NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1377/QĐ-NHNN
|
Hà Nội, ngày 02
tháng 8 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MẠNG LƯỚI ỨNG CỨU SỰ CỐ AN NINH CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH NGÂN HÀNG”
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày
16/06/2010;
Căn cứ Luật an toàn thông tin mạng ngày 19 tháng
11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng
02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016
của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
Căn cứ Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày
16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu
khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày
12/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Quy định về điều
phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc;
Căn cứ Thông tư số 09/2020/TT-NHNN ngày
21/10/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về an toàn hệ thống
thông tin trong hoạt động ngân hàng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông
tin.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án
“Nâng cao hiệu quả hoạt động Mạng lưới ứng cứu sự cố an ninh công nghệ thông
tin ngành Ngân hàng” (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. Quan điểm
- Đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) là trách nhiệm của
mọi tổ chức, cá nhân trong ngành Ngân hàng để đảm bảo phát triển bền vững của
ngành Ngân hàng. Thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành Ngân hàng phải quan tâm
chỉ đạo công tác bảo đảm ATTT và chịu trách nhiệm trước Thống đốc NHNN nếu để xảy
ra sự cố mất ATTT tại đơn vị mình quản lý.
- Mạng lưới là nơi tập trung, huy động nguồn lực của
ngành Ngân hàng nhằm ứng phó với các sự cố ATTT có thể xảy ra tại các đơn vị
trong Ngành theo một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát:
a) Mạng lưới được củng cố, mở rộng và hoạt động đạt
hiệu quả cao, thể hiện rõ vai trò trong việc phòng ngừa, giảm thiểu và hỗ trợ xử
lý, ứng cứu các sự cố ATTT cho các thành viên.
b) Nâng cao tính chủ động, tích cực tham gia các hoạt
động Mạng lưới của các thành viên.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Cơ cấu tổ chức của Mạng lưới (Ban điều hành,
thành viên, các đội hỗ trợ) được củng cố, hoàn thiện. Thành phần là thành viên
bắt buộc được mở rộng và kết nạp các thành viên tự nguyện tham gia Mạng lưới.
b) Tiếp tục hoàn thiện các chính sách, quy chế và
quy trình tạo điều kiện cho hoạt động Mạng lưới. Có chính sách khen thưởng đối
với các thành viên tích cực tham gia hoạt động Mạng lưới và chính sách xử lý đối
với các hành vi vi phạm các quy định liên quan đến hoạt động Mạng lưới.
c) Có cơ chế tài chính rõ ràng và bảo đảm kinh phí
để tổ chức các hoạt động của Mạng lưới. Các thành viên xây dựng kinh phí hằng
năm cho việc tham gia các hoạt động Mạng lưới
d) Huy động nguồn lực của các thành viên Mạng lưới
và các cơ quan, tổ chức bên ngoài đóng góp vào hoạt động của Mạng lưới. Tối thiểu
hằng năm có 1-2 thành viên làm đầu mối tổ chức các hoạt động như diễn tập, đào
tạo, hội thảo cho các thành viên Mạng lưới tham gia.
đ) Hoạt động của Mạng lưới tăng cả về số lượng và
chất lượng:
+ Số lượng các đợt diễn tập hằng năm duy trì tối
thiểu 2-3 đợt; kịch bản diễn tập sát với thực tế.
+ Xây dựng được một số hoạt động mới bên cạnh các
hoạt động truyền thống để tăng cường hoạt động và tính hiệu quả của Mạng lưới.
e) Trang bị nền tảng công nghệ, phương tiện kỹ thuật
cho hoạt động của Mạng lưới.
g) Nâng cao trình độ, kỹ năng ứng cứu sự cố cho các
thành viên và cung cấp thông tin cảnh báo sớm về các rủi ro ATTT để các thành
viên có thể chủ động xây dựng kịch bản và ứng cứu sự cố một cách chuyên nghiệp.
h) Các thành viên tham gia Mạng lưới được cung cấp
chia sẻ kịp thời thông tin về các nguy cơ, rủi ro mất ATTT; được hỗ trợ điều phối
ứng cứu, xử lý các sự cố ATTT và được bảo mật thông tin về sự cố.
