát triển KT-XH của tỉnh.
b) Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế:
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nhân lực dưới nhiều hình thức: mời chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức thông qua các chương trình hội thảo khoa học;
Tranh thủ các nguồn hỗ trợ cho phát triển giáo dục, đào tạo, tăng cường năng lực của các tổ chức quốc tế như WB, OECD, ADB... để phát triển hệ thống GD&ĐT, khoa học - công nghệ, phát triển nhân lực.
6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực:
Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo, hướng nghiệp - dạy nghề, các tổ chức khoa học - công nghệ với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển nhân lực của Đảng, Nhà nước và tỉnh. Đặc biệt, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo và cơ hội việc làm từ các doanh nghiệp. Phối hợp các hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại cơ sở đào tạo, dạy nghề và tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên, học viên, người lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp ngay từ khi vào trường, đồng thời có nhiều thông tin cần thiết về việc làm khi sắp tốt nghiệp.
Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc thực hiện Chương trình Phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015.
II. PHÂN CÔNG TỪNG SỞ, NGÀNH LIÊN QUAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
1. Sở Giáo dục và đào tạo:
Hằng năm Sở GD&ĐT có trách nhiệm theo dõi và đảm bảo việc huy động trẻ em đến trường đúng độ tuổi theo chỉ tiêu của từng cấp học.
Tăng cường phối hợp với Trường Đại học An Giang và các Trường Cao đẳng nghề An Giang, các trường trung cấp chuyên nghiệp trong tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh theo nhu cầu của xã hội.
Sớm trình UBND tỉnh ban hành Đề án xã hội hóa công tác GD&ĐT giai đoạn 2011-2015
Tiếp tục thực hiện, phối hợp và theo dõi việc đào tạo nghề hệ trung cấp chuyên nghiệp ở các cơ sở đào tạo, các trường trung cấp, Trường Đại học An Giang (ngành nông nghiệp, ngành văn hoá-nghệ thuật), Trường Cao đẳng nghề An Giang và đào tạo không chính qui ở các cơ sở đào tạo, các trung tâm giáo dục thường xuyên....
Lập kế hoạch và phối hợp các địa phương triển khai thực hiện việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT. Phối hợp với Sở Nội vụ tiếp tục thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc hướng dẫn đưa người dự tuyển học sau đại học theo đề án của Bộ GD&ĐT (Chương trình 322). Hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp.
2. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
Phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"; chỉ đạo củng cố, kiện toàn tổ chức nhân sự làm công tác quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm, đảm bảo có sự gắn kết giữa dạy nghề với giải quyết việc làm.
Tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt Đề án Quy hoạch hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2007 – 2015 (theo Quyết định số 1286/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2007 của UBND tỉnh An Giang).
3. Sở Nội vụ:
Có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất với Trung ương chính sách thu hút nhân tài như trả lương theo kết quả công việc, nhà ở,...; đề xuất Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành chính sách thu hút nhân tài, người có trình độ cao tham gia công tác tại địa phương.
Tham mưu UBND tỉnh, kiến nghị Trung ương ban hành cơ chế đột phá trong bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo cơ bản, tạo điều kiện cho công chức, viên chức trẻ được thăng tiến, đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai có hiệu quả Dự án đào tạo 100 cán bộ khoa học kỹ thuật sau đại học ở nước ngoài bằng ngân sách tỉnh (AG.100).
Tiếp tục phối hợp với Sở GD&ĐT thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc hướng dẫn, đưa người dự tuyển học sau đại học theo Chương trình 322 của Bộ GD&ĐT.
4. Trường Đại học An Giang:
Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015, đồng thời khảo sát nhu cầu của các doanh nghiệp về ngành nghề đào tạo để khi ra trường số sinh viên này sẽ phục vụ cho doanh nghiệp.
Phối hợp với Sở Nội vụ triển khai thực hiện Dự án đào tạo 100 cán bộ khoa học kỹ thuật sau đại học ở nước ngoài bằng ngân sách tỉnh (AG.100).
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nghề ngắn hạn cho nông dân, chủ trang trại, doanh nhân nông thôn, cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý tổ hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Đảm bảo cân đối đủ vốn đầu tư xây dựng những công trình bức xúc, trọng điểm phục vụ cho nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh; bố trí vốn thực hiện kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia thời kỳ 2011-2020; đồng thời, thực hiện đầu tư hoàn chỉnh các trường trung cấp nghề của tỉnh và trung tâm dạy nghề cấp huyện.
Phối hợp các Bộ, ngành Trung ương và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ, công chức, viên chức, các thành phần kinh tế trong tỉnh.
Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập trang web do Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý, qua đó các doanh nghiệp đăng ký nhu cầu tuyển dụng (gồm ngành nghề cần tuyển dụng, thời gian tuyển dụng), đồng thời trang web này cũng cung cấp cho doanh nghiệp biết số lượng lao động của tỉnh đã qua đào tạo (ngành nghề đã được đào tạo) để các doanh nghiệp tham khảo.
7. Sở Tài chính:
Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước hiện hành, tham mưu cho UBND tỉnh cân đối và phân bổ kinh phí hàng năm theo quy định để đảm bảo chi phát triển sự nghiệp GD&ĐT, dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
8. Sở Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp với Sở GD&ĐT, Sở LĐTB&XH, Sở Nội vụ trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của cơ quan nhà nước, trong điều hành và quản lý của doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền những chủ trương, chính sách về GD&ĐT và dạy nghề, nhằm kêu gọi, khuyến khích xã hội hóa giáo dục trên địa bàn.
9. Các sở, ban ngành khác:
Tùy theo chức năng nhiệm vụ của ngành tăng cường công tác phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011-2015, đồng thời chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành để đáp ứng nhu cầu hội nhập.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
Tăng cường phối hợp và chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề trên phạm vi quản lý, trong đó chú ý thực hiện tốt công tác huy động học sinh đến trường; tích cực chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
Phối hợp với Sở LĐTB&XH chỉ đạo đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"; chỉ đạo củng cố, kiện toàn tổ chức nhân sự làm công tác quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm, đảm bảo có sự gắn kết giữa dạy nghề với giải quyết việc làm./.