III. Các nhiệm vụ và giải pháp
1. Củng cố, hoàn thiện cơ
cấu tổ chức Mạng lưới
a) Rà soát, kiện toàn Ban điều hành Mạng lưới, thay
thế và bổ sung các nhân sự đảm bảo Ban điều hành có đủ nguồn lực để tổ chức triển
khai các hoạt động của Mạng lưới.
b) Nghiên cứu, sửa đổi bổ sung quy định về thành
viên bắt buộc tham gia Mạng lưới bao gồm các tổ chức cung ứng dịch vụ trung
gian thanh toán quy định tại Thông 09/2020/TT-NHNN ngày 21/10/2020 của Thống đốc
NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng.
c) Mở rộng kết nạp các thành viên tự nguyện là các
đối tác cung cấp các giải pháp an toàn thông tin để tăng cường nguồn lực ứng cứu
sự cố cho Mạng lưới.
d) Thành lập đội phản ứng nhanh của Mạng lưới: bao
gồm đầu mối Lãnh đạo phụ trách ATTT và đầu mối kỹ thuật liên lạc của các thành
viên để triển khai nhanh chóng công tác thông tin, báo cáo và xử lý các sự cố
ATTT có thể xảy ra tại một hoặc nhiều thành viên.
đ) Xây dựng cơ chế tài chính đảm bảo kinh phí cho tổ
chức hoạt động Mạng lưới:
+ Nguồn đóng góp từ các thành viên tham gia các
hoạt động đào tạo, diễn tập, và xử lý ứng cứu sự cố tại các thành viên.
+ Nguồn kinh phí từ cơ quan quản lý cho các hoạt
động quản lý nhà nước liên quan đến Mạng lưới: xây dựng văn bản chính sách, chỉ
đạo, hướng dẫn; công tác điều phối, trao đổi thông tin; tổng kết, sơ kết hoạt động
của Mạng lưới.
+ Nguồn huy động hỗ trợ từ các thành viên hoặc
các tổ chức khác (các nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin, an
toàn thông tin) cho các sự kiện hội thảo, cập nhật kiến thức, công nghệ và các
hoạt động khác (nếu có).
e) Rà soát, cập nhật Quy chế hoạt động của Mạng lưới
bao gồm các nội dung về tổ chức, hoạt động và kinh phí nêu trên để thống nhất tổ
chức triển khai.
2. Xây dựng và tổ chức thực
hiện hiệu quả Kế hoạch hoạt động hằng năm của Mạng lưới
a) Hằng năm, Đơn vị điều phối thực hiện khảo sát
các thành viên Mạng lưới về nhu cầu đào tạo, diễn tập, chia sẻ thông tin và các
hoạt động khác để tổng hợp, xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động của Mạng
lưới, lấy ý kiến từ các thành viên, hoàn thiện, trình Thống đốc NHNN phê duyệt.
Kế hoạch hoạt động Mạng lưới bao gồm 2 nhóm hoạt động: (i) Các hoạt động bắt buộc
thành viên phải tham gia; (ii) các hoạt động thành viên được tùy chọn tham gia.
b) Các thành viên Mạng lưới căn cứ Kế hoạch hoạt động
hằng năm của Mạng lưới, xây dựng kế hoạch thực hiện bao gồm cả chi phí.
c) Ban điều hành Mạng lưới và Đơn vị điều phối thường
xuyên giám sát, đôn đốc, chỉ đạo các thành viên triển khai hoàn thành nhiệm vụ
được phân công theo đúng Kế hoạch đã được phê duyệt; thực hiện đánh giá, tổng kết
việc thực hiện Kế hoạch hoạt động hằng năm.
3. Bổ sung trang thiết bị,
công cụ phục vụ cho hoạt động của Mạng lưới
a) Bổ sung một số trang thiết bị, công cụ để phục vụ
công tác trao đổi, tiếp nhận thông tin và xử lý sự cố:
- Xây dựng các kênh thông tin liên lạc, trao đổi
thông tin giữa các thành viên Mạng lưới bên cạnh phương thức trao đổi qua email
hiện có. Cụ thể:
+ Xây dựng website hoặc chuyên mục hoạt động của
Mạng lưới trên Cổng Thông tin điện tử của NHNN: đăng tải các văn bản, tài liệu,
hướng dẫn công tác ứng cứu sự cố.
+ Thiết lập kênh liên lạc qua các dịch vụ OTT để
các nhóm kỹ thuật trao đổi về các vấn đề kỹ thuật liên quan đến các sự cố, các
lỗ hổng bảo mật hoặc phân tích các mã độc,...
- Xây dựng hệ thống nền tảng tri thức về các mối đe
dọa ATTT (Threat Intelligence Platform - TIP) có chức năng thu thập, phân tích
các sự kiện ATTT, các thông tin về mối đe dọa ATTT được chia sẻ từ các thành
viên trong quá trình xử lý sự cố ATTT và chia sẻ thông tin về các nguy cơ, rủi
ro, mối đe dọa, sự cố ATTT cho các thành viên.
b) Bổ sung một số trang thiết bị, công cụ để phục vụ
công tác đào tạo, diễn tập ứng cứu sự cố:
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống thao trường mạng
dùng chung của ngành Ngân hàng có thể giả lập môi trường hệ thống thông tin thật
phục vụ hoạt động đào tạo, diễn tập ứng cứu sự cố.
- Xây dựng hệ thống đào tạo, diễn tập online để các
thành viên có thể tham gia từ xa và chủ động thời gian diễn tập.
c) Nghiên cứu triển khai phương án thuê, mua tập
trung các dịch vụ chất lượng cao của các tổ chức an ninh mạng như: thông tin cảnh
báo về các cuộc tấn công sắp tới; thông tin về dữ liệu lột lọt của khách hàng,
ngân hàng bị giao bán trên thị trường ngầm.... trên cơ sở đóng góp, chia sẻ chi
phí của các thành viên Mạng lưới.
4. Huy động nguồn lực của
các thành viên vào hoạt động của Mạng lưới
a) Xây dựng cơ chế luân phiên giao các thành viên
(không chỉ là Cục CNTT - NHNN) làm đầu mối triển khai một số hoạt động của Mạng
lưới. Trong giai đoạn đầu áp dụng cho hoạt động diễn tập hằng năm.
b) Thành lập các nhóm chuyên gia theo từng loại
chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể (ví dụ như nhóm điều tra phân tích mã độc, nhóm ứng
cứu sự cố ứng dụng web, nhóm ứng cứu sự cố cơ sở dữ liệu,...) để triển khai công
tác đào tạo, tập huấn nội bộ trong Mạng lưới và hỗ trợ điều tra, ứng cứu sự cố
cho các thành viên.
c) Xây dựng, bổ sung tiêu chí đánh giá việc tham
gia các hoạt động của Mạng lưới trong đánh giá xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT và
bảo đảm ATTT của các TCTD.
5. Huy động nguồn lực bên
ngoài phục vụ hoạt động của Mạng lưới
a) Xây dựng cơ chế phối hợp và thiết lập đầu mối
kênh liên lạc, trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng Nhà nước quản lý về
an toàn, an ninh mạng như Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và truyền thông;
Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an; Bộ
Tư lệnh Tác chiến không gian mạng - Bộ Quốc phòng để tiếp nhận các thông tin cảnh
báo về các nguy cơ rủi ro, sự cố ATTT và hỗ trợ khi xảy ra sự cố tại các thành
viên Mạng lưới.
b) Đề nghị các hãng công nghệ cung cấp các giải
pháp ATTT cho các đơn vị trong ngành Ngân hàng thường xuyên có các hoạt động hỗ
trợ Mạng lưới thông qua các hoạt động cụ thể như: tổ chức các chương trình hội
thảo, khóa đào tạo, cập nhật công nghệ cho các thành viên; tham gia ứng cứu các
sự cố ATTT....
c) Tăng cường hợp tác quốc tế, tham gia các diễn
đàn trong khu vực và quốc tế về bảo đảm ATTT để trao đổi thông tin nắm bắt sớm
các sự cố, nguy cơ rủi ro ATTT phổ biến cho các thành viên mạng lưới kịp thời
triển khai các phương án xử lý.
d) Xây dựng cổng Thông tin tiếp nhận các thông báo
về các lỗ hổng bảo mật các hệ thống ngân hàng điện tử của các thành viên để huy
động nguồn lực của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài Ngành, trong nước và quốc
tế (tương tự các chương trình “Săn lỗi nhận tiền thưởng” (Bug Bounty) của các
hãng công nghệ trên thế giới), Các thành viên Mạng lưới có nhu cầu kiểm tra, dò
quét lỗ hổng bảo mật hệ thống ngân hàng điện tử đăng ký tham gia chương trình
và đóng góp kinh phí để trao thưởng cho các cá nhân, tổ chức phát hiện được các
lỗ hổng bảo mật trên hệ thống của mình.
6. Nghiên cứu đề xuất sửa đổi
các văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện cho hoạt động của Mạng lưới
a) Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng, bổ sung các hành vi vi phạm
các quy định về ATTT, bao gồm các quy định về hoạt động ứng cứu sự cố ATTT.
b) Nghiên cứu bổ sung tiêu chí trong đánh giá xếp hạng
đối với TCTD về tuân thủ các quy định về báo cáo sự cố ATTT tại Thông tư
52/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Thống đốc NHNN quy định xếp hạng TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài (và các văn bản sửa đổi, bổ sung),
c) Đề xuất các hình thức khen thưởng đối với các
thành viên tích cực tham gia và đóng góp vào các hoạt động Mạng lưới.
7. Giám sát và báo cáo triển
khai các hoạt động của Mạng lưới
a) Đơn vị điều phối thường xuyên giám sát, đôn đốc
và đánh giá việc tham gia của các thành viên vào các hoạt động của Mạng lưới, đặc
biệt là trong các công tác: báo cáo sự cố ATTT; tiếp nhận và xử lý các cảnh báo
ATTT; tham gia các hoạt động diễn tập, đào tạo về ATTT.
b) Đơn vị điều phối thực hiện sơ kết (hàng quý), tổng
kết (hằng năm) việc triển khai Kế hoạch hoạt động hằng năm của Mạng lưới; báo
cáo Ban điều hành, Thống đốc NHNN về tình hình triển khai Kế hoạch; đồng thời gửi
báo cáo cho các thành viên Mạng lưới để nắm bắt tình hình tham gia hoạt động Mạng
lưới của các tổ chức, cá nhân thuộc đơn vị, nắm bắt được chất lượng nguồn nhân
lực qua các hoạt động diễn tập để quan tâm ưu tiên công tác đào tạo, cập nhật kỹ
năng, trình độ cho các cán bộ tham gia công tác ứng cứu sự cố.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Ban điều hành Mạng lưới có trách nhiệm tổ chức
triển khai Đề án; phân công nhiệm vụ cụ thể về tổ chức thực hiện hoạt động của
Mạng lưới cho các thành viên Ban điều hành Mạng lưới.
2. Cục CNTT là đơn vị thường trực và điều phối hoạt
động Mạng lưới, có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển khai và định
kỳ báo cáo Thống đốc NHNN kết quả triển khai Đề án.
3. Vụ Tài chính Kế toán: bố trí nguồn kinh phí để
triển khai Đề án đối với những nhiệm vụ, giải pháp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà
nước của NHNN trong hoạt động của Mạng lưới.
4. Các đơn vị NHNN có liên quan: phối hợp triển
khai theo phân công tại Phụ lục 01.
5. Các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán:
a) Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp chỉ đạo tham gia
tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới.
b) Bố trí kinh phí tham gia các hoạt động của Mạng
lưới.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng,
Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, Tổng Giám đốc/Giám đốc các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch
vụ trung gian thanh toán chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thống đốc (để b/c);
- PTĐ Phạm Tiến Dũng;
- Lưu: VP, CNTT (HMTiến).
Đính kèm:
- Phụ lục 01.
|
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Phạm Tiến Dũng
|
PHỤ LỤC 01:
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
(Ban hành kèm Quyết định số 1377/QĐ-NHNN ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước)
STT
|
Nhiệm vụ và giải
pháp
|
Đơn vị đầu mối
|
Đơn vị phối hợp
|
Thời gian thực
hiện
|
I
|
Cơ cấu tổ chức Mạng lưới
|
|
|
|
1.1
|
Rà soát, kiện toàn Ban điều hành Mạng lưới.
|
Cục CNTT
|
|
Quý IV năm 2022
|
1.2
|
Rà soát, cập nhật Quy chế hoạt động của Mạng lưới
bao gồm các nội dung về tổ chức, hoạt động và cơ chế tài chính.
|
Cục CNTT
|
Thành viên mạng lưới
|
Quý IV năm 2022
|
1.3
|
Nghiên cứu, sửa đổi bổ sung quy định về thành
viên bắt buộc tham gia Mạng lưới bao gồm các tổ chức cung ứng dịch vụ trung
gian thanh toán quy định tại Thông 09/2020/TT- NHNN ngày 21/10/2020 của Thống
đốc NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng.
|
Cục CNTT
|
|
Năm 2023
|
1.4
|
Mở rộng kết nạp các thành viên-tự nguyện là các đối
tác cung cấp các giải pháp an toàn thông tin để tăng cường nguồn lực ứng cứu
sự cố cho Mạng lưới.
|
Cục CNTT
|
Thành viên mạng lưới
|
Quý IV năm 2022 và
thường xuyên.
|
1.5
|
Thành lập đội phản ứng nhanh của Mạng lưới.
|
Cục CNTT
|
|
Quý IV năm 2022
|
II
|
Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch
hoạt động hằng năm của Mạng lưới
|
|
|
|
2.1
|
Khảo sát nhu cầu của các thành viên Mạng lưới.
|
Cục CNTT
|
Các thành viên mạng
lưới
|
Tháng 11 hằng năm
|
2.2
|
Xây dựng Kế hoạch hoạt động hằng năm của Mạng lưới
tỉnh Thống đốc NHNN phê duyệt.
|
Ban điều hành Mạng
lưới
|
|
Tháng 12 hằng năm
|
2.3
|
Giám sát, đôn đốc và chỉ đạo triển khai Kế hoạch
hoạt động hằng năm của Mạng lưới.
|
Ban điều hành Mạng
lưới
|
Cục CNTT
|
Thường xuyên
|
2.4
|
Xây dựng kế hoạch tham gia hoạt động Mạng lưới hằng
năm của các thành viên (bao gồm cả chi phí).
|
Thành viên mạng lưới
|
|
Quý I hằng năm
|
III
|
Bổ sung trang thiết bị, công cụ phục vụ cho hoạt
động của Mạng lưới
|
|
|
|
3.1
|
Xây dựng các kênh thông tin liên lạc, trao đổi
thông tin giữa các thành viên Mạng lưới.
|
Cục CNTT
|
Thành viên mạng lưới
|
Quý IV năm 2022
|
3.2
|
Xây dựng hệ thống nền tảng tri thức về các mối đe
dọa ATTT (Threat Intelligence Platform - TIP) có chức năng thu thập, phân
tích các sự kiện ATTT, các thông tin về mối đe dọa ATTT được chia sẻ từ các
thành viên trong quá trình xử lý sự cố ATTT và chia sẻ thông tin về các nguy
cơ, rủi ro, mối đe dọa, sự cố ATTT cho các thành viên.
|
Cục CNTT
|
Thành viên mạng lưới
|
Quý IV năm 2023
|
3.3
|
Nghiên cứu xây dựng hệ thống thao trường mạng
dùng chung của ngành Ngân hàng phục vụ hoạt động đào tạo, diễn tập ứng cứu sự
cố.
|
Cục CNTT
|
|
2023-2025
|
3.4
|
Nghiên cứu phương án thuê, mua tập trung các dịch
vụ chất lượng cao của các tổ chức an ninh mạng như: thông tin cảnh báo về các
cuộc tấn công sắp tới; thông tin về dữ liệu lộ lọt của khách hàng, ngân hàng
bị giao bán trên thị trường ngầm.... trên cơ sở đóng góp, chia sẻ chi phí của
các thành viên Mạng lưới.
|
Cục CNTT
|
Thành viên mạng lưới
|
2022-2024
|
IV
|
Huy động nguồn lực của các thành viên vào hoạt
động của Mạng lưới
|
|
|
|
4.1
|
Xây dựng cơ chế luân phiên giao các thành viên
làm đầu mối triển khai một số hoạt động của Mạng lưới. Trong giai đoạn đầu áp
dụng cho hoạt động diễn tập hằng năm.
|
Cục CNTT
|
Thành viên mạng lưới
|
Thường xuyên
|
4.2
|
Thành lập các nhóm chuyên gia theo từng loại
chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể (ví dụ như nhóm điều tra phân tích mã độc, nhóm ứng
cứu sự cố ứng dụng web, nhóm ứng cứu sự cố cơ sở dữ liệu,...) để triển khai
công tác đào tạo, tập huấn nội bộ trong Mạng lưới và hỗ trợ điều tra, ứng cứu
sự cố cho các thành viên.
|
Cục CNTT
|
Thành viên mạng lưới
|
Quý IV năm 2022
|
4.3
|
Xây dựng, bổ sung tiêu chí đánh giá việc tham gia
các hoạt động của Mạng lưới trong đánh giá xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT và bảo
đảm ATTT của các TCTD.
|
Cục CNTT
|
|
Quý IV năm 2022
|
V
|
Huy động nguồn lực bên ngoài phục vụ hoạt động
của Mạng lưới
|
|
|
|
5.1
|
Xây dựng cơ chế phối hợp và thiết lập đầu mối
kênh liên lạc, trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng Nhà nước quản lý
về an toàn, an ninh mạng như Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và truyền
thông; Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ
Công an; Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng - Bộ Quốc phòng để tiếp nhận
các thông tin cảnh báo về các nguy cơ rủi ro, sự cố ATTT và hỗ trợ khi xảy ra
sự cố tại các thành viên Mạng lưới.
|
Cục CNTT
|
|
Năm 2022
|
5.2
|
Đề nghị các hãng công nghệ cung cấp các giải pháp
ATTT cho các đơn vị trong ngành Ngân hàng thường xuyên có các hoạt động hỗ trợ
Mạng lưới thông qua các hoạt động cụ thể như: tổ chức các chương trình hội thảo,
khóa đào tạo, cập nhật công nghệ cho các thành viên; tham gia ứng cứu các sự
cố ATTT...
|
Cục CNTT
|
|
Thường xuyên
|
5.3
|
Tăng cường hợp tác quốc tế, tham gia các diễn đàn
trong khu vực và quốc tế về bảo đảm ATTT để trao đổi thông tin nắm bắt sớm
các sự cố, nguy cơ rủi ro ATTT phổ biến cho các thành viên mạng lưới kịp thời
triển khai các phương án xử lý.
|
Cục CNTT
|
|
Thường xuyên
|
5.5
|
Nghiên cứu xây dựng cổng Thông tin tiếp nhận các
thông báo về các lỗ hổng bảo mật các hệ thống ngân hàng điện từ của các thành
viên.
|
Cục CNTT
|
Thành viên mạng lưới
có nhu cầu
|
2022-2023 và duy
trì hoạt động thường xuyên
|
VI
|
Nghiên cứu đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm
pháp luật tạo điều kiện cho hoạt động của Mạng lưới
|
|
|
|
6.1
|
Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng, bổ sung các hành vi vi
phạm các quy định về ATTT, bao gồm các quy định về hoạt động ứng cứu sự cố
ATTT.
|
Cục CNTT
|
Cơ quan Thanh tra
giám sát ngân hàng
|
2023
|
6.2
|
Nghiên cứu bổ sung tiêu chí đánh giá xếp hạng đối
với TCTD về tuân thủ các quy định về báo cáo sự cố ATTT tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN
ngày 31/12/2018 của Thống đốc NHNN quy định xếp hạng TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài (và các văn bản sửa đổi, bổ sung).
|
Cục CNTT
|
Cơ quan Thanh tra
giám sát ngân hàng
|
2023
|
6.3
|
Đề xuất các hình thức khen thưởng đối với các
thành viên tích cực tham gia và đóng góp vào các hoạt động Mạng lưới.
|
Ban điều hành Mạng
lưới
|
|
Hằng năm
|
VII
|
Giám sát và báo cáo triển khai các hoạt động của
Mạng lưới
|
|
|
|
7.1
|
Thường xuyên giám sát, đôn đốc và đánh giá việc
tham gia của các thành viên vào các hoạt động của Mạng lưới, đặc biệt là
trong các công tác: báo cáo sự cố ATTT; tiếp nhận và xử lý các cảnh báo ATTT;
tham gia các hoạt động diễn tập, đào tạo về ATTT;....
|
Cục CNTT
|
|
Thường xuyên
|
7.2
|
Thực hiện sơ kết, tổng kết việc triển khai Kế hoạch
hoạt động hằng năm của Mạng lưới; báo cáo Thống đốc NHNN về tình hình triển
khai Kế hoạch; đồng thời gửi báo cáo cho các thành viên Mạng lưới.
|
Ban điều hành Mạng
lưới
|
|
Định kỳ sơ kết
(hàng quý), tổng kết (tháng 12 hằng năm)
|